PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng cho học sinh thông qua các hoạt động thực tiễn trải nghiệm, ngoại khoá đã tạo điều kiện để giáo viên và học sinh phát huy năng lực của mình, nhiều học sinh đã tự tin hơn trong cuộc sống, chủ động tham gia tìm hiểu, nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường sống, rác thải, phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm...
Áp dụng đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng cho học sinh THPT” đã góp phần vào nâng cao chất lượng giáo dục ý thức, hành vi con người, giáo dục toàn diện cho học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, hình thành nhiều kỹ năng sống cho học sinh, giúp các em biết tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân và tham gia hành động bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Đề tài góp phần xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực, hạn chế tối thiểu các dịch bệnh, ca ngộ độc thực phẩm trong trường học, hạn chế tối đa học sinh hút thuốc lá …tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh, đảm bảo môi trường học đường an toàn, lành mạnh, góp phần hình thành nhân cách con người mới phù hợp với thời đại hội nhập và phát triển bền vững.
2. Kiến nghị, đề xuất
Để phát huy tối đa những ưu điểm của hình thức tổ chức giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng cho học sinh ở trường THPT, chúng tôi đề xuất có một số vấn đề sau đây:
- Nên tiếp tục tổ chức thực hiện đề tài trên phạm vi rộng rãi hơn, phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng địa phương. Lựa chọn những nội dung phù hợp để tổ chức giáo dục, phải vừa sức và phù hợp với thời gian học tập của HS, tránh sự nhàm chán khi thực hiện.
- Giáo dục sức khỏe là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục. Nhà trường, ban đạo đức, đoàn thanh niên và giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn cần nghiên cứu kỹ và xây dựng kế hoạch lồng ghép vào các môn học, các hoạt động tập thể nhiều hơn.
- Đối với chính quyền địa phương cần tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục tổ chức các hoạt động ngoại khoá, trải nghiệm nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho học sinh và cộng đồng.
- Đối với các bậc cha mẹ học sinh cần khuyến khích, động viên, hỗ trợ con mình tham gia các hoạt động ở trường và tại địa phương để phát triển toàn diện.
SKKN đã đạt được những mục đích và nhiệm vụ đặt ra, tuy nhiên sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của hội đồng khoa học nhà trường và hội đồng khoa học cấp trên để SKKN hoàn thiện hơn, có ý nghĩa thiết thực hơn.
34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam: Luật Giáo dục, NXB Giáo dục, 2005, chỉnh sửa bổ sung năm 2009.
2.Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam: Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/ QH12 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII ban hành Ngày 17 tháng 6 năm 2010
3.Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam: Luật Bảo vệ môi trường năm 2020
chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022
4.Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam: Luật phòng, chống bệnh truyền
nhiễm (PCBTN) được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2007 và có hiệu lực
từ ngày 01/7/2008.
5.Bộ GD&ĐT, Cục nhà giáo và CBQL các cơ sở giáo dục: Đổi mới phương pháp quản lí lớp học bằng các biện pháp GDKLTC, Hà Nội, 2013
6.Bộ GD&ĐT, Sổ tay đảm bảo an toàn phòng, chống dịch covid-19 trong trường học, Hà Nội, 2020
7.Kế hoạch số 211/KH-UBND của UBND tỉnh Nghệ An về Kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2022
8.Các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên.
9.Các kịch bản, nội dung của giáo viên và học sinh, sử dụng hình ảnh của đồng nghiệp…
35
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Một số tiểu phẩm, nội quy, kế hoạch thực hiện các hoạt động giáo dục ý thức, trách nhiệm cho học sinh về bảo vệ sứu khỏe bản thân và cộng đồng.
1.Tiểu phẩm “Chết làm sao được”
Dẫn chương trình (DCT)
Chuyện xảy ra ở làng quê Nghệ An…
Đi làm việc ở thành phố được mấy năm nay, bây giờ mới có dịp về quê thăm gia đình. Hôm ấy vừa thấy bác Hoa đang phun thuốc trừ sâu dưới ruộng rau, Phương nhanh nhẹn chào.
Phương Cháu chào bác Hoa ah!, mấy năm rồi không gặp, Bác vẫn trẻ khoẻ chứ?,
Bác Hoa Bác Phun thuốc trừ sâu cho rau để ít hôm nữa hái bán đây!
Phương Răng bác không sử dụng biện pháp thủ công như bắt sâu hả bác?
Bác Hoa
Bây giờ ai sử dụng biện pháp thủ công nữa. Đó! cháu coi mấy mẫu ruộng rau xung quanh chỉ cần mấy lọ thuốc trừ sâu hoá học mua ở tiệm thuốc về phun là sâu bệnh chết hết. Vậy có phải là đỡ tốn thời gian và công sức không?
Không những thế ở quê ta bây giờ từ cây cỏ đến con sâu chỉ cần cho một lọ thuốc thần kì này là chết hết.
Mà mấy luống rau non mơn mởn kia nữa, là phun thuốc cả đấy. Chứ để sâu nó phá hoại có mà cả nhà “ăn cháo”. Ra chợ rau non xanh bán người ta thích lắm cháu ạ.
Phương Có chuyện đó hả bác? Vậy mọi người không biết những thuốc ấy độc lắm hay răng mà cứ phun nhiều rứa, lại không mang các thiết bị bảo hộ nữa?
Bác Hoa Độc chi cháu ơi! Từ khi sử dụng thuốc này có thấy ai bị chi mô? DCT Sau đó Phương chào bác Hoa rồi đi về nhà, về tới nhà.
Phương Con chào mẹ ạ. Mẹ đang làm gì đó? Bố đi đâu rồi mẹ? Mẹ của
phương
Bố đang đi phun thuốc cho cây cam rồi con nạ. Phương Nhà mình cũng sử dụng thuốc hóa học ạ mẹ. Mẹ của
phương
Không đâu con ạ. Bố con đã sử dụng thuốc trừ sâu sinh học tự làm đó con. Loại này tận dụng được các loại thảo mộc cộng thêm rỉ mật và nước lạnh ngâm trong 1 khoảng thời gian là được sản phẩm vừa diệt được sâu bệnh, vừa cho năng suất cao, lại bảo vệ được môi
36
trường. đấy con ạ.
Phương Bố của con giỏi quá mẹ ạ. Con đói bụng lắm rồi, có gì ăn đỡ đói không mẹ?
Mẹ của phương
Ngoài vườn có dưa chuột, quả vừa ăn được đó con. Dưa nhà mình ngon giòn lắm
Phương Hôm trước bạn con mua ngoài chợ về ăn bị ngộ độc đấy mẹ ạ. Mẹ của
phương
Dưa chuột nhà mình thì yên tâm. Bố đêm nào cũng ra vườn bắt sâu rồi chăng điện bẫy côn trùng đó. Khi nào lên cơ quan thì hái ít dưa chuột cho các đồng nghiệp con ạ.
Phương À mẹ ơi, hôm trước mẹ gửi gạo cho con loại gì mà cơm dẻo, ngon thế hả mẹ, bạn con đến ăn cứ khen mãi.
Mẹ của phương
Loại giống đó bố mua ở trạm giống BVTV. Giống này hay lắm con. Vừa cho hạt cơm dẻo ngon mà lại kháng được sâu bệnh nữa đấy con ạ không phải phun thuốc trừ sâu bệnh.
DCT Hai mẹ con phương đang ngồi nói chuyện với nhau thì bác Lan hàng xóm hớt hơ hớt hải chạy sang
Bác Lan Phương ơi, Chị Mai ( Mẹ của phương) ơi sang xem bác Hoa bị chi rồi á.
Bác Hoa Bác thấy đau đầu chóng mặt, cảm thấy buồn nôn, khó thở quá Phương Chắc bác bị ngộ độc thuốc trừ sâu rồi, chúng ta đưa Bác ấy đến
trạm y tế đi ạ. Tại
phòng khám
- Bác sĩ hỏi thăm tình hình và khám. Bác Hoa và Phương trình bày lý do
Bác sĩ kết luận: Bác Hoa bị ngộ độc thuốc trừ sâu hoá học
DCT Qua câu chuyện, chúng tôi muốn khuyên và nhắn nhủ mọi người
nên thay thế thuốc trừ sâu hoá học bằng chế phẩm trừ sâu sinh học để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng vì thuốc trừ sâu sinh học không độc với người và động vật, không gây ô nhiễm môi trường, thời gian sử dụng được lâu dài…
(Cả nhóm chào khán giả với thông điệp: Sản xuất an toàn, hiệu quả)
37
Hình ảnh nhóm diễn tiểu phẩm
2. Kế hoạch tổ chức ngoại khóa về giáo dục sức khỏe. SỞ GD &ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT ANH SƠN 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Anh Sơn ngày 6 tháng 10 năm 2021
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC NGOẠI KHÓA VỀ GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN VÀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHÒNG TRÁNH XÂM
HẠI TÌNH DỤC. I. MỤC ĐÍCH
1.Về kiến thức:
Tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, các phương pháp chăm sóc sức khỏe, các biện pháp phòng tránh xâm hại tình dục….
2.Về năng lực: Phát triển cho học sinh các kỹ năng: - Tự nghiên cứu học liệu ở nhà
- Trải nghiệm thực tế, giải quyết vấn đề - Kĩ năng phán đoán, suy luận.
- Giao tiếp, hợp tác - Thuyết trình
3. Về phẩm chất:
- Có trách nhiệm trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân - Chăm chỉ luyện tập để nâng cao sức khỏe
- Biết động viên, chia sẻ với bạn bè, người thân những khó khăn trong cuộc sống - Tuyên truyền về các biện pháp chăm sóc SKSS và phòng tránh xâm hại tình dục.
II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, THÀNH PHẦN THAM GIA 1. Thời gian
38
+ Thời gian tổ chức: Chiều thứ 3, thứ 4, thứ 6 tuần 7 từ ngày 18 đến ngày 23 tháng 10 năm 2021)
Bắt đầu từ 14 giờ, kết thúc 17 giờ.
Cụ thể: Chiều thứ 3: Lớp 10 T1, A3 , D4, D5 Chiều thứ 4: Lớp 10A1, A2, D2, D6 Chiều thứ 5: Lớp 10T2, D1, D3, D7
2. Địa điểm
Phòng học lớn của trường
3. Thành phần tham gia
- Toàn bộ học sinh khối 10.
- Khách mời: Đại diện Ban Giám hiệu; Đoàn thanh niên, Tổ chuyên môn
III. NỘI DUNG
1. Tên của buổi ngoại khóa: Giáo dục về sức khỏe sinh sản vị thành niên và giáo dục kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh
2. Hình thức tổ chức:
Mỗi buổi có 4 lớp tham gia, được chia làm 4 phần:
- Phần 1: Cá nhân HS trả lời các câu hỏi GV gợi ý các em tìm hiểu ở nhà,những HS khác bổ sung, góp ý
- Phần 2: Học sinh thảo luận và trả lời các tình huống giáo viên đưa ra
- Phần 3: Học sinh xem một số hình ảnh, video và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm - Phần 4: HS thuyết trình hiểu biết của bản thân về vấn đề đang được học, ý thức, trách nhiệm của bản thân…
IV. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ 1. Về giáo viên dạy
….
2. Đối với học sinh
Căn cứ vào lịch học của học sinh để bố trí lịch, yêu cầu các em chuẩn bị trước nội dung, tham gia ngoại khóa đầy đủ, đưa vở bút để ghi chép.
HIỆU TRƯỞNG
3. Nội quy
SỞ GD & ĐT NGHỆ AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT ANH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NỘI QUY PHÒNG HỌC BỘ MÔN VẬT LÝ I. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN
Điều 1. Tổ chức giảng dạy, sử dụng trang thiết bị theo đúng mục đích, yêu cầu.
Điều 2. Quản lý và chịu trách nhiệm về trang thiết bị trong giờ thực hành của mình.
39
Điều 3. Kịp thời thông báo hỏng hóc trang thiết bị, đồ dùng trong quá trình sử dụng cho nhân viên thiết bị.
Điều 4. Tổ chức lớp vệ sinh sạch sẽ, tắt thiết bị và ngắt nguồn điện khi kết thúc giờ học. Trực tiếp nhận và bàn giao đầy đủ vật chất, trang bị, chìa khoá lớp học cho phòng thực hành thí nghiệm.
II. ĐỐI VỚI HỌC SINH
Điều 5. Khi vào phòng học Bộ môn Vật lý, học sinh phải tuyệt đối chấp hành các quy tắc an toàn dưới sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn cũng như cán bộ quản lý thiết bị. Không được mang chất dễ cháy, nổ vào phòng học.
Điều 6. Không viết, vẽ bậy lên tường, cửa, bàn ghế và trang thiết bị trong phòng. Tuyệt đối không ăn quà trong phòng, phải bỏ rác vào đúng nơi quy định và có ý thức giữ gìn vệ sinh chung
Điều 7. Để sách vở, giày dép, tư trang đúng nơi quy định; ngồi học đúng vị trí, không đi lại lộn xộn; khi thực hành thí nghiệm phải thực hiện theo đúng trình tự quy định; tuyệt đối không được làm đổ vỡ, không để hóa chất bắn vào người và quần áo.
Điều 8. Trước khi thực hành thí nghiệm phải nắm vững mục đích, yêu cầu và nguyên tắc kỹ thuật tiến hành thí nghiệm. Khi thực hành thí nghiệm, phải tuyệt đối tuân thủ theo sự hướng dẫn của các giáo viên và cán bộ quản lý thiết bị. Không được tự ý sử dụng các dụng cụ thiết bị khi chưa có sự đồng ý của giáo viên. Khi có xảy ra sự cố phải thông báo kịp thời và bình tĩnh làm theo sự hướng dẫn của giáo viên và cán bộ quản lý thiết bị.
Điều 9. Hết tiết học, sắp xếp bàn ghế lại gọn gàng; ra khỏi phòng phải đóng cửa, tắt điện và quạt. Những dụng cụ thực hành thí nghiệm có sử dụng điện phải rút phích cắm ra khỏi ổ điện và sắp xếp vào nơi quy định.
Điều 10. Tất cả các học sinh đều phải thực hiện đúng những quy định trên. Nếu vi phạm sẽ bị kỷ luật tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
Anh Sơn, ngày 26 tháng 08 năm 2019
40
4.Phiếu chấm cuộc thi “ Nói không với rác thải nhựa”
Phần thi: CHÀO KHỞI ĐỘNG Thể lệ:
+ Nội dung: Mỗi đội dự thi tự giới thiệu đội thông qua một tiết mục tài năng (thơ, hát, hò, vè,..) thể hiện tên, thông điệp, ý nghĩa của đội thi.
+ Thời gian: tối đa 5 phút/đội
+ Yêu cầu: có tính sáng tạo, mang nét riêng của từng đội thi và có sử dụng các đạo cụ từ đồ tái chế.
+ Tính điểm: Điểm của mỗi đội được tính bằng tổng số điểm của Ban giám khảo
chấm trên thang điểm 10. Không sử dụng đạo cụ từ đồ tái chế trừ 10 điểm và vượt
quá thời gian cho phép cứ 1 phút trừ 1 điểm trong tổng số điểm đạt được của mỗi đội. TT TÊN ĐỘI Nội dung Tối đa 3đ Ý nghĩa Tối đa 2đ Sử dụng đồ tái chế Tối đa 3đ Sáng tạo Tối đa 2đ TỔNG ĐIỂM 1 GREEN TRIPS 2 CHỒI NON 3 TRÁI ĐẤT XANH 4 SPACE CREW 5 HÀNH TINH XANH
41
Thể lệ:
+ Nội dung: Các đội xây dựng và biểu diễn một tiểu phẩm ngắn về chủ đề “Nói không với rác thải nhựa” và có gắn liền với bản sắc văn hoá truyền thống và nét đẹp tài nguyên thiên nhiên của Khu DTSQ miền Tây Nghệ An, thể hiện các vấn đề sau: Rác thải nhựa là mối nguy đối với sức khoẻ con người và hệ sinh thái môi trường; Thực trạng sử dụng đồ dùng nhựa hiện nay; Thay đổi thói quen và các cách thức, hành động nhằm giảm thiểu lượng rác thải nhựa trong đời sống hằng ngày; Tuyên truyền giải pháp 3-R (tái chế, tái sử dụng, tiết giảm).
+ Thời gian: Tối đa 8 phút/đội.
+ Yêu cầu: Tiểu phẩm thể hiện rõ ý nghĩa, tuyên truyền ý thức trách nhiệm của học sinh trước vấn nạn rác thải nhựa và có gắn kết bản sắc văn hoá truyền thống và nét đẹp tài nguyên thiên nhiên của Khu DTSQ miền Tây Nghệ An.
+ Tính điểm: Điểm của mỗi đội được tính bằng tổng số điểm của Ban giám khảo chấm trên thang điểm 20. Nếu trình bày tiểu phẩm vượt quá thời gian