Thiết kế file âm thanh, video tuyên truyền thông điệp liên quan đến bài học

Một phần của tài liệu SKKN phát TRIỂN NĂNG lực học tập CHO học SINH TRONG QUÁ TRÌNH dạy học TRỰC TUYẾN BẰNG các học LIỆU tự THIẾT kế hóa học THPT (Trang 25 - 31)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

3. Giải pháp

3.3. Thiết kế file âm thanh, video tuyên truyền thông điệp liên quan đến bài học

Giống như một cách truyền đi thơng điệp, thì file âm thanh hoặc video nhằm mục đích tuyên truyền sẽ cho hiệu quả tác động sâu rộng, vừa có hình ảnh áp phích vừa có khẩu hiệu có tác dụng truyền tải đi thông điệp một cách ý nghĩa, thu hút.

Ví dụ 1: File âm thanh kêu gọi thực hiện “Ngày phòng chống thuốc lá” lồng

ghép vào tiết 13 - Bài 9 - Amin - Hoá học 12

I. Yêu cầu cần đạt

HS biết được: Tính chất vật lí của amin (độc) và nicotin là loại amin cực độc

II. Link để học sinh xem:

https://drive.google.com/file/d/1xxNEsUh_6TYv7kVou33rzJ7TcQsn5J3f/view?us p=sharing

III. Mã QR-code để học sinh có thể quét xem trên điện thoại di động.

Ngày phòng chống thuốc lá

Theo thống kê của ngành y tế, hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư phổi tại Việt Nam. Khói thuốc lá chứa hơn 7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư, chất hố học kể đến đầu tiên là nicotin đây là loại amin cực độc.

Khói thuốc có thể tồn tại ở khắp mọi nơi và đặc biệt khơng có ngưỡng an tồn khi phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động. Với trẻ em, việc phải hít phải khói thuốc làm tăng nguy cơ về hen phế quản, các đợt cấp nặng của hen phế quản cũng như

23 tăng bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp, viêm tai giữa…Trong khi đó, phụ nữ mang thai hít khói thuốc thường xun làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Người lớn hít phải khói thuốc dễ mắc các bệnh lý về mạch vành, ung thư phổi, tăng nguy cơ từ 20-25% so với những người khơng hít phải.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên tồn cầu, mỗi năm có 1,2 triệu ca tử vong vì các bệnh liên quan đến hút thuốc lá thụ động. Tại Việt Nam, WHO ước tính mỗi năm có gần 6.000 người chết vì các bệnh liên quan đến hút thuốc lá thụ động.

Năm 2020-2021, tổ chức Y tế cộng đồng toàn cầu tiếp tục đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) thực hiện các chiến dịch nhằm tuyên truyền hãy từ bỏ thuốc lá vì sức khỏe của người thân.

Ví dụ 2: Video Câu chuyện về bé nilon lồng ghép vào tiết 22, 23 - Bài 14 -

Vật liệu polime - Hoá học 12

I. Yêu cầu cần đạt:

Học sinh biết được ứng dụng của chất dẻo.

II. Link để học sinh xem: https://www.youtube.com/watch?v=2UC15P6UJ2s III. Mã QR-code để học sinh có thể quét xem trên điện thoại di động.

25

Câu chuyện về bé nilon

Xin chào các cậu!

Tớ là nilon đây, sau đây tớ kể cho các cậu nghe về câu chuyện của tớ nhé. Tớ cùng các anh chị em được sinh ra ở nhà máy, chúng tớ mang trên mình những màu sắc khác nhau như trắng, hồng, vàng, xanh. Chúng tớ đi vào các siêu thị và cửa hàng tạp hoá, chúng tớ đi ra khắp các chợ lớn nhỏ, vì chúng tớ siêu tiện lợi bền, nhẹ, dẻo dai, chúng tớ chứa đựng đồ ăn, lương thực, thực phẩm. Cứ thế theo chân các bà các mẹ cô chú anh chị, chúng tớ đi khắp nơi, về nhà các bạn hay tới trường.

Ơi thơi nhưng thật khơng may sau khi sử dụng tớ xong, mọi người ném tớ vào thùng rác khơng thương tiếc chỉ bởi vì tớ đã dính chút bẩn. Tớ cùng bạn bè nilon theo chân các xe chở rác đi tập kết khắp nơi, có bạn bè nilon của tớ thì được đem đi chơn lấp trong các lớp đất, có bạn nilon thì bị đốt cơ mà sẽ tạo ra khí cực độc ảnh hưởng đến sức khoẻ, may mắn một số bạn nilon đã qua sử dụng được xử lí theo quy trình, cịn như tớ đây, được chu du bơi trong nước, cảm giác thật thoả thích.

Hàng ngày nilon tớ nổi trên mặt nước, tớ tha hồ ngắm bình minh và hồng hơn, lúc ra tới biển, ơi thích lắm ý vì nó mênh mơng với những con sóng bạc đầu, rất rất lâu chắc phải mấy trăm năm ấy, tớ biến đổi dần thành các hạt vi nhựa, lơ lửng tiếp tục vui chơi, rồi 1 ngày vi nhựa tớ chui vào bụng các bạn cá, sứa, mực và ở ln lại đó. Lồi người các cậu ăn các loại hải sản đó tức là tớ lại có trong hệ tiêu hố của các bạn, khi đó tớ gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của mọi người luôn.

Đời sống của tớ kéo dài tận mấy trăm năm, vì vậy các cậu hãy sử dụng chúng tớ thật tiết kiệm, chỉ dùng khi cần thiết thôi nhé, hãy tái sử dụng, tái sử dụng và cần thiết có thể thay thế bằng các loại túi sinh học, điều đó giúp cho lồi người các cậu sống bền vững và an toàn hơn. Chúng tớ muốn được dùng thật hữu ích, khơng muốn sau khi bị dùng xong, vì xử lí chúng tớ mà lại gây hại cho lồi người các cậu.

Cảm ơn các cậu đã lắng nghe câu chuyện của tớ.

Ví dụ 3: Tuyên truyền sử dụng xăng sinh học E5 lồng ghép vào tiết 81 - Bài

Ancol - Hóa học 11

I. Yêu cầu cần đạt

Học sinh biết được ứng dụng của ancol (nhiên liệu cho động cơ).

II. Link để học sinh xem: https://www.youtube.com/watch?v=o2LFu85ygyA III. Mã QR-code để học sinh có thể quét xem trên điện thoại di động.

26

27

Tuyên truyền sử dụng xăng sinh học E5

Các bạn có bao giờ tự hỏi, xe ơ tơ chạy bằng nhiên liệu gì chưa?

Câu trả lời thật dễ dàng phải khơng nào. Là xăng chứ cịn gì nữa, thế nhưng mà có xăng khống và xăng sinh học đấy. Vậy, chúng ta nên dùng xăng nào để tiết kiệm, an tồn lại bảo vệ mơi trường.

Xăng sinh học là hỗn hợp xăng khơng chì truyền thống và cồn sinh học (bio - ethanol) trong đó 95-90% thể tích là xăng khơng chì truyền thống, 5-10% thể tích là cồn sinh học được sử dụng làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong như ô tô, xe máy.

Loại xăng sinh học phổ biến nhất ở Việt Nam đó chính là xăng E5 (RON 92) là nhiên liệu được pha trộn 5% thể tích ethanol có trị số octan là 92. Chỉ tiêu chất lượng tương đương nhưng một số tính chất tốt hơn so với xăng khống thơng thường. Cụ thể:

- Chống kích nổ tốt hơn cho động cơ

- Có hàm lượng oxi cao hơn do được pha ethanol nên quá trình cháy sạch và triệt để hơn.

Tác dụng khác:

- Đảm bảo an ninh năng lượng vì nhiên liệu sinh học có khă năng tái tạo. - Bảo vệ mơi trường do xăng sinh học giảm thiểu khí thải độc.

- Bảo vệ động cơ.

Tuy nhiên, các bạn tuyệt đối không nên phối trộn thủ cơng vì nó khơng đảm bảo an tồn và chất lượng.

Với các tác dụng như vậy, chúng ta hãy tuyên truyền người thân và cộng đồng sử dụng xăng sinh học E5 để chung tay bảo vệ môi trường sống các bạn nhé.

3.4. Thiết kế video hướng dẫn thực hành hoạt động trải nghiệm

Khi học trực tuyến thì hoạt động trải nghiệm tại nhà sẽ giúp học sinh gia tăng kết nối nội dung bài học với thực tiễn, giúp học sinh hứng thú hơn đối với nội dung bài học, thơng qua đó, học sinh được rèn luyện tính chăm chỉ và trách nhiệm, được bồi dưỡng thêm tình yêu đối với khoa học. Giáo viên sẽ thiết kế một số video mẫu để học sinh có thể xem tham khảo, ghi chép giải thích cách tiến hành, sau đó học sinh có thể tự lực tiến hành và quay lại video, đồng thời học sinh cũng sẽ chủ động sáng tạo tìm hiểu thêm để trải nghiệm ở nhà.

Ví dụ 1: Lên men rượu từ quả thanh long đỏ - tiết 9 - Chủ để Cacbohidrat - Hoá

học 12

I. Yêu cầu cần đạt:

Biết được ứng dụng của glucozơ (sản xuất ancol etylic từ phản ứng lên men).

28

III. Mã QR-code để học sinh có thể quét xem trên điện thoại di động.

Ví dụ 2: Làm sữa chua - tiết 18 - Bài 11 - Peptit và protein - Hoá học 12

I. Yêu cầu cần đạt

Học sinh biết được tính chất của protein (sự đơng tụ).

II. Link để học sinh xem: https://www.youtube.com/watch?v=qLH8qgjqzO4 III. Mã QR-code để học sinh có thể quét xem trên điện thoại di động.

Một phần của tài liệu SKKN phát TRIỂN NĂNG lực học tập CHO học SINH TRONG QUÁ TRÌNH dạy học TRỰC TUYẾN BẰNG các học LIỆU tự THIẾT kế hóa học THPT (Trang 25 - 31)