Kết quả khảo sát thông qua các kiểm tra khảo sát phần VI Tiến hóa

Một phần của tài liệu SKKN VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GRAPH TRONG DẠY HỌC PHẦN TIẾN HÓA - SINH HỌC 12 GIÚP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH (Trang 52 - 55)

Phần II NỘI DUNG ĐỀ TÀI

3. Thực nghiệm sư phạm

3.2. Nội dung thực nghiệm

3.2.2. Kết quả khảo sát thông qua các kiểm tra khảo sát phần VI Tiến hóa

Việc đánh giá kết quả phát triển năng lực tự học của học sinh được chúng tôi thực hiện thông qua kiểm tra khảo sát của học sinh các bài học phần VI - Tiến hóa. Kết quả đánh giá và phân loại về mức độ đạt được về điểm của nhóm TN và nhóm ĐC của học sinh được tổng hợp ở bảng 3.8.

Bảng 3.6. Kết quả đánh giá qua mức độ trả lời các câu hỏi bài cũ thể hiện qua thang điểm các mức tướng ứng

Mức độ Năm học Tổng số HS Mức 1 (điểm 9-10) Mức 2 (điểm 6-8) Mức 3 (điểm 3-5) Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 2020-2021 ĐC 60 7 10.53 27 45.61 26 43.86 TN 65 20 30.7 44 67.55 1 1.75 2021-2022 ĐC 60 3 6.25 32 52.5 25 41.25 TN 65 18 27.5 45 68.75 2 3.75 Tổng số ĐC 120 11 8.76 58 48.45 51 42.78 TN 130 38 29.38 88 68.04 4 2.58 Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy tỷ lệ đạt yêu cầu về kiến thức của nhóm TN đều cao hơn nhóm đối chứng, tỷ lệ học sinh chưa đạt yêu cầu của nhóm TN giảm rõ rệt so với nhóm ĐC.

47 - Năm học 2020-2021, tỷ lệ HS có điểm mức 3 (điểm 4-7) ở nhóm ĐC là 43,86%, ở nhóm TN là 1,75%; trong khi đó tỷ lệ HS có điểm hỏi bài cũ ở mức 2 (điểm 6-8) ở nhóm ĐC là 10,53%, ở nhóm TN tăng lên 30,70%; đồng thời, nhóm ĐC tỷ lệ đạt điểm 6-8 chiếm 45,61%, nhóm TN tỷ lệ này tăng lên 67,54%. Nếu tính chung tỷ lệ phần trăm cả điểm mức 1 và mức 2 của nhóm TN chiếm (98,25%) cao hơn hẳn so với nhóm ĐC (56,14%), đây là một tỷ lệ lí tưởng.

- Năm học 2021-2022, tỷ lệ nhóm ĐC có mức điểm 4-7 là 41,25%, nhưng nhóm TN tỷ lệ này là 3,75%; có 3 HS có mức điểm 9-10 ở nhóm ĐC (chiếm tỷ lệ 6,25%), ở nhóm TN đã có 18 học sinh có điểm mức điểm 9-10, chiếm 27,50%; nhóm ĐC có 52,50% có mức điểm 6-8, nhóm TN mức điểm 6-8 là 68,75%. Nếu tính chung tỷ lệ mức 1 và mức 2 tỷ lệ này chiếm 96,55% cao hơn hẳn so với tỷ lệ ở nhóm ĐC là 58,75%.

Sự khác biệt giữa các mức độ điểm của nhóm ĐC và nhóm TN về điểm đánh giá qua hỏi bài cũ ở bảng 3.8, được trực quan hóa bằng các biểu đồ 3.3 và 3.4.

Biểu đồ 3.3. So sánh điểm của nhóm TN và nhóm ĐC qua đánh giá hỏi bài cũ

Biểu đồ 3.4. So sánh mức điểm đánh giá của nhóm TN và ĐC qua hỏi bài cũ

Điểm 9-10 Điểm 6-8 Điểm 3-5 Nhóm TN Nhóm ĐC Mức 1 Mức 2 Mức 3

48 Tổng hợp đánh giá kết quả đánh giá mức điểm qua kiểm tra bài cũ của học sinh ở nhóm TN ta thấy mức điểm 9-10 chiếm 29,38%, mức điểm 6-8 chiếm 68,04% cao hơn hẳn so với nhóm ĐC là 8,76% và 48,45%; tỷ lệ mức điểm 3-5 chỉ còn 2,58% thấp hơn so với nhóm ĐC là 42,78%.

Kiểm định sự sai khác giữa kết quả của nhóm TN và nhóm ĐC về mức điểm chúng tôi thu được ở bảng 3.9.

Bảng 3.7. Bảng kiểm định sự sai khác giữa các mức độ điểm đạt được của học sinh của nhóm TN và nhóm ĐC trong hai năm học 2020-2021

và 2021-2022

Năm học Khi bình phương- Trị số p Bậc tự do df

Năm học 2020-2021 60,41 7.6310E-14 2

Năm học 2021-2022 37,45 7.3910E-09 2

Số liệu ở bảng 3.9 cũng cho thấy rằng giá trị của năm học 2020-2021 là 60,41, năm học 2021-2022 là 37,45 đều lớn hơn giá trị tiêu chuẩn = 5,99, với bậc tự do df = 2, giá trị tới hạn  = 0,05; trị số p của hai năm học lần lượt là 7,631 x 10-14 và 7,391 x 10-9 đều nhỏ hơn giá trị cho phép của p = 0,05, nên bác bỏ giả thiết H0, do đó sự chênh lệch kết quả giữa nhóm TN và nhóm ĐC là có ý nghĩa. Tức là các dữ liệu thu được không phải do các yếu tố ngẫu nhiên mà do tác động thực nghiệm mới có kết quả đó.

Qua phân tích số liệu về ở trên đều cho thấy kết quả điểm của học sinh qua hỏi bài cũ của nhóm TN cao hơn hẳn nhóm ĐC.

49

Một phần của tài liệu SKKN VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GRAPH TRONG DẠY HỌC PHẦN TIẾN HÓA - SINH HỌC 12 GIÚP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)