1. KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận khoa học và thực tiễn giáo dục ở trên, các số liệu thu được qua phân tích, xử lý, đánh giá trong quá trình nghiên cứu này giúp chúng tôi đi đến kết luận sau:
Nhảy cao nằm nghiêng là một kỹ thuật khó trong môn điền kinh, nó yêu cầu cả mặt kỹ thuật lẫn thể lực. Việc sử dụng các bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy kỹ thuật chưa phù hợp và còn thiếu, chưa đáp ứng được với yêu cầu giảng dạy. Qua một thời gian nghiên cứu chúng tôi đã lựa chọn được nhóm bài tập nhằm phát triển thể lực, bổ trợ kỹ thuật và xây dựng một tiến trình giảng dạy nhảy cao nằm nghiêng cho học sinh lớp 10. Các bài tập đó bao gồm:
1. Tại chổ giậm nhảy kết hợp đá lăng và xoay người. 2. Chạy đà, đi 3 - 5 bước giậm nhảy đá chân lăng.
3. Chạy đà 3 - 5 bước giậm nhảy thực hiện động tác đá chân lăng, xoay người 4. Chạy đà 9 - 11 bước hoàn thiện 4 giai đoạn kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng 5. Chạy đà vuông góc với xà giậm nhảy chân lăng duỗi thẳng qua xà. 6. Bật nhảy tại chỗ bằng một chân và một chân duỗi thẳng
7. Lò cò tiếp sức 15m x 2 8. Bật cao tại chổ
9. Chạy 30m - 60m xuất phát cao và chạy tốc độ cao. 10. Lò cò nhanh bằng một chân 30m
11. Bật cóc 20m 12. Nhảy dây.
Nhóm bài tập mà tôi lựa chọn đã đem lại hiệu quả cao khi áp dụng vào giảng dạy cho học sinh lớp 10. Cụ thể là sau khi áp dụng hệ thống bài tập
30
vào giảng dạy cho nhóm thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra đánh giá thành tích toàn bộ kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm. Thành tích của nhóm thực nghiệm sau khi tập luyện đã tăng lên nhiều so với nhóm đối chứng.
Bởi vậy, hệ thống bài tập mà chúng tôi lựa chọn đã góp phần làm phong phú thêm phương tiện giáo dục thể chất, giúp cho quá trình giảng dạy của giáo viên và quá trình học tập của học sinh đạt kết quả cao.
2. KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở kết luận đã nêu trong đề tài, cùng với thực tiễn giảng dạy ở trường THPT.., chúng tôi có một số đề kiến nghị như sau:
- Đối với học sinh THPT việc xác định đúng các bài tập cho các em tập luyện là một điều kiện thuận lợi, giúp các em phát triển tốt nhất về thể lực cũng như nâng cao thành tích, phát triển kỹ thuật. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy cần áp dụng nhiều bài tập ở các môn thể dục thể thao nói chung và nhảy cao nằm nghiêng nói riêng, giúp học sinh có thể đạt hiệu quả tập luyện tốt nhất.
- Tạo điều kiện bổ sung các cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình học tập, rèn luyện của học sinh là việc làm cần thiết và quan trọng giúp các em đạt kết quả cao hơn.
Đề tài tôi nghiên cứu áp dụng trong phạm vi nhất định, khả năng bản thân, thời gian và điều kiện hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến, bổ sung để đề tài ngày được hoàn thiện và áp dụng vào quá trình giảng dạy cũng như huấn luyện được hiệu quả hơn.
31
MỤC LỤC
STT Nội dung Trang
1 Mục lục 1
2 A. Phần mở đầu 2
3 1. Lí do chọn đề tài 2
4 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 3. Mục đích nghiên cứu 3
6 4. Giả thiết nghiên cứu 3
7 5. Phương pháp nghiên cứu 3
8 6. Đóng góp của đề tài 4 9 B. Phần nội dung 5 10 I. Cơ sở khoa học 5 11 1. Cơ sở lý luận 5 12 2. Cơ sở thực tiễn 5 13 3. Cơ sở sinh lý 6
14 II. Đánh giá thực trạng về những vấn đề liên quan đến nội dung đề tài dung đề tài
12
15 1. Đối tượng nghiên cứu 12
16 2. Phương pháp nghiên cứu 12
17 3. Phương pháp đọc và phân tích tài liệu 12
18 4. Phương pháp quan sát sư phạm 12
19 5. Phương pháp điều tra phỏng vấn 12
20 6. Phương pháp thực nghiệm sp 13
21 7. Phương pháp dùng bài thử 13
22 8. Địa điểm thực hiện đề tài 13
23 III. Hệ thống các động tác, giải pháp đã làm 13
24 1.2.3... 13
25 4. Kết quả đạt được 21
26 5. Bài học kinh nghiệm 21
27 6. Những điểm còn hạn chế 21
28 C. Kết luận và kiến nghị 22
29 1. Kết luận 22
32
31 * Tài liệu tham khảo 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Dương Nghiệp Chí, Phạm Khắc Học, (2000), Điền kinh, NXB TDTT. 2. PGS.TS Dương Nghiệp Chí, TS Lương Kim Chung (2000), Xã hội học thể dục
thể thao, NXB TDTT
3. Phạm Khắc Học, Nguyễn Hữu Bằng (2001), Giáo trình điền kinh NXB TDTT. 4. Vũ Đàm Hùng (1990), Phương pháp nghiên cứu khoa học thể dục thể thao,
NXB TDTT.
5. Quang Hưng, Nguyễn Hùng (2003), Tìm hiểu điền kinh thế giới, NXB TDTT. 6. TS. Hoàng Thị Khuê, 2006, Giáo trình sinh lý học thể dục thể thao, khoa giáo
dục thể chất trường Đại học Vinh.
7. Nguyễn Toán – Phạm Danh Tốn, 1993, Lý luận phương pháp giáo dục thể chất, Nxb TDTT.
8. Nguyễn Đức Văn, 1987, Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao, Nxb
TDTT.
9. Sách giáo viên thể dục lớp 10 NXB Giáo dục.