Khả năng ứng dụng và hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Một phần của tài liệu SKKN MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC Ý THỨC, TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ SỨC KHỎE BẢN THÂN VÀ CỘNG ĐỒNG CHO HỌC SINH THPT (Trang 29 - 34)

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

4. Khả năng ứng dụng và hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

4.1. Đánh giá hiệu quả của SKKN thông qua phiếu khảo sát sau thực nghiệm nghiệm

Sau khi thực hiện các giải pháp nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng cho học sinh, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra 120 học sinh và 50 giáo viên tại trường THPT Anh Sơn 1. Từ số liệu đó phân tích, xử lý và rút ra hiệu quả của SKKN.

4.1.1. Kết quả khảo sát về sự thay đổi nhận thức của học sinh sau khi tham gia hoạt động nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

Tổng số học sinh: 120 em

TT Nội dung khảo sát Số

HS

TL %

1. Hiểu biết về vấn đề giáo dục sức khỏe

1 Hiểu biết về giáo dục sức khỏe, bệnh truyền nhiễm, ô nhiễm môi trường sống, vệ sinh an toàn thực phẩm.

120 100%

2 Hiểu được các biện pháp phòng chống dịch bệnh, chống ngộ độc thực phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường

117 97,5%

2. Rèn luyện kỹ năng sống cho bản thân

3 Tự tin tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động vì cộng đồng

112 93,3%

4 Tích cực tham gia hoạt động vệ sinh môi trường sống 117 97,5% 5 Tham gia hoạt động phòng chống dịch bệnh, chống rác

thải nhựa, nói không với thực phẩm bẩn…

103 85,8%

6 Biết tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

116 96,6%

7 Rèn luyện kỹ năng qua giao tiếp, ứng xử, giải quyết tình huống thông qua các cuộc thi

101 84,1%

8 Học hỏi được nhiều điều qua hoạt động trải nghiệm, ngoại khoá

29

3. Hình thành nhân cách cho bản thân

12 Vui vẻ hoà đồng, hăng say, tích cực trong học tập và hoạt động

108 90%

13 Cẩn thận, kiên nhẫn, đoàn kết, khiêm tốn, trung thực 109 90,8% 14 Làm việc nghiêm túc, lắng nghe ý kiến của bạn và phản

hồi tích cực

107 89%

15 Tinh thần đóng góp, phối hợp, chia sẻ ý kiến và thảo luận, cảm thông

105 87,5%

16 Chăm chỉ, vượt khó khăn 110 91,6%

17 Có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng 111 92,5%

4. Mức độ hài lòng với các hoạt động ngoại khoá, trải nghiệm

21 Rất hài lòng, vì được tham gia nhiều hoạt động bổ ích, rèn luyện nhiều kỹ năng trong việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

98 81,6%

22 Tương đối hài lòng 20 16,7%

23 Chưa hài lòng 2 1,7%

Qua kết quả của phiếu đánh giá của học sinh về bản thân, chúng tôi nhận thấy, việc giáo dục ý thức, trách nhiệm cho học sinh qua các hoạt động đã mang lại hiệu quả cao. Việc lồng ghép giáo dục bảo vệ sức khỏe vào trong các môn học vừa nâng cao chất lượng dạy học môn học phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, vừa rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Hoạt động thu gom rác thải không chỉ bảo vệ môi trường, làm cho trường học xanh sạch đẹp mà còn giáo giáo dục các em phân loại rác, chọn lựa rác tái chế được đem bán giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Những việc làm thiết thực đã giáo dục các em tinh thần tương thân, tương ái, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thông qua các hoạt động ngoại khoá, trải nghiệm, cuộc thi về giáo dục môi trường, giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống bệnh truyền nhiễm, dịch bệnh covid-19… đã rèn luyện kỹ năng sống, hình thành nhân cách tốt đẹp, giúp học sinh đoàn kết, vui vẻ, hứng thú, rèn luyện được kỹ năng mềm, biết tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân, tuyên truyền mọi người trong vấn đề bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đồng thời học sinh có thái độ, tình cảm yêu quý con người, tôn trọng người khác, bảo vệ nhân phẩm của mình, có tình yêu quê hương đất nước, sống vì cộng đồng

Qua kết quả áp dụng những kinh nghiệm trên, chúng tôi nhận thấy:

Học sinh có ý thức tự giác vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học sạch sẽ, biết phân loại và xử lý rác đúng quy định, thực hiện tốt các quy định trong phòng chống

30

dịch bệnh, không ăn quà, bánh trong lớp học, không sử dụng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, có lối sống lành mạnh, không xảy ra hiện tượng ngô độc thực phẩm, tránh xa các chất kích thích nhất là rượu, bia, thuốc lá... Số lượng học sinh bị các bệnh ngoài da, bệnh truyền nhiễm rất ít. Sức khỏe tốt làm cho tinh thần các em được minh mẫn, chăm chỉ học tập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.

4.1.2. Đánh giá của giáo viên về hiệu quả của việc giáo dục ý thức, trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

Tổng số GV được điều tra: 50 giáo viên

Mức độ đánh giá Các tiêu chí đánh giá Số lượng Tỉ lệ % 1, Đạt hiệu quả vì:

Tạo được hứng thú cho học sinh khi tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe

47 94%

Học sinh được tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm trong và ngoài trường

48 96%

Kế hoạch tổ chức chặt chẽ, lựa chọn chủ đề hợp lý, rút gọn được thời gian nhưng hiệu quả lại cao.

45 90%

Giúp học sinh vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn để giải quyết các tình huống trong đời sống.

44 88%

Giáo dục ý thức, trách nhiệm của học sinh về vấn đề môi trường sống, phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe ban đầu.

48 96%

Rèn luyện kỹ năng cho học sinh, biết bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng, bồi dưỡng tình yêu thương lẫn nhau, đoàn kết, yêu quê hương, đất nước, sự tự hào dân tộc.

47 94%

Hiện tượng học sinh bị ngộ độc thực phẩm, bị các bệnh ngoài da, bệnh truyền nhiễm rất ít

49 98%

Phát huy, thu hút được nhiều lực lượng trong và ngoài xã hội tham gia quá trình giáo dục học sinh.

41 82%

Tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, mang tính giáo dục cao, hoạt động vì cộng đồng

31

2, Chưa hiệu quả vì

Cần nhiều thời gian để chuẩn bị cho các hoạt động trải nghiệm, ngoại khoá.

21 42%

Trong bối cảnh đại dịch Covid – 19 nên một số hoạt động không tập trung được toàn trường.

18 36%

Từ các kết quả trên cho thấy sau khi áp dụng hình thức giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe cho học sinh thông qua nhiều hoạt động thiết thực đã thu được một số kết quả đáng ghi nhận:

- Đối với nhà trường: Đã triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo của cấp trên về vấn đề giáo dục giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho học sinh, đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm… xây dựng kế hoạch giáo dục xuyên suốt năm học, trong đó vận dụng đa dạng các hình thức tổ chức phù hợp đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh, huy động được đông đảo các lực lượng trong và ngoài xã hội tham gia vào quá trình giáo dục của nhà trường. Việc tổ chức các hoạt động góp phần xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, bài trừ các tệ nạn xã hội, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.

- Đối với giáo viên: Giáo viên có cơ hội tiếp xúc trực quan các hoạt động, tổ chức hướng dẫn học sinh tham gia và có cơ hội nhận xét, đánh giá chính xác, khách quan về học sinh.

- Đối với học sinh: Tham gia các hoạt động tạo ra môi trường học tập mới, phát triển kỹ năng sống, hình thành nhân cách con người mới, biết tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng, biết yêu thương, chia sẻ, đoàn kết và không ngừng phấn đấu, cống hiến sức trẻ của mình cho quê hương, đất nước.

- Đối với gia đình: Yên tâm, tin tưởng nhà trường, thầy cô trong việc giáo dục toàn diện học sinh, đặc biệt vấn đề chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của con cái khi học tại trường.

- Đối với xã hội: Sức khỏe và chất lượng cuộc sống của mọi người được đảm bảo hơn, nhận thức của con người về vấn đề chống ô nhiễm môi trường, thu gom, xử lý rác thải, chống thực phẩm bẩn ngày một nâng cao, xã hội văn minh, đất nước phát triển, tuổi thọ của người dân tăng lên…

4.2. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả sáng kiến kinh nghiệm.

Sau khi áp dụng đề tài“Một số giải pháp nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng cho học sinh THPT” đã thu được những kết quả quan trọng, thể hiện được tính mới, tính khoa học, tính ứng dụng thực tiễn rất cao.

Đề tài góp phần nâng cao hiệu quả phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Thực hiện tốt Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 03/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn,

32

bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch COVID-19; Công văn 463/BGDĐT-GDTX của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Chỉ thị số 800/CT- BGDĐT ngày 24/8/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 ứng phó với dịch COVID-19, thực hiện Thông báo số 324-TB/TU ngày 09/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học 2020 - 2021, định hướng nhiệm vụ năm học 2021 – 2022.

Đề tài đã đi sâu nghiên cứu về thực trạng công tác giáo dục ý thức, trách nhiệm cho học sinh trong các trường THPT trên địa bàn các huyện miền núi nói chung, trường THPT Anh Sơn 1 nói riêng, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp mới, sáng tạo, phù hợp để nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức, trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.

Kết quả đề tài cũng góp phần nâng cao nhận thức cho học sinh và mọi người về vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm, biết cách lựa chọn và sử dụng thực phẩm an toàn, nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng…hưởng ứng

33

Một phần của tài liệu SKKN MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC Ý THỨC, TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ SỨC KHỎE BẢN THÂN VÀ CỘNG ĐỒNG CHO HỌC SINH THPT (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)