III. NH NG KHÓ KH NV PH ĂÀ ƯƠNG HƯỚNG PH T TRI NC Ủ
2. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG TƯƠNG
LAI
Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, mọi doanh nghiệp phải hoàn toàn tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Mặt khác, mỗi doanh nghiệp là một phân hệ kinh tế mở trong nền kinh tế quốc dân và từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp không chỉ chú trọng đến thực trạng và xu thế biến động của môi trường kinh doanh trong nước mà còn phải tính đến cả các tác động tích cực cũng như tiêu cực của môi trường kinh doanh khu vực và quốc tế. Môi trường kinh doanh ngày càng rộng, tính chất cạnh tranh và biến động của môi trường ngày càng mạnh mẽ, việc vạch hướng đi trong tương lai càng có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp là công cụ định hướng và điều khiển các hoạt động của doanh nghiệp theo các mục tiêu phù hợp với hoàn cảnh môi trường và do đó, nó đóng vai trò quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp.
a. Chiến lược tăng trưởng:
Tập trung khai thác thị trường:
Tập trung khai thác thị trường là việc tìm cách tăng trưởng các sản phẩm hiện Công ty đang kinh doanh trên thị trường cũ chủ yếu nhờ các nỗ lực của hoạt động marketting. Với chiến lược này Công ty có thể tăng thị phần bởi các giải pháp chiến lược:
- Thứ nhất, tăng sức mua của khách hàng. Sức mua của khách hàng được biểu hiện thông qua mối liên hệ giữa tần suất mua hàng và khối lượng sản phẩm mà khách hàng mua. Để tăng sức mua của khách hàng, Công ty có thể lựa chọn nhiều giải pháp thích hợp như: khác biệt hoá sản phẩm, cải tiến bao gói, tăng cường tiếp thị, khuyến mại, các giải pháp về giảm thiểu chi phí sản xuất kinh doanh để cho giá cả hợp lý,…
- Thứ hai, lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Công ty có thể lôi kéo được khách hàng của đối thủ cạnh tranh nếu phát huy được năng lực đặc biệt nào đó và đặc biệt phải chú trọng hoạt động marketting, cũng như hoàn thiện sản phẩm, giá cả, hệ thống kênh phân phối,…
Mặt khác, việc tập trung khai thác thị truờng có thể bao hàm cả việc tăng quy mô của tổng thể thị trường bằng cách làm cho các khách hàng mới (vẫn trên địa bàn thị trường cũ) quen dần với sản phẩm của Công ty.
Mở rộng thị trường:
Mở rộng thị trường là tìm cách tăng trưởng bằng cách thâm nhập vào những thị trường mới với những sản phẩm mà Công ty hiện đang kinh doanh.Theo đó, Công ty phải thực hiện các giải pháp sau:
- Thứ nhất, tìm kiếm thị trường trên địa bàn mới. Thị trường càc tìm kiếm tuỳ thuộc vào phân tích và dự báo môi trường. Khi quyết định phát triển thị trường mới phải chú ý các điều kiện về cơ hội, đe doạ cũng như các điểm mạnh, yếu của Công ty so với đối thủ đang cạnh tranh ở chính thị trường mà Công ty muốn phát triển, cân nhắc đến yếu tố chi phí thâm nhập và đánh giá các khả năng phát triển của thị trường. Mặt khác, để phát triển thị trường mới thành công Công ty phải chú trọng đến chiến lược marketting. Trong nhiếu trường hợp Công ty còn
phải tìm đến các giải pháp liên kết với các Công ty khác đang kinh doanh trên thị trường Công ty có ý định phát triển,…
- Thứ hai, tìm kiếm thị trường mục tiêu mới. Giải pháp này bao hàm cả việc tìm kiếm các nhóm khách hàng mục tiêu hoàn toàn mới ngay trên địa bàn hiện tại.
- Thứ ba, tìm ra các giá trị sử dụngmới của sản phẩm. Đây cũng là giải pháp có thể dẫn đến việc tạo ra thị trường hoàn toàn mới. Công dụng mới của sản phẩm có thể làm thay đổi chu kì sống của nó, cho nên chiến lược phát triển thị trường gắn chặt chẽ với chiến lược phát triển sản phẩm.
b. Chiến lược Marketting:
Chiến lược marketting có mục tiêu nâng cao năng lực, đáp ứng trước những thay đổi của nhu cầu thị trường và của đối thủ, đồng thời chuẩn bị phương án ứng phó với những cơ hội và rủi ro tiềm tàng nảy sinh trong suốt thời kì chiến lược.
Chiến lựoc marketting là một chiến lược hành động toàn diện, được hình thành nhằm đáp ứng các đòi hỏi của Công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh ở trên thị trường cụ thể xác định. Chiến lược marketting bao gồm những nội dung sau: thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm và đa dạng hoá. Cụ thể hơn chiến lược marketting là việc phân tích các cơ hội thị trường, đáp ứng những nhu cầu của thị trường bằng cách thực hiện những thay đổi cần thiết trong sản phẩm (dịch vụ), tiến hành những biện pháp giá cả và các biện pháp thúc đẩy, quảng cáo và đánh giá, hoàn thiện hệ thống kênh phân phối.
Hoạch định chiến lược nguồn nhân lực nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nhân lực hiện có và khai thác tốt nhất nguồn nhân lực trên thị trường lao động, đảm bảo điều kiện nhân lực cần thiết cho việc hoàn thành các mục tiêu chiến lược tổng quát của một thời kì chiến lược xác định. Để thực hiện các mục tiêu và chiến lược đã xác định cần phải xây dựng hệ thống các giải pháp chiến lược thích hợp, đó là:
• Giải pháp đảm bảo số lượng và cơ cấu lao động hợp lý.
• Giải pháp chiến lược về đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.
• Giải pháp chiến lược nhằm tăng năng suất lao động. • Giải pháp về tiền lương, chế độ đãi ngộ hợp lý. • Giải pháp về cải thiện điều kiện lao động.