3.1. Mục đích thực nghiệm
Trên cơ sở những nội dung đề xuất ở trên, tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm (TNSP) nhằm đánh giá sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh thông qua một số dự án đã được thiết kế.
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm
- Xây dựng các phiếu điều tra giáo viên và học sinh về DHDA trước và sau khi tiến hành thực nghiệm nhằm đánh giá năng lực GQVĐ bằng bộ công cụ vừa thiết kế. - Thiết kế các chủ đề, xin ý kiến đóng góp của nhóm sinh hoạt chuyên môn trường THPT Yên Thành 2 về nội dung của chủ đề. Sau đó, tôi đã chỉnh sửa theo góp ý của tổ cho chủ đề hoàn thiện hơn
- Thực nghiệm các chủ đề đã xây dựng và kiểm tra cuối chủ đề.
- Xử lí các kết quả thực nghiệm, phân tích, nhận xét và đánh giá hiệu quả của DHDA.
3.3. Đối tƣợng và nội dung thực nghiệm
Tôi tiến hành thực hiện 03 dự án dạy học: dự án 1: Glucozơ – Mạch nguồn sự sống; dự án 2: Polisaccarit – Nguồn dinh dưỡng sự sống; dự án 3: Chất dẻo và ô nhiễm môi tại trường THPT Yên Thành 2 trong năm học 2020 – 2021.
Tôi lựa chọn lớp: 12A1 (41 HS) và lớp 12A3 (40 HS) là lớp thực nghiệm (TN); lớp 12A4 (42 HS) và lớp 12A2 (43 HS) là lớp đối chứng (ĐC). Ở lớp TN tiến hành dạy học theo kế hoạch bài học đã thiết kế trong sáng kiến. Ở lớp ĐC giờ học được tiến hành theo kế hoạch bài học bình thường của GV trực tiếp giảng dạy môn Hóa học. Phương pháp đánh giá chất lượng bài học dựa vào bài kiểm tra.
Bảng 3.1: Kết quả phiếu hỏi HS lớp TN về tự đánh giá mức độ của năng lực GQVĐ, ứng dụng vào thực tiễn trước thực nghiệm
TT Tiêu chí phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
Mức độ (% = SL/81.100%)
Chưa đạt
Đạt Tốt Rất tốt 1 Phát hiện và nêu được tình huống
có vấn đề trong học tập và thực tiễn
24,69 53,09 13,58 8,64 2 Phân tích được tình huống có vấn
đề trong học tập và thực tiễn
25,93 54,32 13,58 6,17 3 Lập kế hoạch và giải quyết một số
vấn đề đơn giản trong học tập và trong thực tiễn
13,96 55,81 17,44 12,77
4 Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề cần giải quyết
12,79 44,18 36,04 6,97 5 Sử dụng kiến thức liên môn để giải
quyết vấn đề
12,79 38,37 36,04 6,79 6 Đề xuất và phân tích được một số 16,28 43,02 25,58 13,93
51 giải pháp GQVĐ đặt ra
7 Lựa chọn giải pháp phù hợp nhất 13,96 45,35 36,04 4,64 8 Thực hiện thành công giải pháp đã
lựa chọn
17,45 43,02 25,58 24,41 9 Đánh giá được hiệu quả của giải
pháp đã lựa chọn
17,45 38,37 36,04 8,12 10 Vận dụng giải pháp vào tình huống
tương tự hoặc bối cảnh mới
18,61 51,16 18,60 11,61
3.4. Tiến hành thực nghiệm
Tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm như sau:
1. Xin ý kiến nhận xét, đánh giá của các GV giảng dạy bộ môn Hóa học tại trường THPT Yên Thành 2 về kế hoạch bài học đã thiết kế.
2. Tiến hành thực nghiệm: dạy học và hỗ trợ HS học tập trực tuyến trước và sau giờ lên lớp. Giờ lên lớp tiến hành theo tiến trình của kế hoạch bài học thực nghiệm. Sau mỗi tiết dạy ở đều cho HS các lớp TN và ĐC làm bài kiểm tra với thời gian và thang điểm cho từng bài là như nhau. Kết thúc thực nghiệm, phát phiếu tự đánh giá năng lực GQVĐ cho HS lớp TN.
(Đề bài và đáp án của bài kiểm tra được trình bày ở phần phụ lục)
Lớp thực nghiệm và đối chứng được chọn đều tương đương nhau về trình độ và khả năng học tập.
3.5 Kết quả thực nghiệm sƣ phạm
3.5.1. Kết quả định tính
- Giáo viên đánh giá sự phát triển năng lực GQVĐ của học sinh
Tôi đã tổng hợp kết quả GV đánh giá năng lực GQVĐ của HS như sau:
Bảng 3.2: Kết quả quan sát sự phát triển năng lực GQVĐ của học sinh
Lớp Điểm quan sát
Lớp thực nghiệm (TN) 12A1 79,8/100
12A3 76,4/100
Lớp đối chứng (ĐC) 12A2 64,5/100
12A4 53,6/100
- Học sinh lớp TN tự đánh giá năng lực GQVĐ
Dưới đây là bảng mô tả mức độ đạt được về năng lực GQVĐ của HS.
Bảng 3.3: Kết quả phiếu hỏi HS lớp TN về tự đánh giá mức độ của năng lực GQVĐ, ứng dụng vào thực tiễn sau thực nghiệm
TT Tiêu chí phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
Mức độ (% = SL/81.100%)
Chưa đạt
Đạt Tốt Rất tốt 1 Phát hiện và nêu được tình huống
có vấn đề trong học tập và thực tiễn
52 2 Phân tích được tình huống có vấn
đề trong học tập và thực tiễn
2,32 40,69 39,53 17,46 3 Lập kế hoạch và giải quyết một số
vấn đề đơn giản trong học tập và trong thực tiễn
3,49 48,84 24,42 23,25 4 Thu thập và làm rõ các thông tin có
liên quan đến vấn đề cần giải quyết
2,32 37,21 43,02 17,45 5 Sử dụng kiến thức liên môn để giải
quyết vấn đề
2,32 31,40 43,02 23,26 6 Đề xuất và phân tích được một số
giải pháp GQVĐ đặt ra
5,81 36,05 43,02 15,12 7 Lựa chọn giải pháp phù hợp nhất 3,49 38,37 43,02 15,12 8 Thực hiện thành công giải pháp đã
lựa chọn
6,98 36,05 32,56 24,41 9 Đánh giá được hiệu quả của giải
pháp đã lựa chọn
6,98 31,40 43,02 18,60 10 Vận dụng giải pháp vào tình huống
tương tự hoặc bối cảnh mới
8,14 44,19 25,58 22,09 Nhận xét: Từ số liệu bảng 3.2 cho thấy điểm quan sát của lớp TN (sau thực nghiệm) lớn hơn lớp ĐC, điều đó chứng tỏ năng lực GQVĐ, vận dụng vào thực tiễn của lớp TN tốt hơn lớp ĐC. So sánh kết quả đạt được ở mỗi tiêu chí của HS lớp TN trước và sau thực nghiệm (bảng 3.1 và bảng 3.3) cho thấy năng lực GQVĐ của HS đã có nhiều chuyển biết tốt hơn so với trước tác động.
3.5.2. Kết quả các bài kiểm tra
Kết quả các bài kiểm tra được thống kê ở bảng dưới đây:
Bảng 3.4: Kết quả kiểm tra chất lượng
Bài kiểm tra Lớp Số HS Điểm xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 TN 81 0 0 0 0 0 0 3 13 23 28 14 ĐC 85 0 0 0 0 0 4 14 30 26 9 2 2 TN 81 0 0 0 0 0 0 2 12 26 25 16 ĐC 85 0 0 0 0 0 3 13 32 25 8 4 3 TN 81 0 0 0 0 0 0 2 13 20 31 15
53 ĐC 85 0 0 0 0 0 4 16 28 23 11 3
Tổng
TN 243 0 0 0 0 0 0 7 38 69 84 45
ĐC 255 0 0 0 0 0 11 43 90 74 28 9 Sau khi xử lý số liệu của các bài kiểm tra, tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.5: Phân loại kết quả điểm của bài kiểm tra
Điểm số Yếu – kém Trung bình Khá Giỏi Tổng 0 – 4 5 – 6 7 – 8 9 – 10 TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC Số HS 0 0 7 54 107 164 129 37 243 255 Tỉ lệ (%) 0 0 2,88 21,18 44,03 64,31 53,09 14,51 100 100
Hình 3.1. Biểu đồ tần suất biểu diễn phân loại kết quả điểm bài kiểm tra
Bảng 3.6. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần số lũy tích bài kiểm tra
Điểm Số HS đạt điểm xi %HS đạt điểm xi %HS đạt điểm xi trở xuống TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 2 0 0 0 0 0 0 3 0 0 0 0 0 0 4 0 0 0 0 0 0
54 5 0 11 0 4,31 0 4,31 6 7 43 2,88 16,86 2,88 21,17 7 38 90 15,64 35,29 18,52 56,46 8 69 74 28,39 29,02 46,91 85,48 9 84 28 34,57 10,98 82,48 96,46 10 45 9 18,52 3,54 100 100 Tổng nTN = 243 nĐC = 255 100 100
Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra
Nhận xét kết quả xử lí dữ liệu:
Dựa trên các kết quả TNSP và thông qua việc xử lý số liệu TNSP, tôi nhận thấy chất lượng học tập của HS ở lớp TN cao hơn các lớp ĐC. Điều này được thể hiện:
- Các đường lũy tích:
Đồ thị đường lũy tích của lớp TN trong 3 bài kiểm tra đều luôn nằm bên phải và phía dưới các đường lũy tích của lớp ĐC (hình 3.2).Điều này cho thấy, HS các lớp TN đáp ứng được mục tiêu DHTH tốt hơn so với các lớp ĐC.
- Tỉ lệ HS yếu kém, trung bình, khá và giỏi:
Tỷ lệ % HS đạt điểm khá, giỏi ở lớp TN cao hơn tỷ lệ % HS đạt điểm khá, giỏi ở lớp ĐC. Ngược lại, tỷ lệ % HS đạt điểm yếu kém, trung bình ở lớp TN thấp hơn tỷ lệ % HS đạt điểm yếu kém, trung bình ở lớp ĐC (Bảng 3.4; 3.5 và 3.6).
Từ đó ta thấy, phương án thực nghiệm đã đáp ứng được các mục tiêu của DHDA. Học sinh đã bắt đầu biết giải quyết các tình huống thực tế trong các bài kiểm tra đặt ra.
55
PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Sau quá trình thực hiện đề tài, đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, đề tài đã đạt được những kết quả sau:
1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của phương pháp DHDA và thực trạng vận dụng phương pháp này trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông
- Nghiên cứu tổng quan về PPDHDA: khái niệm, phân loại, đặc điểm, những ưu điểm và hạn chế của phương pháp, hồ sơ bài dạy và tiến trình thực hiện DHDA. - Tìm hiểu sự cần thiết phải đổi mới PPDH theo hướng tích cực, các xu hướng đổi mới PPDH và một số PPDH tích cực.
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng PPDHDA trong dạy học hóa học ở trường THPT. Qua nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của phương pháp DHDA, tôi nhận thấy đây là một PPDH tích cực, có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho HS. Vì thế, phương pháp này rất cần được phát triển rộng rãi. Tuy nhiên, tôi cũng nhận thấy thực trạng vận dụng phương pháp này trong thực tế còn rất hạn chế, vì vậy DHDA cần được tiếp tục nghiên cứu và phát triển.
1.2. Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc thiết kế các dự án trong phần Cacbohidrat – Polime thuộc Hóa học lớp 12 THPT.
- Nghiên cứu các nguyên tắc xây dựng chương trình hóa học THPT và phân tích phần Cacbohidrat – Polime thuộc Hóa học lớp 12 THPT
- Xây dựng các nguyên tắc lựa chọn bài để DHDA: nội dung bài phải có tính thực tiễn, phải thiết thực, gần gũi với người học, đảm bảo thời gian hợp lí và phù hợp với điều kiện thực tế. Trên cơ sở đó, tôi đề xuất trình những nội dung hóa học có thể xây dựng thành các dự án học tập theo chương, bài hay theo những chủ đề lớn. - Xây dựng các nguyên tắc thiết kế bài dạy theo dự án: luôn bám sát mục tiêu dạy học; định hướng vào người học; đảm bảo tính thực tiễn; tích hợp công nghệ thông tin và xây dựng kế hoạch đánh giá thường xuyên và liên tục.
1.3. Thiết kế dự án
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về mô hình DHDA và thực tiễn dạy học, tôi đã xây dựng tiến trình dạy học theo dự án và hồ sơ bài dạy cho phần Cacbohidrat – Polime thuộc Hóa học lớp 12 THPT. Hồ sơ bài dạy bao gồm: kế hoạch tổ chức thực hiện, kế hoạch đánh giá, những tư liệu hỗ trợ cho quá trình thực hiện dự án như: tình huống dự án, bộ câu hỏi định hướng, phiếu học tập, kế hoạch phân công nhiệm vụ ...
1.4. Tiến hành thực nghiệm
- Tiến hành thực nghiệm với tiến trình dạy học đã xây dựng. Tôi đã tiến hành thực nghiệm được 03 dự án với 166 HS khối 12 (tương ứng với 2 cặp lớp TN-ĐC) thuộc các trường THPT Yên Thành 2.
- Ghi lại những kết quả thu được, xử lí bằng các thống kê toán học.
- Thăm dò ý kiến của 35 giáo viên và 81 học sinh tại các lớp TN nhằm đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của đề tài.
56 - Phần lớn HS hứng thú với PPDHDA, qua dự án, các em học được nhiều kiến thức và rèn luyện được nhiều kĩ năng bổ ích.
- Kết quả kiểm tra ở lớp TN luôn cao hơn lớp ĐC do hiệu quả của phương pháp. - Đa số GV cho rằng DHDA mất nhiều thời gian và công sức, nhưng đều đánh giá cao những ưu điểm của DHDA.
1.5. Những khó khăn khi triển khai DHDA trong dạy học hóa học ở trường THPT
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, chúng tôi nhận thấy có những khó khăn sau:
- Điều kiện cơ sở vật chất ở một số trường học còn thiếu thốn, chưa đủ đáp ứng nhu cầu của DHDA.
- Nội dung học tập được tổ chức theo chương bài nên thời gian bị hạn chế, các kiến thức lại liên quan với nhau, rất khó triển khai dự án (thường từ 1-2 tuần các em mới hoàn thành trong khi nội dung bài học đôi khi chỉ được phân phối trong một tiết). Hóa học lại là môn khoa học tự nhiên, với nhiều kiến thức mà với đối tượng HS yếu cần sự hướng dẫn của GV rất chi tiết mới có thể nắm được và vận dụng, không thể tự mình tìm hiểu mà rút ra được.
- Kiểm tra - đánh giá hiện nay vẫn chưa chú trọng đến kĩ năng mềm, cũng như kiến thức thực tế của HS. Về phía HS, nhiều em không hứng thú với những hoạt động thực tiễn, vì chúng ảnh hưởng đến thời gian học tập của các em mà không đem lại điểm số. Không chỉ đánh giá HS thông qua điểm số những bài kiểm tra, việc đánh giá xếp loại GV cũng được dựa trên kết quả học tập do người đó giảng dạy. Với áp lực trên, làm sao HS không học để thi và GV không dạy để thi? Mục tiêu sâu xa là học để biết phải trái, học để hành, học để làm người đã bị bỏ qua.
- HS còn yếu các kĩ năng trong quá trình thực hiện dự án như: kĩ năng hoạt động nhóm, làm việc tập thể, báo cáo, thuyết trình…, cũng như các hoạt động lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, đánh giá. Phương pháp này chỉ áp dụng tốt khi HS đã có những kĩ năng cơ bản, có tinh thần trách nhiệm, tinh thần tập thể cũng như tính tự lực, tinh thần tự học.
- Về phía GV, phần lớn vẫn chưa hiểu sâu về phương pháp DHDA, chưa được đào tạo và hướng dẫn cụ thể để áp dụng có hiệu quả vào thực tế.
Thông qua các phiếu điều tra đã thu thập được ý kiến của GV và HS. Những ý kiến phản hồi cho thấy: Việc tổ chức DHDA đã giúp phát triển năng lực HS, đặc biệt là năng lực GQVĐ, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đồng thời tạo hứng thú học tập cho HS, góp phần đáp ứng chuẩn năng lực HS THPT.
Kết quả TNSP sau khi xử lý thống kê đã khẳng định sự đúng đắn của giả thuyết khoa học, tính khả thi của đề tài. Việc sử dụng DHDA đã nâng cao năng lực GQVĐ, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hóa học ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay.
2. Kiến nghị
DHDA với những ưu điểm vượt trội của nó cùng với xu thế phát triển của giáo dục hiện đại, việc vận dụng mô hình này cũng như những hình thức dạy học tích
57 cực khác vào trường học là một việc làm rất cần thiết. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay, việc vận dụng DHDA vào thực tế gặp không ít khó khăn. Làm thế nào để khắc phục những khó khăn này để đưa DHDA vào dạy học THPT một cách thường xuyên và hiệu quả hơn? Tôi xin có một số kiến nghị như sau:
2.1. Với giáo viên
- Từng bước nâng cao sự hiểu biết của mình về lí luận phương pháp dạy học, kịp thời vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại theo hướng tích cực hóa học sinh, đặc biệt là phương pháp DHDA.
- Luôn cập nhật những vấn đề thời sự để lồng ghép vào bài học nhằm gây hứng thú học tập và rèn luyện cho mình các kĩ năng vận dụng kiến thức bộ môn vào thực