II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 Chuẩn bị của giáo viên:
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống a. Mục tiêu
42 - Trình bày những nét khái quát về diễn biến, kết quả, ý nghĩa của các cuộc - Trình bày những nét khái quát về diễn biến, kết quả, ý nghĩa của các cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.
- Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, đặc điểm nổi bật của cuộc kháng chiến.
b. Nội dung:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thông tin mục I sgk, thảo luận nhóm:
- Nhóm 1, 2: Tìm hiểu và làm video về kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê, kháng chiến chống Mông - Nguyên
+ Nguyên nhân quân Tống xâm lược nước ta?
+ Triều đình đã tổ chức kháng chiến như thế nào và giành thắng lợi ra sao? + Em nhận xét gì về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống và cho biết nguyên nhân các cuộc thắng lợi.
- Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về kháng chiến chống Tống thời Lý. + Âm mưu xâm lược nước ta của quân Tống.
+ Âm mưu và hành động chuẩn bị xâm lược của nhà Tống đã để lộ ra và nhà Lý đối phó như thế nào?
+ Kháng chiến chống Tống thời Lý được coi là cuộc kháng chiến rất đặc biệt trong lịch sử: Em cho biết những nét đặc biệt ấy là gì?
- Các nhóm thảo luận và đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung và trao đổi.
- Giáo viên cung cấp cho học sinh về phòng truyến sông Như Nguyệt.
Sau khi đánh phá căn cứ quân sự và hậu cần của quân Tống, làm thất bại âm mưu xâm lược Đại Việt từ trong trứng nước của nhà Tống, Lí Thường Kiệt chủ động lui về gấp rút cùng với các tù trưởng miền biên giới xây dựng tuyết phòng thủ. Đặc biệt cho xây dựng tuyến phòng thủ bên bờ nam sông Cầu (sông Như Nguyệt) gọi là phòng tuyến sông Như Nguyệt.
Liên môn Địa lí lớp 12- bài 10 “Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa” để giới thiệu về sông Như Nguyệt
Sông Như Nguyệt như một chiến hào tự nhiên rất khó vượt qua. Phòng tuyến chủ yếu được xây dựng trên bờ Nam sông Như Nguyệt. Quan trọng nhất là khu vực bến Như Nguyệt, Thị Cầu, Vạn Xuân.
c. Sản phẩm:
* Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê. + Nguyên nhân thắng lợi là do:
43 Triều đình nhà Đinh và Thái Hậu họ Dương sẵn sàng vì lợi ích dân tộc mà hy Triều đình nhà Đinh và Thái Hậu họ Dương sẵn sàng vì lợi ích dân tộc mà hy sinh lợi ích dòng học để tạo thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống Tống.
Do ý chí quyết chiến bảo vệ độc lập của quân dân Đại Việt. Do có sự chỉ huy mưu lược của Lê Hoàn.
GV có thể đàm thoại với HS về 3 sự kiện 979 Vua Đinh Tiên Hoàng và con trai trưởng bị ám sát…
* Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý.
+ Trước âm mưu xâm lược của nhà Tống, vua Lý giao cho Thái uý Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến.
+ Năm 1075, Lý Thường Kiệt đã kết hợp quân đội của triều đình với lực lượng dân binh của các tù trưởng dân tộc ít người tập kích sang đất Tống, đánh tan các đạo quân của nhà Tống ở các cứ điểm Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu rồi rút về nước.
+ Năm 1077, khoảng 30 vạn quân Tống sang xâm lược Đại Việt. Dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt, nhân dân ta xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu) và đánh tan quân xâm lược. Nền độc lập của nước ta được giữ vững.
Gv đàm thoại với Hs về ý nghĩa bài thơ Nam Quốc Sơn Hà .
d. Cách thức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận, nhóm khác bổ sung, nhận xét
Bước 4: GV Kết luận, nhận định
Hoạt động 2. Các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông- Nguyên ở thế kỉ XIII.
a. Mục tiêu
Trình bày theo lược đồ diễn biến, kết quả, ý nghĩa của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
b. Nội dung:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Trình chiếu video đã chuẩn bị: + Những thắng lợi tiêu biểu của cuộc kháng chiến.
+ Dùng lược đồ chỉ những nơi diễn ra những trận đánh tiêu biểu có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến lần 1, lần 2, lần 3.
44 + Nguyên nhân nào đưa đến thắng lợi trong 3 lần kháng chiến chống Mông – + Nguyên nhân nào đưa đến thắng lợi trong 3 lần kháng chiến chống Mông – Nguyên?
- HS trình bày video, hoàn thành các câu hỏi định hướng.
PV: Trước thế giặc mạnh, nhà Trần đã có sự chuẩn bị như thế nào? Học sinh trả lời
Giáo viên làm sáng tỏ các sự kiện:
Vua Trần triệu tập hội nghị các vương hầu ở bến Bình Than bàn kế đánh giặc. Năm 1285, vua Trần triệu tập hội nghị Diên Hồng, mời các bô lão có uy tín trong cả nước để bàn kế sách đánh giặc.
Nhà Trần tổ chức cuộc tập trận tại Đông Bộ Đầu. Trần Quốc Tuấn đã đọc “Hịch tướng sĩ”
Giáo viên cung cấp thêm những tư liệu về Hội nghị Diên Hồng. Hội nghị này là biểu tượng cho khối đoàn kết của dân tộc và quyết tâm bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta, nên tên gọi Diên Hồng đã được đặt tên cho phòng họp chính của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tên Diên Hồng được đặt tên cho phòng họp chính của Quốc hội Điều thú vị đấy là sáng kiến của nghị sĩ, sử gia Dương Trung Quốc và được tiếp thu nhanh chóng.
c. Sản phẩm:
- Giáo viên đàm thoại với HS về nhân cách đạo đức, nghệ thuật quân sự của Trần Quốc Tuấn được nhân dân phong là Đức Thánh Trần, lập đền thờ ở nhiều nơi về quyết tâm của vua tôi nhà Trần; về các nhân vật lịch sử ở Yên Thành có đóng góp cho cuộc kháng chiến chống ngoại xâm như Hoàng Tá Thốn, trạng nguyên Bạch Liêu, Nguyễn Vĩnh Lộc, Nguyễn Thiếp, Nguyễn Xí… được thờ ở một số chùa trên địa bàn..
+ Nhà Trần có vua hiền, tường tài, triều đình quyết tâm đoàn kết nội bộ và đoàn kết nhân dân chống xâm lược.
+ Nhà Trần vốn được lòng dân bởi những chính sách kinh tế, lấy đức từ bi nhà Phật để cai trị của mình nhân dân đoàn kết xung quanh triều đình vâng mệnh kháng chiến.
d. Cách thức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã tìm hiểu để hoàn thành bài trình chiếu theo yêu cầu của GV.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận. Nhóm khác nhận xét, bổ sung
45
Hoạt động 3. Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn.
a. Mục tiêu
Trình bày bài trình chiếu về diễn biến, kết quả, ý nghĩa của k/n Lam Sơn.
b. Nội dung
GV giao nhiệm vụ cho HS: Trình chiếu sản phẩm nhóm chuẩn bị và rõ nội dung:
+ Những chính sách tàn bạo của Nhà Minh và hệ quả tất yếu của nó.
+ GV dùng lược đồ trình bày về những thắng lợi tiêu biểu của cuộc k/n Lam Sơn. Tìm hiểu về những đóng góp của nhân dân Nghệ An trong cuộc k/n.
+ Rút ra vài đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Học sinh hoạt động cá nhân, thực hiện kĩ thuật đóng vai để tường thuật về khởi nghĩa Lam Sơn.
c. Sản phẩm:
- Đặc điểm:
+ Từ một cuộc khởi nghĩa ở địa phương phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa tư tưởng nhân nghĩa được đề cao. + Có đại bản doanh, căn cứ địa.
d. Cách thức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV: Kết luận, nhận định; HS bình chọn bài trình chiếu. 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu:
Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức
b. Nội dung.
Câu 1. Tử tưởng chỉ đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ( 1418 -1427)?
Câu 2. Điểm khác biệt của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với các cuộc kháng
chiến chống xâm lược thời Lý – Trần?
46 Cuộc kháng Cuộc kháng
chiến
Thời gian Quân xâm lược Người chỉ huy Trận quyết chiến chiến lược
Học sinh hoạt động cá nhân, học sinh trao đổi với giáo viên, giáo viên hướng dẫn học sinh bổ sung, sửa chữa, hoàn thiện những nội dung chưa đúng.
C. Sản phẩm:
Câu 1. Tử tưởng chỉ đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 -1427) là tư tưởng nhân nghĩa.
Câu 2. Điểm khác biệt của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với các cuộc kháng
chiến chống xâm lược thời Lý – Trần - Hoàn cảnh lịch sử
- Cách tổ chức đánh giặc - Mục đích.
Câu 3. Lập niên biểu của cuộc kháng chiến XI – XV theo mẫu: d. Cách thức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Bước 4: Kết luận, nhận định