Dạy học theo nhóm

Một phần của tài liệu SKKN NGHIÊN cứu NĂNG lực TRÍ TUỆ và một số BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG lực TRÍ TUỆ của học SINH TRƢỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG kỳ sơn, HUYỆN kỳ sơn, TỈNH NGHỆ AN (Trang 41 - 44)

II. Nghiên cứu thực nghiệm tác động

3.3.Dạy học theo nhóm

Phương pháp phân cơng dạy và học theo nhóm giúp mọi học sinh tham gia vào quá trình học tập một cách chủ động. Tạo cơ hội cho từng cá nhân học sinh mạnh dạn chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm. Sẵn Sàng đưa ra các quan điểm cá nhân để giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung bài học. Giúp cho các em có cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau giải quyết nhiệm vụ chung.

Phương pháp dạy học theo nhóm cịn có các cách gọi khác như phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ. Tại đây học sinh được chia thành từng nhóm nhỏ và chịu trách nhiệm về một mục tiêu chung nào đó, phân cơng nhiệm vụ từng người để hồn thành mục tiêu chung.

Cách thức thực hiện

Phương pháp dạy học theo nhóm thường chia lớp học thành những nhóm nhỏ từ bốn đến sáu học sinh. Tùy mục đích mỗi mơn học mà các nhóm được chia ngầu nghiên hay có chủ đích, ổn định trong cả môn học hay thay đổi theo từng hoạt động cụ thể. Các nhóm nhỏ có thể nhận chung một chủ đề hoặc mỗi nhóm mỗi nhiệm vụ khác nhau.

Bước 1. Làm việc tập thể cả lớp

- Giáo viên giới thiệu chủ đề chung cần thảo luật, đặt vấn đề và đưa nhiệm vụ - Tiến hành tổ chức phân nhóm và phân nhiệm vụ cho từng nhóm. Quy định về thời gian làm việc và phân cơng vị trí cho từng cá nhân.

- Hướng dẫn cách thực hiện cụ thể nếu cần thiết

Bước 2. Làm việc theo nhóm

- Lập chi tiết kế hoạch làm việc để đạt mục tiêu - Thống nhất quy tắc làm việc của cả nhóm

- Phân cơng nhiệm vụ cụ thể trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập. - Trao đổi, đóng góp ý kiến, thảo luận trong nhóm.

- Phân cơng đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.

Bước 3. Thảo luận cùng cả lớp và tổng kết

- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc và tổng kết vấn đề được giao của nhóm.

- Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, phản hồi, đặt câu hỏi thảo luận và bổ sung ý kiến.

- Giáo viên tổng kết và nhận xét từng nhóm, đúc kết mục tiêu cuối và đặt vấn đề cho bài học tiếp theo.

 Ưu điểm của phương pháp dạy học theo nhóm

- Học sinh được phát huy năng lực tiềm ẩn trên nhiều phương diện

- Học sinh dễ dàng thể hiện quan điểm cá nhân; trao đổi, thảo luận và đưa ra cách giải quyết tối ưu cho nhiệm vụ được giao. Thơng qua đó chủ động tiếp nhận kiến thức làm tăng tính tư duy, khoa học và phán đoán của học sinh

- Các thành viên chủ động trong việc phân cơng nhiệm vụ. Vì đồng trang lứa nên dễ dàng chia sẽ quan điểm, cùng nhau xây dựng bài học trên tinh thần học hỏi lẫn nhau. Kiến thức trở nên bền vững, sâu sắc và dễ nhớ hơn. Học sinh cũng cảm nhận được thành tựu khi có sự đóng góp của bản thân khi tham gia vào thành công chung của lớp.

- Các học sinh nhút nhát trở nên mạnh bạo hơn, các em được thoải mái trình bài ý kiến của mình, từ đó dễ dàng hịa nhập đồng đồng. Tạo sự tự tin cho các em và hứng thú trong học tập và sinh hoạt.

- Vốn kinh nghiệm xã hội của học sinh trở nên phong phú, tăng kỹ năng giao tiếp và hợp tác trong tập thể.

Ảnh sản phẩm hoạt động nhóm của HS khi học bài “Tiêu hóa ở động vật”

Ảnh minh họa học sinh hoạt động nhóm

Một phần của tài liệu SKKN NGHIÊN cứu NĂNG lực TRÍ TUỆ và một số BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG lực TRÍ TUỆ của học SINH TRƢỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG kỳ sơn, HUYỆN kỳ sơn, TỈNH NGHỆ AN (Trang 41 - 44)