Kiểm tra, đánh giá sau thực nghiệm và so sánh

Một phần của tài liệu SKKN lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông (Trang 26 - 28)

Sau khi áp dụng vào thực tiễn nhóm bài tập mà chúng tôi xây dựng với kế hoạch và lượng vận động như trên cho nhóm thực nghiệm, tôi đã tiến hành kiểm tra lại thành tích của các test kiểm tra trước đó. Từ đó tôi có cơ sở để đánh giá tính hiệu quả của nhóm bài tập đã xây dựng. Kết quả được trình bày ở bảng:

Bảng 3.5. Kết quả kiểm tra các test đánh giá sau thực nghiệm cho học sinh lớp

27 (nA = nB = 40) Nhóm Nhóm đối chứng nA = 40 Nhóm thực nghiệm nB= 40

Nhảy cao toàn bộ kỹ thuật

(Nhóm nam) 132 cm 136 cm

Nhảy cao toàn bộ kỹ thuật

(Nhóm nữ) 110 cm 120 cm

Từ những kết quả trên, tôi đi đến kết luận sơ bộ rằng: việc sử dụng các bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng bước đầu có hiệu quả trong việc nâng cao thành tích nhảy cao nằm nghiêng cho học sinh lớp 10.

Song song với quá trình kiểm tra thành tích nhảy cao nằm nghiêng sau thực nghiệm, dựa vào thang điểm đánh giá kỹ thuật nhảy cao đã xây dựng. chúng tôi tiến hành đánh giá trình độ kỹ thuật của hai nhóm.

Bảng 3.6. So sánh và phân loại kỹ thuật của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm (nA = nB = 40) Nhóm Kỹ thuật Nhóm đối chứng nA = 40 Nhóm thực nghiệm nB = 40 Số học sinh Tỉ lệ (%) Số học sinh Tỉ lệ (%) A 12 30% 22 55% B 15 38% 12 30% C 10 25% 6 15% D 3 8% 0 0

Qua bảng 3.6 ta nhận thấy tỉ lệ kỹ thuật loại khá (B), giỏi (A) của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng tương đối nhiều:

- Kỹ thuật loại A, B của nhóm thực nghiệm: 85% - Kỹ thuật loại A, B của nhóm đối chứng: 68%

28

Kết quả các test kiểm tra trước và sau thực nghiệm để chứng tỏ sự thay đổi về thành tích của 2 nhóm và tính ưu việt của nhóm bài tập mà tôi xây dựng.

Một phần của tài liệu SKKN lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông (Trang 26 - 28)