Dự án 1: Glucozơ – Mạch nguồn sự sống

Một phần của tài liệu SKKN vận DỤNG PHƢƠNG PHÁP dạy học dự án TRONG dạy học CHỦ đề TÍCH hợp PHẦN CACBOHIDRAT POLIME (hóa học 12) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG lực GIẢI QUYẾT vấn đề CHO học SINH (Trang 35)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2. Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án vào dạy học tích hợp một số chủ

2.2.1. Dự án 1: Glucozơ – Mạch nguồn sự sống

I. Ý tưởng dự án

Mọi quá trình sống của cơ thể đều cần cung cấp nguồn năng lượng để cho cơ thể diễn ra các hoạt động sống. Nguồn năng lượng đó được lấy chủ yếu là từ nguồn gluxit mà trực tiếp ở đây chính là glucozơ. Glucozơ là nguyên liệu cực kì quạn trọng và thiết yếu cho hoạt động của hệ thần kinh và tổ chức hoạt động của não bộ. Do đó glucozơ không thể thiếu được trong cơ thể sống, lượng glucozơ trong cơ thể thiếu hoặc thừa đều dẫn đến bệnh hạ đường huyết và bệnh đái tháo đường. Hiện nay bệnh đái tháo đường là vấn đề đáng quan tâm với nguy cơ tử vong cao ở nước ta và ngày càng gia tăng. Ngoài ra, glucozơ là nguồn nguyên liệu trực tiếp cho các quá trình sản xuất trong đời sống hằng ngày.

Vậy glucozơ có vai trò quan trọng như thế nào trong cơ thể sống, trong y học ? Quá trình hình thành glucozơ trong tự nhiên và sự chuyển hóa glucozơ trong cơ thể con người như thế nào? Làm thế nào để phòng ngừa bệnh đái tháo đường và bệnh hạ đường huyết,...?

Để hiểu về cấu tạo, tính chất và ứng dụng của glucozơ, đồng thời hiểu thêm về một số vấn đề khi chỉ số đường huyết thay đổi, để từ đó có những biện pháp phòng

31 ngừa qua đó có ý thức bảo vệ sức khỏe thì các em hãy cùng khám phá qua dự án:

“Glucozơ – Mạch nguồn sự sống” II. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Học sinh nêu được khái niệm, phân loại các hợp chất cacbohiđrat.

- Xác định được sản phẩm của phản ứng quang hợp ở thực vật là có glucozơ và vị trí xảy ra ở lá, thân, rễ (nơi có diệp lục).

- Trình bày được trạng thái tự nhiên của glucozơ.

- Trình bày được vai trò của glucozơ trong cơ thể sống chính là nguồn nguyên liệu trực tiếp thực hiện quá trình hô hấp.

- Trình bày nhu cầu glucozơ trong cơ thể con người.

- Trình bày và giải thích được những ảnh hưởng khi cơ thể thiếu hoặc dư thừa lượng glucozơ.

- Đề xuất được các biện pháp phòng tránh bệnh đái tháo đường và bệnh hạ đường huyết.

- HS trình bày được mối liên hệ giữa đặc điểm cấu trúc phân tử, tính chất vật lý, tính chất hóa học của glucozơ.

- Trình bày được các ứng dụng của glucozơ trong sản xuất, y học để thấy được glucozơ là nguồn nguyên liệu cho các quá trình sản xuất.

- HS trình bày được sự lên men là gì? Quá trình lên men diễn ra như thế nào?

- HS vận dụng vào làm các sản phẩm như rượu vang, làm sữa chua, muối cà, muối dưa ….

- HS vận dụng vào giải quyết các vấn đề trong học tập và trong thực tiễn.

2. Kĩ năng

- Viết được các phương trình phản ứng tổng quát của quá trình quang hợp và quá trình hô hấp.

- Viết được công thức phân tử dạng mạch vòng của glucozơ.

- Tiến hành các thí nghiệm và viết được các phương trình với H2, Cu(OH)2, tráng bạc, dung dịch Br2.

- Tìm kiếm thông tin về ứng dụng của glucozơ trong sản xuất, trong y học

- Thu thập thông tin về những ảnh hưởng glucozơ thiếu thừa tới con người.

- Phân biệt dung dịch glucozơ với glixerol, glucozơ với anđehit fomic bằng phương pháp hoá học.

- Giải được bài tập liên quan đến đến phản ứng lên men rượu, tráng bạc…

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh đức tính cẩn thận, chính xác.

- Nhận thức được vai trò glucozơ trong cơ thể và trong đời sống.

4. Định hướng các năng lực được hình thành

* Năng lực giải quyết vấn đề

- Nhận thức được phải giải quyết được yêu cầu của dự án dự trên nền tảng kiến thức hóa học và một số môn học liên quan.

32

- Trình bày được cách phòng các bệnh liên quan tới glucozơ.

- Trình bày được một số ứng dụng của glucozơ là nguyên liệu trực tiếp cho sản xuất gương, ruột phích, làm sữa chua, muối dưa cà, lên men rượu.

* Năng lực hợp tác: Biết phân công nhiệm vụ cho từng thành viên sao cho mỗi

thành viên phát huy được khả năng của mình. Tích cực hợp tác, khuyến khích và giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

* Năng lực sáng tạo: Thiết kế sản phẩm của bài báo cáo dự án powerpoint; Trình

bày bài báo cáo thông qua sơ đồ tư duy.

* Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: Tìm hiểu tài liệu liên quan đến dự án thông qua internet; Tạo các slide báo cáo có chèn hình ảnh minh họa phù hợp

Tuy nhiên, trong chủ đề này chúng tôi tập trung hướng tới phát triển năng lực GQVĐ cho HS.

III. Nội dung của chủ đề

Chủ đề gồm 4 nội dung lớn:

(1) Trạng thái tự nhiên, vai trò của glucozơ trong cơ thể sống.

(2) Nhu cầu glucozơ trong cơ thể con người.

(3) Tính chất vật lí, cấu trúc phân tử, tính chất hóa học và tầm quan trọng của glucozơ trong đời sống.

(4) Vận dụng nguồn nguyên liệu trực tiếp glucozơ trong quá trình lên men vào làm sản phẩm rượu nho, muối dưa cà, làm sữa chua.

IV. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của giáo viên

- Sổ theo dõi dự án cho 4 nhóm.

- Phiếu hướng dẫn nghiên cứu, thực hiện dự án cho từng học sinh.

- Nội dung bộ câu hỏi định hướng.

- Phiếu đánh giá dự án của giáo viên, học sinh.

- Tài liệu tra cứu.

- Bài kiểm tra củng cố kiến thức sau dự án.

- Trang thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện tốt dự án.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Giấy A0, bút màu, keo dán, kéo...

- Ôn tập lại kiến thức về tính chất của ancol đa chức, anđehit.

- Tìm hiểu về dạy học dự án và các kĩ năng liên quan.

- Tranh ảnh trong SGK và tranh ảnh sưu tầm có liên quan đến nội dung của dự án (các tài liệu, áp phích, tranh ảnh tuyên truyền, cổ động…).

3. Một số tài liệu tham khảo

- Sách giáo khoa hóa học 12 phần Cacbohiđrat

- Bài 4: Cacbohiđrat và lipit, hô hấp, quang hợp (Sinh học lớp 10 THPT)

- Bài 20: Cân bằng nội môi, phản ứng lên men, phân giải polisaccarit (Sinh học lớp 10 THPT).

- Tài liệu về bệnh tiểu đường, hạ huyết áp...

33

*Phương pháp: PP DHDA (phương pháp chính); PP đàm thoại nêu vấn đề; PP giải quyết vấn đề; PP trực quan.

*Thời lượng dự kiến: 2 tuần làm việc nhóm, trong đó có 2 tiết học trên lớp.

* Hướng dẫn thực hiện dự án:

Tuần 1

- GV giới thiệu cho HS tìm hiểu về dạy học theo dự án và các kĩ thuật phụ trợ (sơ đồ tư duy, kĩ thuật đặt câu hỏi 5W1H)

- GV lên kế hoạch dự án, phổ biến dự án, nhiệm vụ thực hiện tới từng HS thông qua "Phiếu hướng dẫn thực hiện dự án"

- GV hướng dẫn cho HS các kĩ năng tra cứu thông tin, nguồn tra cứu thông tin và in tài liệu phát cho mỗi nhóm HS.

- Cung cấp cho HS địa chỉ email của GV để trao đổi thông tin, thắc mắc.

- Học sinh phân công nhiệm vụ của từng thành viên, chuẩn bị và tiến hành thu thập thông tin liên quan đến dự án.

- HS tiếp tục tìm kiếm thông tin, triển khai nhiệm vụ, tự tổ chức thảo luận để xử lí các thông tin thu thập được, chuẩn bị làm bài báo cáo và báo cáo sản phẩm.

- GV thường xuyên đôn đốc, trợ giúp để đảm bảo tiến độ, hiệu quả làm việc của mỗi nhóm.

Tuần 2

- Hoàn chỉnh sản phẩm, nộp sản phẩm (bài trình diễn powerpoint, sổ theo dõi dự án), chuẩn bị nội dung báo cáo.

- Biểu diễn trước lớp (thực hành biểu diễn thí nghiệm), báo cáo sản phẩm (powerpoint và sơ đồ tư duy, sản phẩm rượu nho, sữa chua) và tổng kết dự án.

Thời gian báo cáo: 5- 8 phút /nhóm. * Tổ chức nhóm

- HS tự lập thành 4 nhóm (hoặc GV chia nhóm), mỗi nhóm khoảng 10 HS.

- Các nhóm bầu nhóm trưởng và thư kí. Các thành viên trong nhóm tự giác, chủ động thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

- Các thành viên trong nhóm hỗ trợ lẫn nhau làm việc để đạt hiệu quả cao nhất.

Các nhóm đóng vai là các nhà nghiên cứu tìm hiểu nguồn sinh ra glucozơ từ đó thấy được vai trò của glucozơ trong cơ thể? Nhu cầu glucozơ trong con người? Tìm hiểu tính chất dẫn đến các ứng dụng của glucozơ trong đời sống? Vận dụng quá trình lên men từ nguồn nguyên liệu trực tiếp glucozơ vào làm rượu nho, muối dưa cà? Các nhóm trình bày các nhiệm vụ bằng powerpoint hoặc video, sản phẩm.

* Nhiệm vụ cần thực hiện:

Nhóm Nhiệm vụ cụ thể

Nhóm 1: Nghiên cứu glucozơ trên quan điểm của nhà sinh học

- Tìm hiểu qúa trình hình thành glucozơ trong tự nhiên + Viết phương trình phản ứng quang hợp của thực vật. + Xác định vị trí và sản phẩm của quá trình quang hợp ở thực vật.

Từ quá trình quang hợp ở thực vật nêu trạng thái tự nhiên của glucozơ.

34 - Tìm hiểu vai trò của glucozơ trong cuộc sống

+ Viết phương trình tổng quát của quá trình hô hấp.

+ Xác định nguyên liệu của quá trình hô hấp và vai trò của sản phẩm quá trình hô hấp.

- Vai trò của glucozơ đối với cơ thể sống Nhóm 2: Nghiên

cứu glucozơ với vai trò là nhân viên y tế

Tại buổi hội thảo "Các bệnh liên quan tới glucozơ", là một nhân viên trung tâm y tế, em hãy thuyết trình về các vấn đề sau:

- Lượng glucozơ có trong máu của người bình thường. - Quá trình điều hòa lượng glucozơ trong máu của người bình thường khi đói và sau bữa ăn.

- Những ảnh hưởng khi cơ thể thiếu hụt hay dư thừa glucozơ trong máu tới sức khỏe con người.

- Lời khuyên về cách phòng tránh các bệnh do cơ thể thiếu hụt hay dư thừa glucozơ trong máu.

Nhóm 3: Nghiên cứu glucozơ với vai trò nhà hóa học

- Tìm hiểu về tính chất vật lí, cấu trúc phân tử của glucozơ và dự đoán tính chất hóa học của glucozơ.

- Tiến hành làm thí nghiệm kiểm chứng tính chất hoá học của glucozơ và quay video giới thiệu sản phẩm của thí nghiệm.

- Tìm hiểu ứng dụng của glucozơ trong đời sống (sản xuất, y học).

- Xác định vai trò của glucozơ trong các ứng dụng trên. Nhóm 4: Nghiên

cứu glucozơ với vai trò nhà sản xuất

- Tìm hiểu quá trình lên men.

- Phân loại và tìm hiểu quá trình lên men của từng loại. - Nguồn nguyên liệu của quá trình lên men để làm rượu nho, muối dưa chua, làm sữa chua…

- Vận dụng quá trình lên men vào làm các sản phẩm như ủ rượu nho, muối dưa, làm sữa chua.

* Bộ câu hỏi định hƣớng

Câu hỏi khái quát: Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng ?

Câu hỏi bài học: Glucozơ có tầm quan trọng như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?

Nhóm Câu hỏi nội dung

1 1.Trình bày quá trình hình thành glucozơ từ tự nhiên?

2.Nêu vị trí và sản phẩm của quá trình quang hợp ở thực vật? 3.Nêu trạng thái tự nhiên của glucozơ?

4.Nêu vai trò của quá trình hô hấp đối với cơ thể sống? 5.Vai trò của glucozơ trong cơ thể sống?

2 1.Qúa trình điều hòa glucozơ trong máu?

2.Lượng glucozơ trong máu thay đổi ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể con người? Gây ra các bệnh gì?

35 3.Cách phòng tránh cách bệnh đó?

3 1. Nêu tính chất vật lí của glucozơ (trạng thái, màu sắc, t0nc, tính tan, vị ) và giải thích vì sao ăn đường glucozơ lại cảm thấy mát lạnh ở đầu lưỡi?

2. Phân tích các dữ kiện thực nghiệm, trình bày cấu trúc dạng mạch hở và dạng mạch vòng của glucozơ và cho biết:

- Trong dung dịch glucozơ tồn tại ở dạng nào là chủ yếu?

- Nhận xét về CTCT và dự đoán tính chất hóa học của glucozơ? 3. Tiến hành làm thí nghiệm kiểm chứng tính chất hoá học của glucozơ và ghi vào bảng sau.

TCHH Hiện tượng và viết PTHH

Giả thíc Lưu ý khi làm TN 1. Phản ứng tráng bạc 2. .Tác dụng với Cu(OH)2 3. Tác dụng với nước Br2

. 4. Ứng dụng của glucozơ trong công nghiệp, trong y học?

4 1.Quá trình lên men?

2.Quá trình lên men có mấy loại?

3.Nguyên liệu của quá trình lên men rượu nho, muối dưa cà, sữa chua?

4.Quá trình làm rượu vang, ủ sữa chua và muối dưa cà?

VI. Kế hoạch dạy học

Thời gian

Tiến trình hoạt động

Hoạt động của HS Hỗ trợ của GV Kết quả dự kiến

Tiết 1 Khởi động - Xem các video, nhận nhiệm vụ giải quyết vấn đề

- Thảo luận đưa ra một số đề tài dự án - Tự thành lập nhóm theo khả năng và hứng thú - Cho HS xem phần mềm mô phỏng, hình ảnh, … - Làm rõ nhiệm vụ học tập

- Báo cáo của các nhóm giải thích các hiện tượng. - Đề xuất tên đề tài dự án Tiết 2, 3(Thực hiện sau 2 tuần tiến hành Hình thành kiến thức - Làm việc cá nhân và làm việc nhóm đọc tài liệu Giao nhiệm vụ trực tiếp hoặc phiếu học tập Báo cáo kết quả của các nhóm khi tìm hiểu các nội dung Luyện tập; vận - Nhận nhiệm vụ theo tài liệu học tập

- Giao phiếu bài tập.

-Hoàn thành bài tập

36 dự án) dụng - Làm bài kiểm tra

cuối chủ đề

-Các bài kiểm tra của học sinh Tiết 4 Hoạt động mở rộng tìm tòi - Nhận nhiệm vụ theo tài liệu học tập Giao nhiệm vụ trực tiếp hoặc phiếu học tập Báo cáo kết quả của các nhóm

Chú ý: Có thể thực hiện nhiệm vụ hoạt động mở rộng tìm tòi ở nhà

Yêu cầu sản phẩm của học sinh

Bài trình chiếu powerpoint hoặc video với các nội dung mà GV đã yêu cầu cụ thể: Nhóm I: Bài thuyết trình về vai trò của glucozơ

Nhóm II: Bài thuyết trình nhóm về glucozơ với vấn đề sức khỏe

Nhóm III: Sơ đồ tư duy và video mô phỏng thí nghiệm về tính chất hóa học

Nhóm IV: Bài thuyết trình và kèm theo sản phẩm về rượu nho, muối dưa, sữa chua

VII. Tiến trình hoạt động

Hoạt động 1. Khởi động

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Giới thiệu dự án và bộ câu hỏi định hướng tìm hiểu về vai trò của glucozơ trong cơ thể sống và ứng dụng của glucozơ trong sản xuất và đời sống thông qua hình thức DHDA.

- Đánh giá nhu cầu; Xác định nhiệm vụ: Yêu cầu học sinh điền vào cột K và cột W ở bảng K-W-L.

- Tổ chức cho HS đề xuất đề tài hoặc gợi ý một số đề tài dự án liên quan đến glucozơ (Quan tâm đến những đề tài gắn liền với trong đời sống).

- Gợi ý, thống nhất đề tài: Glucozơ – Mạch nguồn sự sống.

- Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm

- Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm để nêu được nội dung, nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện trong dự án của mỗi nhóm. - Tổng hợp ý kiến HS, thống nhất các nội dung, nhiệm vụ cần trình bày.

- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS thực hiện dự án (về nội dung, hình thức, thời hạn nộp sản phẩm dự án, nguồn tra

- Lắng nghe.

- Thảo luận theo kỹ thuật 5W1H để đưa ra một số đề tài dự án.

- Xác nhận đề tài dự án.

- Tự thành lập nhóm theo khả năng và hứng thú.

- Thảo luận để bầu nhóm trưởng, thư kí.

- Thảo luận đưa nội dung, nhiệm vụ cụ thể.

- HS ghi nhận và hệ thống các nội dung, nhiệm vụ.

- HS nghiên cứu tìm hiểu nhiệm vụ của nhóm mình. K (Những điều đã biết) W (Những điều muốn biết) L (Những điều đã học được)

37 cứu thông tin).

Một phần của tài liệu SKKN vận DỤNG PHƢƠNG PHÁP dạy học dự án TRONG dạy học CHỦ đề TÍCH hợp PHẦN CACBOHIDRAT POLIME (hóa học 12) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG lực GIẢI QUYẾT vấn đề CHO học SINH (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)