+ Tích hợp nội dung : Trách nhiệm của học sinh trong việc lựa chọn nghề phù hợp và truyền tải những kiến thức nông- lâm ngư nghiệp;Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát triển theo hướng bền vững.
+ Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề: Yêu cầu học sinh nêu một số gương điển hình về đoàn viên làm kinh tế giỏi tại địa phương?
Từ câu trả lời của học sinh giáo viên chỉ ra những yêu cầu cần thiết để việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp với năng lực và đem lại hiệu quả trong kinh doanh.
+ Giáo dục cho học sinh:
- Trách nhiệm của học sinh trong việc lựa chọn nghề phù hợp và truyền tải những kiến thức nông- lâm ngư nghiệp; Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát triển theo hướng bền vững học được trong nhà trường đến với các thành viên trong gia đình và những hộ gia đình khác tại địa phương mình sinh sống.
- Khung pháp luật liên quan đến chính thức hóa kinh doanh được quy định tại Luật Doanh nghiệp (DN) số 68/2014/QH13, Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa (DNNVV) số 04/2017/QH14, các Nghị định của Chính phủ như Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký DN; Nghị định số 108/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP; Nghị định số 39/2018/NĐ- CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV.
25
( Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát triển theo hướng bền vững:
Trước hết, đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất đi đôi với tăng cường các hoạt động liên doanh, liên kết giữa các hộ và giữa hộ với doanh nghiệp.
Thứ hai, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nghề cho nông dân. Đào tạo nghề cho nông dân là biện pháp vừa có tính cấp thiết trước mắt, vừa mang tính cơ bản, lâu dài.
Thứ ba, giúp các hộ chuyển đổi cơ cấu ngành nghề theo hướng hiệu quả và bền vững. Để tạo sự phát triển bền vững, việc chuyển dịch cơ cấu lao động và ngành nghề của các hộ từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp là tất yếu. Đó vừa là điều kiện, vừa là cơ hội để hộ gia đình có thể tạo thu nhập lớn và tích lũy cao.
Thứ tư, trang bị kiến thức về kinh tế và kinh doanh trong nền kinh tế thị trường cho nông dân. Để các hộ thoát nghèo bền vững, tiến tới làm giàu chính đáng, cần phải nâng cao trình độ hiểu biết cho họ về các lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh, về hội nhập kinh tế quốc tế và cả những kiến thức về phòng chống thiên tai, dịch bệnh… Đó là biện pháp căn bản giúp họ có được kỹ năng tiếp cận thị trường và thích ứng).
g) Khi dạy Bài 52: Thực hành- Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh.
+ Tích hợp nội dung : Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế các mô hình kinh tế hộ gia đình tại địa phương, có ý thức bảo tồn các làng nghề truyền thống (Dệt thổ cẩm; Mây, tre đan), nét văn hóa ẩm thực vùng miền (Các món ăn truyền thống như Lạp Xưởng, Thịt gác bếp, rượu nếp cẩm, Kẹo cà…)
- Sử dụng đất bỏ hoang có hiệu quả ở nhiều địa phương nhằm chống bỏ hoang, chống làm nghèo đất như rừng trồng cây xoan ở Yên Hòa của em Lô Văn May học sinh khóa 2015 -2018, rừng trồng cây sưa xã Tam Thái của em Lương Văn Giáp học sinh khóa 2014 -2017) để phát triển kinh tế gia đình thoát nghèo bền vững .
- Mô hình vườn cà chua múi sạch ( Sản phẩm đạt 3 sao) tại Hòa Nam- TT Thạch Giám của Gia đình em Nguyễn Thị Trà My học sinh khóa 2012 – 2015; Vườn cà chua múi và cà ngọt ( Sản phẩm đạt 3 sao) tại Khe Ngậu – Xã Lượng của em gia đình em Lữ Thị Linh Nhâm học sinh khóa 2015 – 2018; vườn Thanh Long ruột đỏ tại Hòa Nam –TT Thạch Giám của gia đình em Lê Duy Tùng học sinh khóa 2017- 2020; Bè cá tại lòng hồ Thủy điện của gia đình em Vi Minh Đức học sinh khóa 2012 – 2013; Cơ sở sản xuất Lạp Xưởng, Rượu nếp cẩm tại Hòa Nam- TT Thạch Giám của em Trần Hà Phương học sinh khóa 2013- 2014….
26 + Giáo viên sử dụng phương pháp động não: GV chiếu video một số mô hình kinh tế hộ gia đình đạt hiệu quả cao và một số mô hình kém hiệu quả yêu cầu học sinh nêu nguyên nhân tạo hiệu suất kinh tế cao của các cơ sở, đồng thời chỉ ra những hạn chế ở một số mô hình kém hiệu quả và nêu được hướng khắc phục. Qua những ý kiến phát biểu của học sinh giáo viên nhận định được niềm đam mê hay sở thích nghề nghiệp của từng học sinh, từ đó Giáo viên sẽ có định hướng nghề nghiệp đúng với sở thích và năng lực học tập của các em.
+ Giáo dục học sinh cần tích cực, tự giác tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế các mô hình kinh tế hộ gia đình tại địa phương ,có ý thức bảo tồn các làng nghề truyền thống (Dệt thổ cẩm; Mây, tre đan), nét văn hóa ẩm thực vùng miền (Các món ăn truyền thống như Lạp Xưởng, thịt gác bếp, rượu nếp cẩm, Kẹo cà…), bước đầu học sinh xác định được năng lực của bản thân phù hợp với các nghành nghề nào hiện có tại địa phương.
h) Khi dạy Bài 53: Xác định kế hoạch kinh doanh .
+ Tích hợp nội dung : Đặc điểm kinh tế xã hội của Huyện Tương Dương; Nhu cầu các mặt hàng của thị trường địa phương, trong nước; Chủ trương, đường lối chính sách của nhà nước quy định về các hoạt động kinh doanh hộ gia đình tại địa phương; Trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng của học sinh cần được thể hiện bằng những hành vi, việc làm cụ thể.
+ Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học tìm tòi khám phá: Giáo viên yêu cầu học sinh từ những hiểu biết thực tế và xác định thế mạnh về mặt hàng đang sản xuất tại địa phương? Thu nhập bình quân của gia đình mình là bao nhiêu? Mặt hàng thường phải đi mua hàng ngày là gì?Từ đó xác định nên kinh doanh lĩnh vực nào? Lớn hay nhỏ?
+ Giáo viên có thể sử dụng phương pháp giải quyết tình huống: Anh đang muốn kinh doanh thuốc lá và qua tìm hiểu anh thấy lợi nhuận từ mặt hàng này đem lại rất cao đặc biệt là thuốc lá ngoại nên anh đã rủ một người bạn tham gia kinh doanh cùng. Nếu em là người bạn đó em có tham gia kinh doanh cùng không? Vì sao? Và nếu có lời khuyên thì em sẽ khuyên người bạn đó điều gì?
+ Từ câu trả lời của học sinh, giáo viên sẽ phân tích các căn cứ lập kế hoạch kinh doanh trong tình huống trên và chỉ ra cho học sinh thấy được nếu muốn kinh doanh đạt hiệu quả cao thì phải có một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo.
+ Giáo dục học sinh: Trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng của học sinh cần được thể hiện bằng những hành vi, việc làm cụ thể. Nắm được chủ trương, đường lối chính sách của nhà nước quy định về các hoạt động kinh doanh hộ gia đình tại địa phương.
27