HOẠT ĐỘNG: LUYỆN TẬP

Một phần của tài liệu SKKN vận DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI NHẰM tạo sự HỨNG THÚ CHO học SINH TRONG GIỜ dạy học NGỮ văn 10 ở TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG1 (Trang 37 - 39)

- Mục tiêu: Chia các nhóm nhỏ ca dao qua trò chơi nối cộ tA và B

g. Ca dao lao động

HOẠT ĐỘNG: LUYỆN TẬP

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức vừa ôn tập - Hình thức: Qua các câu hỏi khác nhau: Trắc nghiệm, nối cột, vận dụng

- Phương pháp: HS làm việc cá nhâ - Sản phẩm: Câu trả lời của HS - Cách tiến hành

38

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau

theo yêu cầu

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

Câu 1: Câu ca dao: “Thân em như giếng giữa đàng – Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân”.

Cho ta hiểu gì về thân phận của người phụ nữ xưa?

A. Bị hắt hủi, chà đạp

B. Thân phận bị phụ thuộc, không có quyền quyết định tương lai của mình

C. Có vẻ đẹp, phẩm giá nhưng chỉ gặp toàn bất hạnh. D. Không được quyền quyết định tình yêu

Câu 2: Trong những câu sau, câu nào không sử dụng phép so sánh?

A. Thân em như tấm lụa đào. B. Thân em như củ ấu gai.

C. Thân em như giếng giữa đàng. D. Thân em vừa trắng lại vừa tròn.

Câu 3: Bài ca dao sau nói về nội dung gì?

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy..

Câu 4: Điền vào chỗ trống trong các câu ca dao sau cho phù hợp:

1. Thân em như ………

Hết phương vùng vẫy biết nhờ nơi đâu

a. Hạt mưa rào

2. Thân em như ………

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

b. Trái bần trôi

3. Thân em như ………

Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa.

c. Cá trong lờ

4. Thân em như ……… Để ai mưa nắng đi về chùi chân.

d. Cái chổi đầu hè

Đáp án: Câu 1: B Câu 2: D Câu 3: Tình yêu thương, gắn bó trong gia đình Câu 4: 1c, 2b, 3a, 4d

Một phần của tài liệu SKKN vận DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI NHẰM tạo sự HỨNG THÚ CHO học SINH TRONG GIỜ dạy học NGỮ văn 10 ở TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG1 (Trang 37 - 39)