GV công bố trò chơi với hình thức theo cặp đô

Một phần của tài liệu SKKN vận DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI NHẰM tạo sự HỨNG THÚ CHO học SINH TRONG GIỜ dạy học NGỮ văn 10 ở TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG1 (Trang 31 - 36)

- GV chiếu lần lượt các câu Ca dao đã học với các từ ngữ đã bị đảo trật tự. - Cách chơi: Yêu cầu HS xâu chuỗi thành câu Ca dao đúng với gợi ý từ viết hoa sẽ đứng đầu câu và từ đứng cuối có dấu chấm

HS chơi theo cặp đôi, đội nào có đáp án nhanh nhất và chính xác nhất sẽ được điểm thưởng. Nếu trả lời sai sẽ nhường quyền cho nhóm khác. Thời gian suy nghĩ là 30 giây cho mỗi câu

32

33

Đáp án:

GV nhận xét, chốt kiến thức và đặt them câu hỏi để dẫn vào bài: Ba câu ca dao trên thuộc các nhóm nào trong các chùm ca dao đã học?

Bài 1 thuộc nhóm ca dao than thân, Bài 2 thuộc nhóm ca dao yêu thương tình nghĩa, bài 3 thuộc nhóm ca dao hài hước

Như vậy trong Thể loại Ca dao Việt Nam chúng ta đã tìm tìm hiểu về 3 nhóm ca dao. Nhằm khắc sâu thêm kiến thức và hiểu hơn về thể loại Ca dao tiết học này sẽ giúp các em điều ấy

HOẠT ĐỘNG : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hệ thống lại kiến thức về ca dao: khái niệm, nội dung, nghệ thuật.

- Mục tiêu: Giải quyết vấn đề, hình thành và khắc sâu kiến thức về ca dao: khái niệm, nội dung, nghệ thuật.

- Nhiệm vụ: Hs tham gia trò chơi Hộp quà may mắn qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để ôn lại kiến thức

- Phương thức: HS trả lời cá nhân.

- Sản phẩm: câu trả lời của HS, thể hiện năng lực giao tiếp ngôn ngữ. - Tiến trình thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS quan sát trên ô số và xung

phong để chọn câu hỏi

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS chọn ô số ngẫu nhiên với các câu hỏi

tương ứng và phần quà nếu trả lời đúng. HS làm việc cá nhân với thời gian suy nghĩ 30 giây. Nếu HS trả lời sai sẽ dành quyền cho HS khác trả lời

34

HS trả lời 5 câu hỏi trắc nghiệm để ôn lại kiến thức chung về Ca dao Câu 1: Ca dao là gì?

A. Là thể loại lời nói có tính nghệ thuật, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thế giới tự nhiên và đời sống con người.

B. Là thể loại lời nói có tính nghệ thuật, miêu tả sự việc, hiện tượng bằng lời nói ám chỉ để dấu đi tên đối tượng đố, nhằm giải trí và rèn luyện khả năng suy đoán. C. Là thể loại trữ tình bằng văn vần hoặc kết hợp lời thơ với giai điệu nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

D. Là thể loại văn vần kết hợp phương thức tự sự với trữ tình, phản ánh số phận của con người nghèo khổ và khát vọng về tự do tình yêu.

Câu 2: Dòng nào dưới đây không nói đúng nội dung ca dao?

A. Ca dao đúc rút kinh nghiệm sống của người lao động.

B. Ca dao là những câu hát than thân, nói lên nỗi nhọc nhằn, tủi nhục của người bình dân trong cuộc sống vất vả.

C. Ca dao là những tiếng hát tình nghĩa, thể hiện đời sống tình cảm đẹp đẽ của người lao động.

D. Ca dao hài hước thể hiện tâm hồn lạc quan của người lao động.

Câu 3: Đặc sắc nghệ thuật của ca dao là gì?

A. Thường dùng thể lục bát, kết cấu ngắn gọn, giàu hình ảnh và nhạc điệu B. Thường có hai vế đối nhau và có kết cấu ngắn gọn, giàu hình ảnh và nhạc điệu

C. Thường lặp lại các hình ảnh, chi tiết có giá trị nghệ thuật và lối diễn đạt bằng một công thức in đậm sắc thái dân gian.

D. Thường dùng thể lục bát, kết cấu ngắn gọn, giàu hình ảnh và nhạc điệu; lặp lại các hình ảnh, chi tiết có giá trị nghệ thuật và lối diễn đạt bằng một công thức in đậm sắc thái dân gian.

Câu 4: Đặc điểm nổi bật nhất của ca dao là gì?

A. Những vần thơ hoặc những câu nói có vần điệu. B. Diễn tả cuộc sống thường nhật của con người.

C. Đúc kết những kinh nghiệm trong đời sống thực tiễn. D. Diễn tả đời sống tâm hồn phong phú của người lao động.

Câu 5: Ca dao không có đặc điểm nghệ thuật nào?

A. Sử dụng lối nói so sánh, ẩn dụ.

35 C. Miêu tả nhân vật với tính cách đa dạng, phức tạp. C. Miêu tả nhân vật với tính cách đa dạng, phức tạp.

D. Ngôn ngữ đời thường nhưng giàu giá trị biểu đạt.

Bước 3: Báo cáo kết quả: HS trình bày kiến thức

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức: GV trực tiếp

phân tích, nhận xét, đánh giá và chốt đáp án. Câu Đáp án Câu 1 C Câu 2 A Câu 3 D Câu 4 D Câu 5 C

GV chiếu và nhấn mạnh lại khái niệm, nội dung, nghệ thuật về Ca dao 1. Khái niệm:

Ca dao lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.

2. Nội dung:

Ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các

mối quan hệ đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước.

- Ca dao trữ tình là tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa, cay đắng, đằm thắm nhưng ân tình của người Việt Nam.

- Bên cạnh đó, còn có những bài ca dao hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động

3. Đặc điểm nghệ thuật :

- Thể thơ: Ca dao có các thể thơ chính là lục bát hoặc lục bát biến thể

Gv lấy thêm VD để minh chứng cho các đặc điểm nghệ thuật của ca dao

VD:

"Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương." (lục bát chính thể).

"Yêu nhau tam, tứ núi cũng trèo,

Thất, bát sông cũng lội, tam thập lục đèo cũng qua." (lục bát biến thể)

- Ngôn ngữ ca dao gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ.

36 VD: VD:

"Hỡi cô tát nước bên đàng,

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi” “Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”

- Lối diễn đạt bằng một số hình thức mang đậm sắc thái dân gian.

Mô típ ( Hình thức lặp lại): Chiều chiều…. Thân em….. Trèo lên…. VD:

Một phần của tài liệu SKKN vận DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI NHẰM tạo sự HỨNG THÚ CHO học SINH TRONG GIỜ dạy học NGỮ văn 10 ở TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG1 (Trang 31 - 36)