Phân tích các chính sách phát triển kinh tế với việc phát triển khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc.

Một phần của tài liệu Đề tài " THỰC TRẠNG VỀ CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU VÙNG ĐÔNG BẮC " ppsx (Trang 39 - 42)

kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc.

Các chính sách thí điểm được áp dụng tại các khu kinh tế cửa khẩu đã mang lại rất nhiều những kết quả khả quan và ngày càng thể hiện vị trí và vai trò quan trọng của mình. Cho đến nay sau khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 53/2001/QĐ-TTg thì các khu kinh tế cửa khẩu đang thực hiện các chính sách thí điểm theo các Quyết định trước đây của Thủ tướng Chính phủ nay chuyển sang thực hiện theo Quyết định này.

1. Chính sách đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng

Chính sách đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra môi trường đầu tư để thu hút sự đầu tư không chỉ các doanh nghiệp trong nước mà cả các doanh nghiệp ngoài nước. Và đặc biệt đối với loại hình khu kinh tế cửa khẩu thì chính sách đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định đầu tư của các doanh nghiệp.

Trong thời gian thực hiện thí điểm các chính sách ở các khu kinh tế cửa khẩu thì chính sách đầu tư được thể hiện thông qua một số các qui định, các Quyết định mang tính bổ sung, và qua các thông tư. Với một số các nội dung cơ bản như sau: Ngoài quyền được hưởng các ưu đãi theo qui chế hiện hành, các nhà đầu tư trong và ngoài nước còn được hưởng thêm một số ưu đãi như :

- Chủ đầu tư được giảm 50% giá thuê đất và mặt nước so với khung giá hiện hành của Nhà nước đang áp dụng tại các khu kinh tế cửa khẩu.

- Các chủ đầu tư được hưởng mức thuếưu đãi ở một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nhất định.

- Các chủ đầu tư nước ngoài được xét giảm nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài trong từng trường hợp cụ thể.

Với các ưu đãi trên đã tạo ra sự thông thoáng, hấp dẫn có sức thu hút các doanh nghiệp của nhiều tỉnh, nhiều vùng trong cả nước đến đó kinh

doanh xuất nhập khẩu, dịch vụ và đóng góp không nhỏ cho ngân sách của tỉnh và Nhà nước. Qua đó góp phần tạo ra tăng trưởng nhanh cho chính các khu kinh tế cửa khẩu điều đó càng cho chúng ta thấy được vai trò khá quan trọng của các chính sách đầu tư. Tuy nhiên các chính sách đầu tư trên mới chỉ là thí điểm nên nó còn một số điểm chưa phù hợp. Vì thế việc thu hút đầu tư còn hạn chế, các nhà kinh doanh trong nước tại các địa phương ngoài vùng biên giới, các nhà đầu tư nước ngoài còn chưa mạnh dạn đầu tư vào các khu kinh tế cửa khẩu.

Để thúc đẩy quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu vực cửa khẩu thực hiện thí điểm thì được phép thành lập công ty xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng là doanh nghiệp Nhà nước. Trong thời gian đến năm 2000 mỗi năm Nhà nước đầu tư riêng qua ngân sách tỉnh có các khu kinh tế cửa khẩu không dưới 50% tổng số thu ngân sách trong năm trên địa bàn khu vực cửa khẩu đó. Cơ chế đầu tư trở lại không dưới 50% số thu ngân sách trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu đã đem lại một lượng vốn đầu tư lớn cho địa phương. Thậm chí có nơi lượng vốn này còn cao hơn cả số ngấn sách đầu tư cho các khu vực khác trong toàn tỉnh. Cơ chế này đã tạo điều kiện cải tạo, nâng cấp, phát triển nhanh chóng cơ sở hạ tầng, góp phần tích cực vào việc tạo ra một diện mạo mới, khang trang hơn tại khu kinh tế cửa khẩu, làm tăng thêm niềm tự hào của nhân dân trong các quan hệ giao lưu kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, xã hội với nước láng giềng; đồng thời tạo thêm động lực để nuôi dưỡng và tăng thêm nguồn thu ngân sách Nhà nước tại khu kinh tế cửa khẩu.

Tổng số vốn đầu tư và danh mục các công trình cơ sở hạ tầng được đầu tư từ vốn ngân sách do ủy ban nhân dân tỉnh có các khu kinh tế cửa khẩu đề nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định sau khi có ý kiến thỏa thuận của Bộ Tài chính.

Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu.

cửa khẩu Nhà nước đầu tư trở lại để xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu theo các mức sau đây. Đối với các khu kinh tế cửa khẩu thực hiện thu ngân sách dưới 50 tỷ đồng/năm thì được đầu tư trở lại 100%. Đối với các khu kinh tế cửa khẩu có số thực hiện thu ngân sách từ 50 tỷ đồng/năm trở lên thì được đầu tư trở lại 50 tỷ đồng và 50% số thực thu còn lại. Đối với các khu kinh tế cửa khẩu đã thực hiện 5 năm (kể từ khi thực hiện thí điểm) và có số thực thu ngân sách trên 100 tỷ đồng/năm thì được đầu tư trở lại không quá 50% số thực thu.

- Các khu kinh tế cửa khẩu được vay vốn ưu đãi Nhà nước (quỹ hỗ trợ phát triển) để phát triển cơ sở hạ tầng và được sử dụng nguồn vốn quy định theo điều khoản đã nêu.

- Các khu kinh tế cửa khẩu có số thực thu ngân sách thấp, ủy ban nhân dân tỉnh bố trí trong kế hoạch ngân sách hàng năm để đầu tư. Việc đầu tư các công trình hạ tầng tại khu kinh tế cửa khẩu do ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo các quy định hiện hành, trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch được duyệt.

- Nếu các công trình hạ tầng trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu đã được đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh thì được dùng nguồn vốn còn lại được quy định đểđầu tư hỗ trợ các công trình ngoài địa bàn khu kinh tế cửa khẩu nhưng có liên quan và phục vụ trực tiếp khu kinh tế cửa khẩu. Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, theo dõi chung.

2. Chính sách thuế

Chính sách về thuế có vai trò rất quan trọng trong việc khuyến khích các nhà đầu tư tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa bàn khu kinh tế cửa khẩu. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các nhà đầu tư khi tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh. Các ưu đãi về thuế được thể hiện trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ với các nội dung cơ bản như sau :

- Về thuế lợi tức: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện nộp thuế lợi tức theo thuế suất quy định tại giấy phép đầu tư ; các doanh nghiệp trong nước áp dụng thuế suất, thuế lợi tức quy định cho từng ngành nghề theo quy định tại Luật thuế lợi tức, Luật khuyến khích đầu tư trong nước trong thời gian hoạt động của doanh nghiệp. Trong thời hạn 4 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu phải nộp thuế lợi tức, doanh nghiệp chỉ phải nộp thuế với mức thuế suất thấp nhất trong khung thuế suất theo quy định phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được áp dụng thuế suất lợi tức 10% trong thời hạn 4 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu phải phải nộp thuế lợi tức theo quy định hiện hành của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Các doanh nghiệp trong nước được áp dụng thuế suất lợi tức 25%trong thời hạn 4 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu phải nộp thuế lợi tức theo quy định hiện hành của Luật thuế lợi tức. Mọi ưu đãi về giảm thuế lợi tức sau khi kết thức thời hạn miễn thuế lợi tức vẫn theo quy định hiện hành tại các Luật thuế lợi tức, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nhưng được tính toán trên cơ sở thuế suất xác định ở trên trong thời hạn thuế suất đó được áp dụng.

- Về thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài: Các chủ đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập doanh nghiệp và kinh doanh tại khu vực cửa khẩu Móng Cái nếu chuyển lợi nhuận ra nước ngoài thì chỉ phải nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài với thuế suất 5% (áp dụng cho chủ đầu tư lựa chọn để hưởng các ưu đãi đầu tư theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước hoặc theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam).

Với các ưu đãi về thuế trên đã tạo ra một sự thông thoáng để khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên việc áp dụng các chính sách về thuế ở các khu kinh tế cửa khẩu vẫn còn thể hiện nhiều bất cập và chưa thực sự yên tâm cho các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Đề tài " THỰC TRẠNG VỀ CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU VÙNG ĐÔNG BẮC " ppsx (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)