Tổ chức tốt công tác tư vấn tâm lý học đường

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2 (Trang 28 - 31)

II. Các giải pháp đã thực hiện

6.Tổ chức tốt công tác tư vấn tâm lý học đường

Tuổi học sinh, đặc biệt là các em lứa tuổi học THPT, là giai đoạn có nhiều chuyển biến quan trọng và phức tạp trong suy nghĩ, tình cảm và các mối quan hệ xã hội. Nếu khơng có sự tư vấn và định hướng của người lớn, các em rất dễ bị mắc kẹt trong những suy nghĩ tiêu cực dẫn đến những hành vi sai lầm.

Thực hiện Thông tư 31/2017/TT- BGD ĐT ngày 18 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông, Trường THPT Nam Đàn 2 đã xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện công tác tư vấn tâm lý học đường năm học 2021 – 2022, quyết định thành lập Tổ tư vấn; trong đó, tổ trưởng là Phó hiệu trưởng phụ trách cơng tác y tế trường học, tổ phó là Bí thư Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các thành viên là nhân viên y tế trường học và Bí thư chi đồn các khối 10, 11, 12. Phân cơng nhiệm vụ cụ thể từng thành viên và bố trí 1 phịng tư vấn tâm lý để thuận lợi tư vấn cho các em học sinh.

Cơng tác tư vấn tâm lí được triển khai nhằm mục đích tạo điều kiện cho học sinh được bày tỏ suy nghĩ, trao đổi tâm tư tình cảm và giải tỏa những thắc mắc, khó khăn trong cuộc sống, trong học tập, trong quan hệ bạn bè, thầy trò và những vấn đề về tâm sinh lý, giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên; hỗ trợ, can thiệp đối với những học sinh đang gặp phải những khó khăn trong đời sống tinh thần để chủ động ngăn ngừa một cách có hiệu quả, kịp thời những tác động tiêu cực gây bất ổn, ảnh hưởng đến học tập và đời sống sinh hoạt hàng ngày, từ đó góp phần ổn

định đời sống tinh thần, tình cảm, giúp học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ học tập và trưởng thành trong suy nghĩ, từ đó tự tin, nỗ lực phấn đấu thực hiện nguyện vọng và ước mơ của mình. Bên cạnh đó, q trình tư vấn tâm lí cịn giúp định hướng cho học sinh tự nhận thức được bản thân và có khả năng ứng phó tích cực trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình và xã hội, sống tích cực, chủ động, an tồn và lành mạnh.

Với tư cách là nhân viên y tế học đường, được phân công nhiệm vụ thường trực để tiếp nhận các yêu cầu tư vấn và phát sinh; bản thân tôi luôn ý thức được được trách nhiệm, vai trị của mình đối với sức khỏe tinh thần của học sinh. Q trình cơng tác, tơi đã thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ như: Lập Sổ nhật ký theo dõi công tác tư vấn theo nội dung phụ trách, Sổ biên bản họp hàng tháng của Tổ tư vấn, Sổ liên hệ với CMHS và học sinh; quản lý hồ sơ tổ tư vấn; phụ trách tư vấn về chăm sóc sức khỏe, các kỹ năng phòng chống bệnh học đường, bạo lực học đường, tình u, giới tính, quan hệ với bạn khác giới, vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên và các nhiệm vụ khác khi lãnh đạo phân công. Bên cạnh đó, bản thân tơi cũng khơng ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chun mơn, đọc thêm nhiều tài liệu về tâm lý tuổi vị thành niên, tìm hiểu và tham khảo nhiều tình huống có thể xảy ra để tham vấn, tư vấn cho các em một cách đúng đắn và hiệu quả nhất.

Tính từ tháng 9 đến tháng 3 của năm học 2021 – 2022, có 12 em học sinh tìm đến phịng tư vấn học đường để được trao đổi thẳng thắn và thân tình với thầy cơ về những vấn đề, những khó khăn mà các em đang phải đối mặt. Mỗi em là một hồn cảnh, một tình huống khác nhau, do vậy bản thân tôi phải linh hoạt lựa chọn phương pháp và hình thức tư vấn phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất có thể. Một số em tơi sẽ gặp gỡ trị chuyện trực tiếp tại phòng tư vấn hoặc phòng y tế, nhưng một số em lại viết thư, nhắn tin để cơ trị hiểu rõ vấn đề hơn từ đó đưa ra cách giải quyết phù hợp nhất.

Trong số những trường hợp đã được tôi tư vấn, có một trường hợp đã khiến tơi trăn trở rất nhiều, đó là trường hợp của em học sinh nữ lớp 11, khi xuống phịng tư vấn em ấy bị bầm tím ở hai tay và vai. Sau khi trò chuyện, hỏi thăm tình hình, tìm hiểu ngun nhân, tơi được em tâm sự rằng: “Lúc đêm do mâu thuẫn nên bố mẹ đánh nhau, em vào can ngăn thì bị bố đánh cho. Hiện tại em rất buồn và chán nản vì gia đình em thường xuyên xảy ra những việc như vậy, bố mẹ em cịn có ý định ly hơn nữa”. Nghe em kể như vậy, tôi nhận ra nhiệm vụ của bản thân trong

trường hợp này là rất quan trọng. Tôi đã giải thích cho em ấy hiểu rằng trong xã hội hiện nay gia đình nào cũng sẽ trải qua những lúc buồn vui, lục đục với rất nhiều lý do như cơm áo gạo tiền, căng thẳng trong công việc… Trong gia đình, nếu cha mẹ biết tự điều chỉnh, kiềm chế thì gia đình trong ấm ngồi êm. Cịn ngược lại, sẽ ln có những cuộc cãi vã khơng hồi kết thúc. Gia đình em đang trong hồn cảnh như vậy, ai trong hồn cảnh của em cũng sẽ cảm thấy buồn và bối rối trước vấn đề của bố mẹ. Em đã lớn, đủ nhận thức để có thể chia sẻ tất cả những suy nghĩ cảm xúc của mình đến với bố mẹ. Do đó, em có thể nói chuyện với bố về cảm nhận

của em trong việc chứng kiến bố mẹ cãi vã, đánh đập khiến em cảm thấy rất buồn lòng. Em mong muốn cả bố và mẹ trước một vấn đề nào đó cần giữ được bình tĩnh và mỗi người cũng cần có sự thay đổi để mọi chuyện giải quyết nhẹ nhàng, êm ấm. Em hãy nói chuyện với mẹ về suy nghĩ của em về những việc mẹ đang làm, những lúc mẹ vui hay bình tĩnh hãy cùng mẹ phân tích việc mỗi khi cãi vã mẹ thường làm lớn chuyện khiến mọi chuyện ầm ĩ, mọi người đều biết chuyện gia đình khiến em cảm thấy xấu hổ, người ta thường nói “vạch áo cho người xem lưng”, chuyện trong nhà nên nhẹ nhàng giải quyết. Em hãy cố gắng làm cầu nối để bố mẹ hiểu hơn. Khích lệ bố mẹ chủ động chia sẻ với nhau những mong muốn của đối phương để cùng nhau thay đổi cách ứng xử trong đời sống gia đình sao cho êm ấm thuận hịa. Bên cạnh việc động viên, giải thích cho em ấy hiểu, tơi cịn phối hợp với GVCN lớp, Tổ trưởng tổ tư vấn để gặp mặt, trao đổi với phụ huynh nhằm đưa ra hướng giải quyết phù hợp và đúng đắn nhất, tạo điều kiện cho con em mình phát triển tồn diện thể chất và tâm hồn.

Với thái độ thân thiện và cách nói chuyện nhẹ nhàng, cởi mở đã tạo niềm tin cho học sinh và phụ huynh học sinh. Sau cuộc trị chuyện, tình trạng của gia đình em được cải thiện, vì tương lai của con, bố mẹ đã bình tĩnh hơn trong việc xử lý tình huống hàng ngày, học sinh được tư vấn xong đã ổn định tâm lý, bớt được cảm giác lo sợ, hoang mang và việc học tập không bị sa sút. Bản thân tơi cũng thấy rất vui mừng khi chính mình đã góp phần giúp đỡ em và gia đình tìm lại được cân bằng trong cuộc sống, để em tiếp tục những năm tháng tuổi học sinh với tâm thế thật vui vẻ, hạnh phúc. Sau mỗi đợt tư vấn cho các em học sinh, chúng tôi cũng tự rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm quý báu, từ đó làm nguồn tư liệu, vốn kiến thức và kĩ năng để vận dụng cho những lúc cần thiết.

Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, dịch Covid – 19 diễn ra hết sức phức tạp, mức độ lây lan nhanh chóng của đại dịch khiến mọi mặt đời sống của người dân bị ảnh hưởng. Trong đó, học sinh là độ tuổi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các em đang độ tuổi phát triển, là giai đoạn vàng để phát triển về thể chất, tinh thần và trí tuệ; tuy nhiên do dịch bệnh, các em phải học online, không được giao lưu, giao tiếp trực tiếp với mọi người. Việc thiếu kết nối với mơi trường bên ngồi dẫn đến những tác động tiêu cực đối với các em. Về thể chất, các em dễ bị cận thị, cong vẹo cột sống… do ngồi lâu trước màn hình máy tính, điện thoại. Về tâm lý, khả năng kết nối hạn chế, các em dễ bị căng thẳng, mất đi nề nếp học tập. Hầu hết, các em đều mong muốn được học tập trực tiếp tại trường. Trước tình hình đó, trong thời gian học online tại nhà, BGH nhà trường đã suy nghĩ, bàn bạc, quyết định phải tổ chức dạy học một cách bài bản, đảm bảo cho tất cả học sinh của 30 lớp đều tham gia học, giờ dạy phải mang lại hiệu quả nhất định. Nhà trường tiến hành khảo sát điều kiện học tập của học sinh (máy vi tính, smartphone, nối mạng internet) thơng qua đội ngũ GVCN lớp, đồng thời xếp thời khóa biểu cho 30 lớp (buổi sáng 03 tiết, buổi chiều 02 tiết). Việc phân bổ thời gian và sắp xếp thời khóa biểu hợp lý, cùng với những kinh nghiệm tư vấn tâm lý của chúng tôi đã hỗ trợ cho việc nắm bắt tâm tư tình cảm của học sinh kịp thời nên khơng có hiện tượng học sinh nghỉ học và chán học do phải học online. Nhờ đó, sau khi quay lại trường học trực tiếp các em khơng có nhiều xáo trộn về sức khỏe và nề nếp học tập.

Niềm vui, hạnh phúc và sự phát triển lành mạnh của học sinh chính là động lực để chúng tơi nỗ lực hồn thành tốt nhiệm vụ, dành tất cả công sức và tâm huyết cho cơng việc của mình. Chúng tơi ln tâm niệm rằng bản thân mình phải cố gắng nhiều hơn nữa, để phòng tư vấn hay phòng y tế thật sự là một địa chỉ đáng tin cậy để các em tìm đến mỗi khi gặp khó khăn hay bế tắc.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2 (Trang 28 - 31)