PHẦN 3 : KẾT LUẬN
3. Những kiến nghị, đề xuất
3.3. Về phía học sinh
- Các em cần tự giác và hợp tác tốt hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao.
- Các em cần vận dụng kiến thức và kỹ năng học từ một bài để tiếp cận những bài học tương tự và giải quyết những vấn đề của thực tiễn.
Trên đây là toàn bộ nội dung sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh khi dạy trực tuyến đọc hiểu bài Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) tại trường trung học phổ thông Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên
chắc chắn còn những thiếu sót khó tránh khỏi. Với tinh thần cầu thị, rất mong được sự góp ý chân thành của quý thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và Hội đồng khoa học trường và sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An để đề tài được hoàn thiện và có tính ứng dụng cao.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1999), Đổi mới giờ dạy học tác phẩm văn chương ở
trường THPT (Sách BDTX cho GVTHPT chu kỳ 1997-2000).
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, 11, 12 trung học phổ thông,
NXB Giáo dục.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12, tập 1, NXB Giáo dục.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông (2009), Chỉ đạo chuyên môn giáo dục trường trung học phổ thông, Hà Nội. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Dự án Việt Bỉ, Dạy và học tích cực - Một số
phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, môn Ngữ văn, cấp THPT, NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu dạy học theo định hướng phát triển năng lực, NXB Giáo dục.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục tổng thể, Thông tư số
32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9. Nguyễn Viết Chữ (2001), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo thể loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Trần Thanh Đạm (chủ biên, 1971), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo
thể loại, Nxb Giáo dục.
11. Giulaiep (1982), Chuyển dẫn Lí luận Văn học, Nxb Đại học và Trung học
chuyên nghiệp, Hà Nội, tr.195.
12. Quách Tuấn Ngọc (2003), Đổi mới giáo dục bằng CNTT&TT, Hội thảo CNTT&TT trong giáo dục, Hà Nội ngày 28/02-01/03/2003.
13. Dương Tiến Sỹ (2009), “Một số vấn đề lí luận về tiếp cận dạy học theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện”, Tạp chí giáo dục (216), tr. 19, 52, 53. 14. Dương Tiến Sỹ (2010), “Phương hướng nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT
vào dạy học”, Tạp chí giáo dục, Số 235 kỳ 1-4/2010, tr. 27,28.
15. Thủ tướng Chính phủ (2013), Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020” theo Quyết định số 89/QĐ-TTg, ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.
16. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Giáo trình Tâm lí học đại cương, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.
PHỤ LỤC
3. Đề thi khảo sát cuối kì I năm học 2021 - 2022
TRƢỜNG THPT NGUYỄN TRƢỜNG TỘ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2021- 2022
Môn: Văn - Khối 12 Thời gian làm bài: 90 phút
Họ và tên học sinh: ……….. Lớp:……… SBD: ………
Mã đề 301
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
Những dấu chân lùi lại phía sau
Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất Mười tám hai mươi sắc như cỏ
Dày như cỏ
Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất
Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên Hơn một điều bất chợt
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình (Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc? Cỏ sắc mà ấm quá, phải không em…
(Trích: Trường ca Những người đi tới biển - Thanh Thảo) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. “Chúng tôi” trong đoạn trích là ai?
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong các câu thơ sau:
Mười tám hai mươi sắc như cỏ Dày như cỏ
Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ.
Câu 4. Suy nghĩ của anh/chị từ những câu thơ sau: Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình/ (Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)/ Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về việc sống
trước hết phải có trách nhiệm với chính bản thân mình.
Câu 2. Cảm nhận hình ảnh con sông Đà trong đoạn văn sau:
“...Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ.
... Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ
đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa....”.
(Trích Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân, sách Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD) --- Hết ---
5. Hình ảnh bài cảm nhận của học sinh
6. Hình ảnh một số bài thi khảo sát điểm cao của học sinh
7. Link padlet của các lớp:
https://padlet.com/kimphuong7459/jv4y8kc76972mm5m https://padlet.com/kimphuong7459/s8rioiai7j4mz2ut https://padlet.com/kimphuong7459/s25m86ex6d6fb7qy
8. Link google form.
8.1. Link phiếu khảo sát thực trạng học trực tuyến bài Người lái đò sông Đà
https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSeU_E8uGd3P4Y09RewrolCR wIBDPhmgZ6Itt-IC8xW9nJbotQ/viewform?usp=sf_link https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdjopb4P9EpJ4CvR-h-ktO- VHSHZJbIf6MFkph5qXZtTOuYVA/viewform?usp=sf_link 8.2. Link Phiếu học tập https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSeHt0X9gM5VC9HRi3Lzv9PL m44M-Ek0S2r0wZYgyX_1irweEg/viewform?usp=sf_link
8.3. Link phiếu khảo sát sau khi áp dụng
https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfIWVbms_batYuhC5re- ivX2SbX2BDlqwIbMGlfTNT6SMMI_A/viewform?usp=sf_link https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLScuS-
pBvjvBP0mUuohO63hCUDUwXflEXBmcL6RWvGbUl4HNUQ/viewform ?usp=sf_link
9. Link video của học sinh
https://youtu.be/nTM0-E6ANZQ https://youtu.be/UbJGUjjhX7g https://youtu.be/FGVVRDy2C7o https://youtu.be/2J_v-KWvmBM