Tiến trình giảng dạy

Một phần của tài liệu SKKN xây DỰNG bài tập hóa hữu cơ lớp 11 có LIÊN QUAN THỰC TIỄN đời SỐNG để LỒNG GHÉP vào bài học THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực học SINH (Trang 38 - 41)

1. Hoạt động khởi động (tạo tình huống có vấn đề)

Gây hứng thú và tạo động cơ nghiên cứu khi bắt đầu dạy bài mới cho HS là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học giúp HS tích cực, tự giác và chủ động hơn. Các tình huống hay BTTT có thể thúc đẩy mạnh mẽ động cơ muốn nghiên cứu kiến thức mới của HS. BTTT sử dụng trong hoạt động này thường là những bài gắn với những hiện tượng trong cuộc sống mà HS chưa biết hay chưa biết đầy đủ hoặc đã biết nhưng chưa giải thích được nguyên nhân hay hậu quả của sự việc, những hiện tượng tự nhiên lí thú, những mâu thuẫn với những kiến thức đã có của HS nhằm kích thích HS có hứng thú tìm hiểu và tạo động cơ muốn nghiên cứu kiến thức mới.

Câu hỏi 1. GV khởi động và kiểm tra kiến thức cũ trước khi dạy trong thời gian 7 phút.

- GV tạo tình huống có vấn đề qua câu chuyện sau: Đã từ lâu, rượu được coi

là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp liên hoan, cưới hỏi, lễ Tết nhưng đã có nhiều người phải nhập viện vì bị ngộ độc rượu. Các bác sĩ ở Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai cho rằng nhiều bệnh nhân bị ngộ độc rượu rất nặng, khi vào viện bệnh nhân có hiện tượng không nhìn thấy rõ. Trong một ngày có khi có 7 bệnh nhân điều trị ngộ độc rượu tại bệnh viện Bạch Mai. Họ đều trong tình trạng nhiễm toan chuyển hóa rất nặng, đa phần bệnh nhân có biểu hiện mờ mắt, giảm thị lực hoặc mù, hôn mê, tụt huyết áp, thậm chí có bệnh nhân đã ngừng tuần hoàn 1 lần.

39 - GV hỏi: Em hãy cho biết những chất nào trong rượu có thể gây ngộ độc,

làm thế nào để tránh ngộ độc rượu và giải thích tại sao.

- HS suy nghĩ và trả lời (làm việc cá nhân). GV gợi ý, nhận xét và kết luận. Sau đó GV nêu vấn đề tìm hiểu về ứng dụng và tác hại của anđehit trả lời của HS và dẫn dắt HS trả lời lần lượt như đã trình bày .

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( 15 phút)

Trong hoạt động hình thành kiến thức mới GV có thể sử dụng bài tập tình huống, bài tập giải quyết vấn đề có nội dung TT hoặc mô tả tình huống TT nhằm giúp HS tích cực kiến tạo tri thức mới. GV nên lựa chọn các bài tập có nội dung TT giúp HS dễ dàng liên tưởng đến các kiến thức khoa học để từ đó có thể tự mình tìm ra kiến thức mới hoặc chọn các bài tập TT là nguồn KT để HS tìm tòi phát triển KT, rèn luyện kĩ năng đồng thời nâng cao hứng thú học tập của HS.

Phần tìm hiểu tính chất hóa học của axit cacboxylic

Khi cho HS nghiên cứu kiến thức mới là tính chất hóa học của axit cacboxylic, GV thường tiến hành các phương pháp dạy học như sử dụng thí nghiệm kết hợp với dạy học nêu và giải quyết vấn đề hoặc dạy học theo góc, dạy học theo hợp đồng. Mặt khác GV cũng có thể sử dụng BTTT ở hoạt động này nhằm phát triển NL vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn cho HS. Vì HS đã được nghiên cứu tính chất hóa học của axit axetic ở lớp 9 nên GV có thể giao cho HS bài tập TT kèm với những yêu cầu khác tự nghiên cứu ở nhà trước khi dạy bài này nhằm vừa phát triển NL tự học vừa phát triển NL vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn cho HS.

Bài tập giao về nhà theo nhóm( chia lớp làm 4 nhóm giao bài tập trước 2 ngày để HS thảo luận làm báo cáo lên lớp trình bày)

Câu hỏi 2: ( Giao trước ở nhà ) Dựa vào những tính chất hóa học của axit axetic đã được học ở lớp 9 , hãy trình bày đầy đủ tính chất hoá học của axit cacboxilic ? Em hãy tìm hiểu các hiện tượng trong thực tiễn có thể giải thích được từ kiến thức về tính chất hóa học của axit cacboxylic? Nghiên cứu và rút ra kết luận chung về tính chất hóa học của axit cacboxylic?

Hoạt động trên lớp

- Đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm nhận xét và rút ra kết luận về tính chất hóa học của axit cacboxylic. - GV nhận xét và tổng kết.

3. Hoạt động luyện tập ( 15 phút)

Gv phát phiếu học tập giải thích các hiện tượng thực tế dựa vào TCHH của axit cacboxilic

40

Câu hỏi 3 Phiếu học tập:

Hãy giải thích các hiện tượng thực tế sau dựa vào TCHH của axit

cacboxilic? Hãy lồng ghép nội dung câu hỏi phù hợp trong từng phần học TCHH của axitcacboxilic?

a, Tại saokhi vắt chanh vào nước rau muống, nước rau muống sẽ chuyển màu? b, Tại sao khi bị ong hoặc kiến đốt nếu bôi vôi vào chỗ đau sẽ đỡ đau hơn?

c, Tại sao một số đồ dùng bằng sắt, nhôm, đồng bị gỉ có thể được lau sạch hết vết gỉ bằng giấm, chanh?

d, Tại sao khi vắt chanh hay quất vào mắm tôm có hiện tượng sủi bọt khí? e, Tại sao dùng nồi nhôm nấu canh dưa chua hay các đồ ăn có sử dụng giấm lâu ngày thì nồi nhôm nhanh bị hỏng và có hại cho cơ thể?

Phiếu trả lời của HS

Một số hiện tượng trong thực tiễn giải thích từ tính chất hóa học của axit cacboxylic

- Axit làm đổi màu chỉ thị.

Hiện tượng: Khi vắt chanh vào nước rau muống, nước rau muống sẽ chuyển màu. Giải thích: Nước chanh chứa lượng axit hữu cơ chủ yếu là axit citric nên khi vắt

chanh sẽ làm thay đổi độ axit của nước rau. Trong nước rau muống có chứa một số chất như chỉ thị màu làm cho nước rau muống bị chuyển màu ở môi trường axit.

- Axit tác dụng với bazơ.

Hiện tượng:Khi bị ong hoặc kiến đốt nếu bôi vôi vào chỗ đau sẽ đỡ đau hơn.

Giải thích: Trong nọc ong, kiến hay nhện và một số côn trùng khác có axit hữu cơ là

axit fomic (HCOOH). Vôi (Ca(OH)2) là chất bazơ nên trung hòa axit làm đỡ đau. 2HCOOH + Ca(OH)2 → (HCOO)2Ca + 2H2O

- Axit tác dụng với oxit bazơ.

Hiện tượng: Một số đồ dùng bằng sắt, nhôm, đồng bị gỉ có thể được lau sạch hết

vết gỉ bằng giấm, chanh.quả me..

Giải thích: Vết gỉ đó có thể là các oxit kim loại như Fe3O4, Al2O3 ,CuO…Giấm

(axit axetic 5%), chanh (axit citric) phản ứng được với các oxit đó nên đồ dùng sẽ hết gỉ.

6CH3COOH + Al2O3 → 2(CH3COO)3Al + 3H2O - Axit tác dụng với muối

41

Giải thích: Trong mắm tôm chứa vỏ tôm có thành phần là CaCO3 tác dụng với

axit citric có trong chanh( hoặc axit axetic trong giấm). Phản ứng này sinh ra khí CO2 nên tạo bọt khí.

2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + H2O + CO2 - Axit tác dụng với kim loại.

Hiện tượng: Dùng nồi nhôm nấu canh dưa chua hay các đồ ăn có sử dụng giấm

lâu ngày thì nồi nhôm nhanh bị hỏng và có hại cho cơ thể.

Giải thích: Giấm hay một số axit hữu cơ khác trong chất chua có thể tác dụng với

lớp oxit nhôm bảo vệ bên ngoài sau đó tác dụng tiếp với nhôm làm nồi nhôm nhanh bị hỏng. Hợp chất của nhôm hòa tan trong thức ăn đi vào cơ thể nếu tích tụ nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hệ thần kinh và có thể gây ung thư.

6CH3COOH + Al2O3 → 2(CH3COO)3Al + 3H2O 6CH3COOH + 2Al → 2(CH3COO)3Al + 3H2

4. Hoạt động vận dụng (5 phút )

Học sinh báo cáo sản phẩm đã được giao trước ở nhà ( câu hỏi 4)

Một phần của tài liệu SKKN xây DỰNG bài tập hóa hữu cơ lớp 11 có LIÊN QUAN THỰC TIỄN đời SỐNG để LỒNG GHÉP vào bài học THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực học SINH (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)