II. Các giải pháp nhằm phát triển Khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc
2. Xây dựng và phát triển đồng bộ cơ chế, chính sách đối với các khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc.
kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc.
Thực tế trong những năm qua, Trung Quốc chủ động và khai thác tốt lợi ích từ giao lưu kinh tế qua biên giới Việt – Trung là vì các hoạt động biên mậu của Trung Quốc đã được thực hiện trên cơ sở khung pháp lý, đường lối đầy đủ và hoàn chỉnh bao gồm các luật, chỉ thị của Quốc vụ viện, các chính sách cụ thể phù hợp.
Ngược lại, Việt Nam thực hiện giao lưu kinh tế qua biên giới thường bị động, chưa tận dụng tốt những lợi thế và hiệu quả cảu kinh tế – thương mại cửa khẩu. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đó là chúng ta thiếu một khung pháp lý về cơ chế, chính sách cho các hoạt động cụ thể, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên cũng như khai thác một số lợi thế của những mô hình kinh tế mới. Vì vậy, xây dựng và phát triển đồng bộ cơ chế, chính sách để phát triển các khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc nói chung và phía Đông Bắc nói riêng là việc cần thiết, cấp bách. Các cơ chế chính sách cụ thể nên xây dựng theo hướng sau:
Về chính sách kinh tế – thương mại:
- Nên có chính sách đa dạng hóa các hình thức giao lưu kinh tế qua cá khu kinh tế cửa khẩu, tạo điều kiện thông thoáng và ưu đãi đối với những hoạt động kinh tế đáp ứng yêu cầu, lợi ích của cả hai phía, thúc đẩy kinh tế hàng hoá và hội nhập kinh tế của mỗi nước, phù hợp với thông lệ quốc tế. Các chính sách cần phải có sự cụ thể về các hoạt động đa dạng đó bởi hoạt động giao lưu kinh tế qua cửa khẩu cần được hiểu một cách toàn diện hơn, đầy đủ hơn. Cần xây dựng, ban hành cụ thể những quy chế về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, du lịch, quá cảnh ở khu kinh tế cửa khẩu. Cần có một chính sách cơ cấu mặt hàng phù hợp, cụ thể là, phải có qui định danh mục những loại hàng hoá được phép kinh doanh, không được phép kinh doanh hoặc hạn chế kinh doanh của khu kinh tế cửa khẩu.
- Cần có chính sách khuyến khích xuất khẩu tiểu ngạch hợp pháp, vì thực chất thương mại tiểu ngạch là phương thức mua bán hàng hoá rất linh hoạt, phong phú, thanh toán thuận lợi và hiện còn đang thích hợp với trao đổi thương mại qua các khu kinh tế cửa khẩu cửa khẩu phía Bắc nước ta.
- Có chính sách ưu tiên ưu đãi hợp lý để khuyến khích các địa phương vùng biên giới tăng cường phát huy tính chủ động sáng tạo, linh hoạt nhằm tân dụng các lợi thế so sánh của cá vùng trong quan hệ kinh tế – thương mại. Muốn vậy phải mở rông, tăng cường quyền tự chủ của các địa phương vùng biên giới có cửa khẩu về các khoản thu ngân sách, về đầu tư, quản lý vốn, quyền về cấp hạn ngạch xuất khẩu …
Về chính sách dịch vụ, du lịch:
- Cần có các chính sách khuyến khích mở rộng, phát triển nhiều loại hình dịch vụ qua khu kinh tế cửa khẩu như : dịch vụ tạm nhập, tái xuất, dịch vụ quá cảnh, dịch vụ chuyển khẩu hàng hoá, dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hoá quá cảnh cho nước láng giềng, dịch vụ kho ngoại quan và cửa hàng miễn thuế. Các hình thức này phải đa dạng, thuận tiện, phù hợp
với xu thế hội nhập, mở cửa hiện nay trên thế giới, nhưng đồng thời phải có sự quản lý, kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an ninh biên giới, lợi ích quốc gia, đảm bảo giữ vững và giữ gìn mối quan hệ truyền thống, hữu nghị giữa hai nước.
- Có chính sách hợp lý để thu hút khách du lịch của các Trung Quốc sang Việt Nam. Trước hết là du lịch ở vùng biên giới, các tỉnh biên giới và dần phát triển các tour du lịch theo tuyến đi sâu vào nội địa Việt Nam … Gắn liền với việc thu hút khách du lịch qua cửa khẩu là chính sách quản lý xuất nhập cảnh. Mục tiêu của chính sách quản lý xuất nhập cảnh là tạo điều kiện tốt nhất cho người dân hai bên biên giới thăm viếng lẫn nhau, giao lưu kinh tế và cho khách du lịch thực hiện các chuyến du lịch tốt nhất.
Về chính sách thuế :
- Phải đổi mới, bổ sung và sửa đổi chính sách thuếở các khu kinh tế cửa khẩu Đông Bắc, nhất là biểu thuế xuất nhập khẩu, nhằm khuyến khích phát triển sản xuất trong nước để xuất khẩu, tránh làm ảnh hưởng xấu đến phát triển sản xuất trong nước, trước hết là các tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu. Để chống tệ nạn tham nhũng, thất thoát ngân sách Nhà nước, tác động xấu đến hoạt động kinh tế – thương mại qua biên giới, cần có sự tăng cường về công tác kiểm tra, thanh tra thuế, có thưởng phạt nghiêm minh.
Về chính sách tài chính – tiền tệ:
- Cần có chính sách tài chính thích hợp, ưu tiên cho phát triển cơ sở hạ tầng đối với các khu kinh tế cửa khẩu. Ưu tiên nguồn tài chính để tập trung phát triển sản xuất nguồn hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và đầu tư cho phát triển du lịch.
- Cần phải xây dựng và thực hiện các quy chế về hoạt động tiền tệ ở biên giới, khuyến khích các ngân hàng thương mại mở rộng quan hệ đại lý và các quan hệ thanh toán khác với ngân hàng phía Trung Quốc, dần tiến tới ngân hàng hóa thanh toán thương mại ở khu vực cửa khẩu biên giới.
Xóa bỏ dần tình trạng buôn bán tiền tệ tự phát, xóa bỏ phương thức thanh toán trực tiếp.