VÀI NÉT VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Đề tài "HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU" doc (Trang 25 - 30)

Thập kỷ cuối thế kỷ XX đã chứng kiến nhiều thay đổi lớn về mọi mặt trong đời sống chính trị và kinh tế quốc tế, đặc biệt là những thành tựu về khoa học,

công nghệ. Hoà bình , hợp tác vì sự phát triển ngày càng trở thành một đòi hỏi

bức xúc của nhiều quốc gia và dân tộc trên thế giới nhằm tập chung mọi nỗ lực và ưu tiên cho phát triển kinh tế. Những lĩnh vực trên lĩnh vực khoa học công

nghệ, nhất là công nghệ truyền thông và tin học, càng làm tăng thêm sự gắn kết

giữa các quốc gia và các nền kinh tế. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập kinh

này đã thể hiện rõ qua sự gia tăng đáng kể trong những năm gần đây của sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ, vốn và công nghệ…giữa các nước trên thế giới và sự hình thành của nhiều thể chế hợp tác kinh tế khu vực và quốc tế.

Nhận thức rõ những cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế và xuất phát từ mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế là để phát triển kinh tế đẩy nhanh

sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tháng 7/ 1995 Việt Nam đã chính thức

trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN ). Và

tháng 11/ 1996 nướa ta đã ký kết Hiệp định ưu đãi về thuế quan có hiẹu lực chung, cơ sở của việc thiết lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (CEP/ AFTA). TháNG 11/ 1998 đã trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn hợp tác kinh tế

châu Á- Thái Bình Dương ( APEC ) và trong năm tới sẽ trở thành thành viên của

Tổ chức thưong mại thế giới (WTO ).

1. Những cơ hội

Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại nhiều thuận lợi và cơ hội

cho các doanh nghiệp , cụ thể:

1.1 Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần mở rộng thị trường XNK của Việt

Nam quan hệ bạn hàng được mở rộng. Việc được hưởng những ưu đãi về thuế

quan và xoá bỏ hàng rào phi thuế quan, và các chế độ đãi ngộ khác như tối huệ

quốc và đối xử quốc gia, đã tạo điều kiện cho hàng hoá của Việt Nam thâm nhập

thị trường thế giới. Điều này đã tạo ra rất nhiều cơ hội cho Công ty XNK khoáng

sản thâm nhập vào thị trường thế giới , mang lại mức doanh thu cao.

Khi tham gia các tổ chức thương mại khu vực và thế giới, ngoài các qui chế tối huệ quốc (MFN ) và đãi ngộ quốc gia ( NT ), Việt Nam còn có cơ hội được hưởng mức thuế quan thấp của các nước, đồng thời tranh thủ những ưu đãi về thương mại, đầu tư và các lĩnh vực khác mà cá nước thành viên của tổ chức

này giành cho nhau. Ngoài ra Việt Nam sẽ có cơ hội được hưởng những đối xử ưu đãi về mức cam kết mở cửa và về thời hạn thực hiện các nghĩa vụ hoặc các

điều kiện ưu đãi trong việc tiếp cận thị trường để bán các sản phẩm của mình. Chỉ tính trong phạm vi khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA ) kim ngạch

xxuất khẩu của ta sang các nước hành viên cũng đã tăng lên đáng kể. Nếu như

xuất khẩu sang ASEAN của ta năm 1990 đạt 348,6 triệu USD thì năm 1996 đạt

1777,5 triệu USD và1998 đạt 2349 triệu USD. Đến nay ta đã mở rộng được quan

hệ thương mại với trên 150 nước và lãnh thổ trên thế giới.

1.2 Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo điều kiện cho ta tiếp thu

khoa học công nghệ tiên tiến, đào tạo các cán bộ quản lý và các cán bộ kinh

doanh.

Khi hội nhập trong lĩnh vực thương mại vói các nước khu vực và trên thế

giới,Việt Nam sẽ học tập đựoc những kinh nghiệm phong phú của các nước đi trước, tạo điều kiện để rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế. Chẳng

hạn, quá trình hội nhập ASEAN sẽ giúp Việt Nam có thêm những kinh nghiệm

quản lý quí báu trong một số lĩnh vực vốn là thế mạnh của một số nước như:

Kinh nghiệm trong lĩnh vực quan hệ mậu dịch của Singapore và Malaysia, kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp và chế biến nông sản của Thái Lan, Philipin,

kinh nghiệm về tổ chức tài chính, tín dụng và thị trường vốn, các kinh nghiệm

quản lý kinh tế vĩ mô, vi mô khác

1.3 Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần duy trì hoà bình ổn định, tạo dựng

môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường

quốc tế.

Từ chỗ chỉ có quan hệ chủ yếu liên xô cũ và các nước Đông Âu, nay chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 166 quốc gia trên thế giới. Và chủ trương

quan hệ với các nước láng giềng và trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương, chúng ta đã bình thường hoá hoàn toàn quan hệ với Trung Quốc và các quốc gia

trong khu vực Đông Nam Á. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần

thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bả vệ đất nước. Bên cạnh việc tiếp tục duy

trì và phát triển các mối quan hệ hợp tác truyền thống với CHLB Nga và các

nước Đông Âu, sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ vào năm 1995, chúng ta đã chủ động cùng với Hoa Kỳ tháo gỡ những trở ngại nhằm đi tới bình

thường hoá quan hệ hai nuớc. Tháng 7/ 1999, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký kết Hiệp định thương mại, đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình bình thường hoá

quan hệ kinh tế giữa hai nước.

1.4 Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần không nhỏ vào việc đẩy mạnh sản

xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán

bộ trong nhiều lĩnh vực.

Phần lớn cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, các nhà kinh doanh đã được đào ở cả trong và ngoài nước.Chỉ tính riêng các công trình đầu tư nước ngoài đã có khoảng 30 vạn lao động trực tiếp, 6000 cán bộ quản lý và 25000 cán bộ khoa học kỹ

thuật đã được đào tạo. Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, tính đến năm 1999,Việt Nam đã đưa trên 7 vạn người đi lao động ở nước ngoài

1.5 Làm gia tăng sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài nhằm tăng thu hút đầu tư và sự chuyển kỹ thuật công nghệ cao từ các nước, tạo thị trường và mặt hàng mới cho hoạt động XNK , đồng thời tạo cho người tiêu dùng có điều kiện lựa chọn sản phẩm với giá cả và chất lượng phù hợp.

2. Những thách thức

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, cơ hội luôn đi liền với thách thức và khó khăn, cụ thể Việt Nam còn phải đương đầu với nhiều thách thức, khó khăn sau:

2.1 Trình độ phát triển kinh tế còn thấp, hiệu quả và khả năng cạnh tranh

của nền kinh tế Việt Nam, nhất là các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ còn yếu, tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới là phải đương đầu với cạnh tranh

thế giới. Đó là những khó khăn và thách thức rất lớn đối với nền kinh tế Việt

Nam.

2.2 Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện các cơ chế

của một nền kinh tế thị trường đang trong quá trình hình thành ở nước ta. Hệ

thống pháp luật đang trong quá trình hoàn thiện. Nhiều chính sách luật lệ liên

quan đến mở cửa thị trường và điều tiết quan hệ kinh tế đối ngoại còn thiếu hoặc chưa phù hợp với qui định và thông lệ quốc tế.

2.3 Yếu tố cơ bản quyết định thành công của hội nhập kinh tế quốc tế, suy

cho cùng là nội lực của một quốc gia, là hiệu quả và sức cạnh tranh của một nền

kinh tế. Trong khi đó, trình độ của cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ của ta còn

chưa đáp ứng được yêu cầu do quá trình hội nhập đề ra. Chúng ta chưa có được đội ngũ cán bộ tinh thông về nghiệp vụ, giỏi về ngoại ngữ và năng lực quản lý,

hiểu rõ về các đối tác và phong tục tập quán của họ để phản ứng nhanh trước các

vấn đề về hội nhập.

Mặt khác, tuy có lợi thế về nhân công rẻ, lực lượng nhân công dồi dào

nhưng trình độ tay nghề còn thấp đội ngũ công nhân lành nghề chưa cao… Đó

cũng là bất lợi lớn cho Việt Nam.

2.4 Việt Nam hội nhập kinh tế trong điều kiện chưa có một hệ thống thông tin

hiện đại, mạng lưới thu thập thông tin quốc tế một cách linh hoạt, kịp thời với

những thay đổi của kinh tế thị trường cũng như yêu cầu của hội nhập.

Nhận thức đầy đủ về những cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập

kinh tế quốc tế cũng như vai trò và tầm quan trọng của nó trong chiến lược phát

triển kinh tế đất nước là điều có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở chỉ đạo định hướng

CHUƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG XNK CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Đề tài "HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU" doc (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)