Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu SKKN một số GIẢI PHÁP tạo HỨNG THÚ CHO học SINH KHI dạy học TRỰC TUYẾN đọc HIỂU văn bản NGƢỜI lái đò SÔNG đà (NGUYỄN TUÂN) ở TRƢỜNG THPT NGUYỄN TRƢỜNG tộ HƢNG NGUYÊN (Trang 42 - 49)

PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

5. Kết quả thực nghiệm

- Đối tượng thực nghiệm: Các lớp 12A2, 12B3, 12B4, trường THPT

Nguyễn Trường Tộ, Hưng Nguyên.

- Lớp đối chứng: 12A1, 12B1, 12B2

- Mục đích thực nghiệm: Nhằm để thấy được hiệu quả của giải pháp mà

chúng tôi đã vận dụng khi dạy trực tuyến đọc - hiểu văn bản Người lái đò sông Đà, từ đó thấy được tính khả thi của đề tài.

- Kết quả đạt được:

* Về hứng thú:

+ Đối với giờ học và khả năng tự nhận thức của HS, qua quan sát cho thấy: Về cơ bản, các em tích cực chủ động chiếm lĩnh tri thức; hứng thú với các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và ứng dụng kho học liệu số, cá phần mềm công nghệ vào học tập; các câu hỏi bài tập yêu cầu chia sẻ, bộc lộ; trò chơi Vòng quay

may mắn, Quizzi phản ứng nhanh, ôn tập kiến thức; đóng vai... được HS tiếp nhận

một cách hào hứng.

+ Trong quá trình giảng dạy, GV đã khuyến khích, khơi gợi cho HS tự chiếm lĩnh kiến thức, bộc lộ một cách chân thành, giao lưu làm việc nhóm... Không khí lớp học trở nên sôi nổi, hào hứng; các em thực sự được sống trong thế giới của văn chương, nghệ thuật; tâm lí ngại ngùng, e ngại của HS được hạn chế, các em đã mạnh dạn trong bộc lộ, chia sẻ ý kiến; đặc biệt khoảng cách giữa văn chương và cuộc sống được rút ngắn qua những bài học, các kỹ năng CNTT mà các em thu nhận được hữu ích với cuộc sống...

+ Học xong bài, các em còn có những ấn tượng sâu sắc, có những cảm nhận thú vị về các hình tượng, chi tiết trong tác phẩm:

Bài cảm nhận của học sinh Nguyễn Kinh Danh, lớp 12B4

Có những sản phẩm sơ đồ tư duy sinh động, ấn tượng, sáng tạo:

Hình ảnh sơ đồ tư duy của nhóm 3, lớp 12B3. (thực hiện trên phần mềm Xmind)

Các em còn tạo được những video thuyết trình xuất sắc về cái tôi của nhà văn Nguyễn Tuân từ trong bài học:

Hình ảnh video được tạo bởi Phạm Thị Ngọc Lý, HS lớp 12B4

Hình ảnh video được tạo bởi Nguyễn Bá Lượng, HS lớp 12A2

Có những bức tranh đơn giản nhưng ý nghĩa:

Tranh vẽ của Nguyễn Văn Phượng 12B4 Tranh vẽ của Phạm Thuỳ Linh 12A2: “Cảm xúc về dòng sông”

+ Hiệu quả của bài học còn ở chỗ đã làm thay đổi những tư tưởng, nhận thức tình cảm trong mỗi học sinh. Các em từ thờ ơ, lạnh nhạt với vẻ đẹp xung quanh mình, của quê hương, làng xóm đến bắt đầu biết quan tâm, để ý và nhạy cảm hơn với vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống thường ngày; từ thái độ không để ý đến sự lam lũ, khó nhọc của người lao động giờ đã biết trân trọng hơn, yêu mến hơn đối với người lao động.

* Về hình thành phẩm chất, năng lực:

+ Về phẩm chất: Bài học đã khơi dậy ở các em tình yêu thiên nhiên, quê

hương, đất nước; tinh thần trách nhiệm với môi trường nhất là bảo vệ những dòng sông - món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người; bồi dưỡng các em ý thức tích cực, tự giác, hăng hái trong lao động.

Hình ảnh học sinh lớp 12B4 nhiệt tình tham gia làm thuỷ lợi

+ Về năng lực: Nhiều năng lực của học sinh được phát triển qua bài học như

năng lực thẩm mĩ, giải quyết vấn đề, tự học và tự chủ, ngôn ngữ,… Nhưng tôi muốn đề cập đến hai năng lực đặc biệt được cải thiện và phát triển sau giờ học trực

tuyến này. Đó là:

 Năng lực tự học trực tuyến - đây là một năng lực tối cần thiết của con người trong xã hội hiện đại được cải thiện đáng kể trong và sau giờ học. Thông qua đọc hiểu Người lái đò sông Đà các em hiểu hơn về khả năng của bản thân, biết vận dụng CNTT vào trong cuộc sống một cách hiệu quả, tự mình lên kế hoạch, thực hiện kế hoạch, hợp tác nhóm, giao tiếp, làm việc hiện đại trong giờ học văn vốn giáo điều, nhàm chán.

 Năng lực số: Năng lực sử dụng kho dữ liệu số, học liệu số, các phần mềm công nghệ... vào thực hiện nhiệm vụ học tập cũng như áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. (Tạo video, tạo kênh trên youtube như em Phan Công Dũng, học sinh 12B3 - một số kênh của em: https://www.youtube.com/channel/UCtEGyZ8SpICltD-EJfXGGuw; https://www.youtube.com/channel/UC7riZioZVgR2AGWTMf5ukSw/videos)

* Khảo sát sau khi vận dụng:

- Thứ nhất khảo sát bằng phiếu:

Với phương châm khảo sát khách quan đối tượng dạy học (cùng một thời điểm, cùng một dung lượng thời gian, cùng một nội dung phạm vi kiến thức), sau khi thực hiện xong bài dạy Người lái đò sông Đà cho cả khối lớp 12, chúng tôi thiết kế google form câu hỏi khảo sát và chia sẻ vào nhóm zalo học tập của các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Kết quả thu được như sau:

Áp dụng giải pháp Không áp dụng giải pháp

Lớp thực nghiệm Kết quả Lớp đối chứng Kết quả Hứng thú Bình thường Không hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng thú 12B3 32/39 (82.1%) 6/39 (15.3%) 1/39 (2.6%) 12B1 1/39 (2.5%) 28/39 (71.7%) 10/39 (25.6%) 12B4 36/41 (87.8) 5/41 (12.2%) 0/41 (0%) 12B2 1/38 (2.6%) 28/38 (73.6%) 9/38 (23.6%) 12A2 36/42 (85.7%) 5/42 (11.9%) 1/42 (2.4%) 12A1 4/37 (10%) 24/37 (64.8%) 9/37 (24.3%)

Nhóm lớp thực nghiệm Nhóm lớp đối chứng

Qua thống kê về mức độ hứng thú học tập tôi thấy: Nhóm lớp sau khi vận dụng các giải pháp, học sinh có hứng thú học tập tăng lên so với lớp không vận dụng từ 70 - 80%. Điều đó chứng minh việc vận dụng giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh đã mang lại những kết quả khách quan.

- Thứ hai khảo sát bằng bài kiểm tra khảo sát cuối kì.

Kết quả khảo sát chất lượng học kì I năm học 2021 - 2022 giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có sự chênh lệch đáng kể.

Kết quả khảo sát chất lượng cuối Học kì I 2021-2022 - Nhóm lớp đối chứng

Kết quả khảo sát chất lượng Học kì 1 năm học 2021-2022 - Nhóm lớp thực nghiệm

Quan sát biểu đồ ta thấy, tỉ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi của nhóm lớp thực nghiệm cao hơn hẳn nhóm lớp đối chứng.

Từ việc khảo sát trên cho thấy, việc tăng hứng thú trong học tập đã dẫn tới tạo sự thay đổi nhất định trong kết quả nhận thức, học tập của học sinh. Vì vậy, giải pháp để tạo hứng thú học tập cho học sinh không chỉ trong một văn bản cụ thể mà trong bộ môn nói chung là hết sức cần thiết, đó là cơ sở để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay.

Với quỹ thời gian eo hẹp, việc tổ chức thực nghiệm còn ít, kết quả chưa thực sự rõ ràng nhưng chúng tôi tin: kết quả sẽ tốt nếu được thực nghiệm nhiều theo đề xuất giải pháp của đề tài.

Giỏi 2% Khá 49% Trung bình 44% Yếu 5% Giỏi 7% Khá 54% Trung bình 39%

Từ kết quả trên cho thấy, một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học trực tuyến văn bản Người lái đò Sông Đà được tổ chức thực hiện và áp dụng mặc dù còn những hạn chế nhất định, nhưng xét về sự hứng thú và kết quả ứng dụng thực tiễn, kiến thức qua bài kiểm tra của các em đã được tăng một cách vượt bậc: Tác phẩm văn chương không còn mang tính viển vông, thiếu tính thực tế; Nội dung tác phẩm đã chuyển hóa vào trong cuộc sống; Giờ học văn không còn nặng nề, áp đặt, thụ động mà trở thành hành trình khám phá ngôn ngữ, bản thân, xã hội và rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực cần thiết cho cuộc sống; Các em được tự mình trải nghiệm, đồng cảm, sẻ chia, lựa chọn, quyết định, hành động... chủ động, tự tin bước vào đời.

Một phần của tài liệu SKKN một số GIẢI PHÁP tạo HỨNG THÚ CHO học SINH KHI dạy học TRỰC TUYẾN đọc HIỂU văn bản NGƢỜI lái đò SÔNG đà (NGUYỄN TUÂN) ở TRƢỜNG THPT NGUYỄN TRƢỜNG tộ HƢNG NGUYÊN (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)