6. Giải pháp sử dụng công nghệ thông tin
PHẦN III KẾT LUẬN 3.1 Kết luận.
3.1 Kết luận.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã chứng tỏ rằng làm tốt công tác kiểm tra nội bộ trường học là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Để hoạt động kiểm tra nội bộ trường học đem lại hiệu quả cao thì người quản lí trước hết phải có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của việc kiểm tra nội bộ, tuân thủ các nguyên tắc kiểm tra, nắm vững các quy định của kiểm tra đánh giá. Người quản lí phải giỏi về chuyên mơn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao, có thái độ kiên quyết, xác định đúng mục đích, nội dung, đối tượng kiểm tra. Trong đánh giá cần chí cơng vơ tư và cơng bằng.
Bên cạnh đó cần tuyên truyền cho cán bộ giáo viên có nhận thức đúng đắn về công tác kiểm tra nội bộ trường học để học có sự tự tin mỗi khi kiểm tra. Trong quá trình kiểm tra đánh giá cần phát huy ưu điểm của mỗi người, khơi dậy trong họ lòng say mê và sự tận tâm với nghề nghiệp, tận tụy với công việc chuyên mơn của họ, tự kiểm tra bản thân, hồn thành tốt công việc được giao.
Để hoạt động kiểm tra nội bộ đạt kết quả tốt, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo của nhà trường, cần phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp mà tập trung là các giải pháp về nhận thức tư tưởng, giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ, giải pháp về kế hoạch hoá, giải pháp về tổ chức và chỉ đạo thực hiện, giải pháp về công nghệ thông tin, giải pháp thi đua khen thưởng….Trong đó giải pháp về nhận thức tư tưởng và chuyên môn nghiệp vụ đóng vai trị quan trọng nhất.
Phải làm cho quá trình kiểm tra của hiệu trưởng biến thành quá trình tự kiểm tra, tự điều chỉnh của các bộ phận, của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường một cách thường xuyên, liên tục, ở mọi lúc, mọi nơi.
Căn cứ vào Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông và tiêu chí đánh giá chất lượng các trường trung học phổ thơng của Sở GD&ĐT, Hiệu trưởng phải có kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo việc kiểm tra, để tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường. Từ đó tìm ra những mặt tốt để phát huy, đồng thời tìm ra những mặt hạn chế để có hướng điều chỉnh, khắc phục.
37
3.2 Kiến nghị.
1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Cần tổ chức nghiên cứu và có các văn bản hướng dẫn, tăng cường chỉ đạo hiệu trưởng tiến hành kiểm tra nội bộ; thường xuyên kiểm tra, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, hướng dẫn cách làm để các cơ sở giáo dục làm tốt công tác kiểm tra nội bộ trường học.
- Cần định kỳ tổng kết thực tiễn hoạt động kiểm tra nội bộ trường học ở các cơ sở giáo dục; có giải pháp phổ biến kinh nghiệm các điển hình làm tốt cơng tác kiểm tra nội bộ trường học; biểu dương khen thưởng những đơn vị làm tốt, đồng thời có hình thức kỷ luật đối với các đơn vị buông lỏng hoạt động này.
2. Đối với các trường trung học phổ thơng:
- Cần thực hiện thường xun, nghiêm túc, có chất lượng công tác kiểm tra nội bộ.
- Phải căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường để xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, lựa chọn các giải pháp phù hợp để thực hiện.
- Phải kết hợp công tác kiểm tra của hiệu trưởng với công tác tự kiểm tra của các bộ phận, tổ chức và của mỗi người.
- Phải xem công tác kiểm tra nội bộ là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu trong các nhiệm vụ của nhà trường.
- Phải thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm, động viên khuyến khích những bộ phận, tổ chức, cá nhân làm tốt, đồng thời có biện pháp xử lý đối với các bộ phân, tổ chức, cá nhân buông lỏng hoạt động này.
Trên đây là một số giải pháp để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ ở trường THPT Nguyễn Duy Trinh. Tuy nhiên để đạt được kết quả như mong muốn, mỗi cán bộ giáo viên cần không ngừng học tập, nghiên cứu, trao đổi với đồng nghiệp để tìm ra những giải pháp hay nhất để áp dụng cho phù hợp với tình hình đơn vị nhằm góp phần nâng cao chất lượng quả dạy và học.
38