Kĩ năng xây dựng graph nội dung theo qui trình rèn luyện

Một phần của tài liệu SKKN VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GRAPH TRONG DẠY HỌC PHẦN TIẾN HÓA - SINH HỌC 12 GIÚP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH (Trang 45 - 52)

Phần II NỘI DUNG ĐỀ TÀI

3. Thực nghiệm sư phạm

3.2. Nội dung thực nghiệm

3.2.1. Kĩ năng xây dựng graph nội dung theo qui trình rèn luyện

Chúng tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm tác động và đánh giá sự chuyển biến của học sinh về các kĩ năng xây dựng và sử dụng graph sau khi được rèn luyện bằng các bài tập dựa trên các tiêu chí cụ thể. Đánh giá kết quả rèn luyện mỗi loại kĩ năng trước và sau thực nghiệm đều được chúng tôi sử dụng cùng một phiếu đánh giá và cùng một thang đánh giá.

Quá trình thực nghiệm sư phạm được thực hiện theo các giai đoạn tương ứng với các nội dung thực nghiệm. Các nội dung cụ thể về quá trình đánh giá, bao gồm: Nội dung đánh giá, phương thức đánh giá, tiêu chí đánh giá, đối tượng tham gia đánh giá và các sản phẩm để làm minh chứng đánh giá được chúng tôi tổng hợp ở bảng 5.2.

39

Bảng 3.2. Bảng tóm tắt quá trình thực hiện đánh giá kĩ năng xây dựng và sử dụng graph của học sinh

Giai đoạn

đánh giá Nội dung đánh giá

Công cụ và phương thức đánh

giá Tiêu chí đánh giá

Sản phẩm minh chứng để đánh giá

Lớp thực nghiệm

Kĩ năng xây dựng Bài kiểm tra về xây dựng graph nội dung. Tiêu chí đánh giá kĩ năng xây dựng graph nội dung (Bảng 3.3) Các graph đã xây dựng

Kĩ năng sử dụng graph

Giờ thực hành PPDH bộ môn (Bài khảo sát số 2

https://quizizz.com/join?gc=56 3532&source=liveDashboard)

Tiêu chí đánh giá kĩ năng sử dụng graph (Bảng 3.6)

Kết quả các giờ giảng, kết quả bài

khảo sát

Lớp đối chứng

Kĩ năng xây dựng graph Bài kiểm tra về xây dựng graph nội dung Tiêu chí đánh giá kĩ năng xây dựng graph nội dung (Bảng 3.3)

Kĩ năng sử dụng graph

Giờ thực hành PPDH bộ môn (Bài khảo sát số1,

https://quizizz.com/admin/quiz/ 625641943a60f9001dc2edb7

Tiêu chí đánh giá kĩ năng sử dụng graph (Bảng 3.6)

Kết quả các giờ giảng, kết quả bài

41

3.2.1.1. Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm về kĩ năng xây dựng và sử dụng graph

Để đánh giá kết quả thực nghiệm về kĩ năng xây dựng và sử dụng graph cho học sinh, chúng tôi thiết kế các phiếu đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh tương ứng với các kĩ năng cần đánh giá.

Các mức độ kĩ năng đạt được gồm 3 loại:

- Thành thạo: học sinh nắm được kiến thức về lí thuyết graph và các qui trình xây dựng và sử dụng graph vững vàng; xây dựng được các loại graph chính xác, sáng tạo theo nhiều loại khác nhau; sử dụng các loại graph vào tự học linh hoạt, nhuần nhuyễn, giúp HS khai thác kiến thức đáp ứng được mục tiêu và lôgic nội dung bài học. học sinh có kĩ năng thành thạo phải có điểm đạt từ 8,0 trở lên, trong đó tất cả các tiêu chí phải đạt từ mức 2 trở lên nhưng tổng các tiêu chí đạt mức 2 không được quá 50% mức.

- Đạt yêu cầu: học sinh đã nắm được kiến thức về lí thuyết graph, hiểu các qui trình xây dựng và sử dụng graph; biết xây dựng các loại graph nội dung, graph hoạt động; biết sử dụng các loại graph vào học tập. Tuy nhiên, việc phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề còn chậm, tính sáng tạo chưa cao. Học sinh đạt kĩ năng ở độ này phải có điểm từ 5,5 - 7,5, trong đó các tiêu chí phải đạt từ mức 2 trở lên.

- Chưa đạt yêu cầu: học sinh chưa nắm được kiến thức về graph; hoặc xây dựng graph còn nhiều sai sót trong qui trình; việc sử dụng graph còn lúng túng, chưa khai thác hết được nội dung graph vào DH. Học sinh chưa đạt yêu cầu về kĩ năng có điểm đạt dưới 5,5.

Phiếu đánh giá các kĩ năng được chúng tôi xây dựng ở các bảng 3.3, 3.4 và 3.5. Các phiếu đánh giá theo hệ thống các tiêu chí đã được xác định mức độ đáp ứng qua lấy ý kiến của chuyên gia.

Dựa vào các sản phẩm của học sinh thực hiện, chúng tôi tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện các kĩ năng của học sinh. Sau đó đối chiếu hai kết quả xem mức độ

42

Bảng 3.3. Phiếu đánh giá kĩ năng xây dựng graph nội dung của học sinh

TT Các kĩ năng Mức độ đạt được Thang điểm Điểm tối đa Điểm đánh giá 1 Xác định mục tiêu M1. Xác định sai mục tiêu 0 1,0

M2. Xác định đúng mục tiêu, nhưng chưa

đầy đủ 0,5 M3. Xác định mục tiêu đúng và đầy đủ 1,0 2 Phân tích lôgic cấu trúc nội dung kiến thức

M1. Phân tích sai lôgic cấu trúc nội dung kiến

thức 0

2,0

M2. Phân tích đúng lôgic cấu trúc nội

dung kiến thức, nhưng chưa đầy đủ 1,0 M3. Phân tích lôgic cấu trúc nội dung kiến

thức đúng và đầy đủ. 2,0 3 Xác định các kiến thức trọng tâm để xây dựng graph

M1. Xác định sai kiến thức trọng tâm 0,0

1,0 M2. Xác định đúng một phần kiến thức trọng tâm 0,5 M3. Xác định đúng và đủ kiến thức trọng tâm 1,0 4 Xác định các đỉnh graph M1. Xác định sai các đỉnh graph 0,5 2,0 M2. Xác định đúng các đỉnh graph, nhưng chưa đầy đủ 1,0 M3. Xác định đúng và đầy đủ các đỉnh graph, biết chọn được các đỉnh xuất phát theo các cách bố trí graph khác nhau 2,0 5 Xác định mối quan hệ giữa các đỉnh của graph

M1. Xác định sai mối quan hệ giữa các

đỉnh 0

2,0

M2. Xác định đúng mối quan hệ giữa các

đỉnh, nhưng chưa đầy đủ 1,0 M3. Xác định mối quan hệ giữa các đỉnh

đúng và đầy đủ 2,0

43 graph M2. Biết trình bày graph, nhưng chưa

đầy đủ 1,0

M3. Trình bày graph đúng, bố trí khoa

học, trực quan. 2,0

Tổng điểm: 10,0

Xếp loại: Phiếu đánh giá gồm 6 tiêu chí, điểm tối đa là 10 điểm, được xếp thành 3 mức:

1- Thành thạo: 8 - 10 điểm 2- Đạt yêu cầu: 5,5 - 7,5 điểm 3- Chưa đạt yêu cầu: ≤ 5,0 điểm

(Trong đó để đạt được mức 1 và mức 2, các tiêu chí phải đạt từ M2 trở lên).

3.2.1.2. Kết quả thực nghiệm và biện luận

Kết quả rèn luyện của HS được chúng tôi đánh giá theo thang điểm 10 theo các tiêu chí ghi trong phiếu đánh giá từng loại kĩ năng. Sau đó các số liệu được tổng hợp qui về các loại: thành thạo, đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu (cần được rèn luyện thêm). Chúng tôi sử dụng phần mềm Excel để thống kê và xử lí số liệu thực nghiệm. Kiểm định sự chênh lệch về các mức độ đạt được kĩ năng của HS trước tác động và sau tác động có thể được so sánh bằng nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng phép kiểm chứng - Khi bình phương (Chi- square test) để kiểm định sự chênh lệch về các mức độ đạt được kĩ năng của HS trước tác động và sau tác động là ngẫu nhiên hay không. Kết quả các giá trị được tính toán bằng phần mềm R (sử dụng cho phân tích thống kê và đồ thị).

Sau khi HS hai trường hoàn thành các bài tập qua hai giai đoạn trước và sau thực nghiệm, kết quả điểm đánh giá và phân tích số liệu các bài thực nghiệm rèn luyện cho HS các kĩ năng xây dựng và sử dụng graph trong tự học được chúng tôi tổng hợp như sau:

Như trên đã trình bày, có hai đối tượng đánh giá kết quả rèn luyện các kĩ năng của HS gồm lớp thực nghiệm và HS lớp đối chứng số liệu được tổng hợp như sau.

Điểm đánh giá và phân loại HS về kĩ năng xây dựng graph của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được đánh giá được tổng hợp ở bảng 3.6.

44

Bảng 3.4. Kết quả đánh giá về kĩ năng xây dựng graph nội dung của HS

Mức độ Năm học

Tổng số HS

Thành thạo Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Năm học 2020-2021 ĐC 120 3 2.63 41 34.21 76 63.16 TN 112 31 28.07 67 59.65 15 12.28 Năm học 2021-2022 ĐC 80 0 0 12 15 68 85 TN 80 11 13.75 60 75 9 11.25 Tổng số ĐC 200 3 1.55 53 26.29 144 72.16 TN 192 42 22.16 127 65.98 23 11.86 Dựa vào số liệu ở bảng 3.6, để minh họa rõ nét hơn về sự khác biệt giữa kết quả rèn luyện kĩ năng xây dựng graph nội dung của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, chúng tôi xây dựng biểu đồ 3.1.

Biểu đồ 3.1. So sánh kĩ năng xây dựng graph nội dung của nhóm TN và nhóm ĐC

Từ số liệu bảng 3.6 và biểu đồ 3.1 cho thấy tỷ lệ phần trăm HS cả hai nhóm đạt yêu cầu và thành thạo về kĩ năng xây dựng graph nội dung sau thực nghiệm đều cao hơn trước thực nghiệm, tỷ lệ HS chưa đạt yêu cầu sau thực nghiệm giảm rõ rệt so với trước thực nghiệm. Cụ thể:

- Năm học 2020-2021, tỷ lệ HS nhóm ĐC chưa đạt yêu cầu là 63,16%, tỷ lệ này ở nhóm TN giảm xuống còn 12,28%; tỷ lệ HS thành thạo về kĩ năng ở nhóm ĐC chỉ có 2,63%, nhưng ở nhóm TN tăng lên rõ rệt, chiếm 28,07%; đồng thời tỷ lệ HS

45 đạt yêu cầu về kĩ năng nhóm ĐC chiếm 34,21%, tỷ lệ này cũng tăng lên rất khả quan Ở nhóm TN, chiếm 59,65%. Nếu tính chung tỷ lệ phần trăm HS cả hai loại đạt yêu cầu và thành thạo về kĩ năng ở nhóm TN (87,72%) cao hơn hẳn so với nhóm ĐC là (36,84%).

- Năm học 2021-2022, tỷ lệ chưa đạt yêu cầu của nhóm ĐC là 85,00%, nhưng tỷ lệ này ở nhóm TN giảm xuống còn 11,25%; không có HS nào thành thạo về kĩ năng ở nhóm ĐC, nhưng ở nhóm TN đã có13,75% HS thành thạo kĩ năng này; nhóm ĐC tỷ lệ HS đạt yêu cầu về kĩ năng thấp (15,00%), nhóm TN tỷ lệ đạt yêu cầu chiếm đa số (75,00%). Nếu tính chung, tỷ lệ cả hai loại đạt yêu cầu và thành thạo về kĩ năng của nhóm TN chiếm 88,75% cao hơn hẳn so với nhóm ĐC là 15,00%.

Để thấy một cách bao quát về sự khác biệt giữa các mức độ rèn luyện về kĩ năng xây dựng graph nội dung của HS nhóm TN và nhóm ĐC, dựa trên số liệu ở bảng 3.6, chúng tôi xây dựng biểu đồ 3.2.

Biểu đồ 3.2. So sánh kĩ năng xây dựng graph nội dung của HS nhóm TN và nhóm đối chứng năm học 2020-2021 và năm 2021-2022

Tổng hợp đánh giá kết quả rèn luyện kĩ năng xây dựng graph nội dung của HS ở hai nhóm TN và đối chứng (xem bảng 3.6 và biểu đồ 3.2) cho thấy tỷ lệ HS đạt kĩ năng ở mức thành thạo chiếm 22,16%, đạt yêu cầu chiếm 65,98% ở nhóm TN cao hơn hẳn so với nhóm ĐC là 1,55% và 26,29%; tỷ lệ HS chưa đạt yêu cầu nhóm TN giảm rõ rệt còn 11,86% so với nhóm ĐC là 72,16%. Kết quả đó cho thấy tác dụng của việc rèn luyện đã giúp HS tiến bộ rõ rệt.

Để khẳng định điều này, chúng tôi tiến hành kiểm định sự sai khác giữa kết quả trước và sau thực nghiệm bằng phép kiểm chứng Khi bình phương- .

Giả thiết H0 đặt ra là: “Không có sự khác nhau giữa kết quả rèn luyện kĩ năng xây dựng graph nội dung của HS trước và sau thực nghiệm”. Dùng phép kiểm chứng Khi bình phương - để kiểm định giả thiết H0, kết quả thu được ở bảng 3.7.

Nhóm ĐC Nhóm TN

46

Bảng 3.5. Bảng kiểm định sự sai khác giữa các mức độ của kĩ năng xây dựng graph nội dung ĐC và TN của HS

Năm học phương- Khi bình Trị số p Bậc tự do df

2020-2021 71,01 3.815E-16 2

2021-2022 88,21 2.2E-16 2

Xem bảng phân phối với bậc tự do df = 2, giá trị tới hạn  = 0,05 giá trị là 5,99 (tra bảng phân phối khi bình phương với k bậc tự do). Qua số liệu bảng 3.7 cho thấy giá trị của năm học 2020-2021 là 71,01, năm học 2021-2022 là 88,21 đều > 5,99; đồng thời trị số p của hai trường lần lượt là 3,815 x 10-16 và 2,2 x 10-16 đều nhỏ hơn giá trị cho phép của p = 0,05, nên bác bỏ giả thiết H0, do đó sự chênh lệch kết quả hai nhóm ĐC và TN là có ý nghĩa. Tức là, các dữ liệu thu được không phải do các yếu tố ngẫu nhiên mà do tác động của thực nghiệm theo hướng nghiên cứu.

Một phần của tài liệu SKKN VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GRAPH TRONG DẠY HỌC PHẦN TIẾN HÓA - SINH HỌC 12 GIÚP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)