Thời gian, địa điểm, đối tượng

Một phần của tài liệu SKKN sử DỤNG mô HÌNH dạy học kết hợp (BLENDED LEARNING) để PHÁT TRIỂN NĂNG lực tự học CHO học SINH TRONG dạy học nội DUNG SINH sản – THPT (Trang 45)

3.3.1. Thời gian thực nghiệm

Quá trình thực nghiệm được tiến hành từ tháng 3/2021 đến tháng 5/2021.

3.2.2. Địa điểm

Trường THPT Diễn Châu 4

3.3.3. Đối tượng thực nghiệm

Chọn lớp thực nghiệm.

Đối tượng TN sư phạm là HS lớp 11A2 – ban KHTN; lớp 11A9 – ban KHXH Trong mỗi ban đều có lớp TN và lớp ĐC, các lớp TN và ĐC tương đương nhau về sĩ số. Chọn các lớp HS có trình độ tương đương dựa trên việc phân tích kết quả điểm môn sinh học từ GV bộ môn cung cấp.

Bảng 3.1. Danh sách các lớp thực nghiệm, đối chứng T

T Nhóm lớp Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Tên lớp Sỹ số Tên lớp Sỹ số

1 Ban KHTN 11A2 44 11A3 43

2 Ban KHXH 11A9 42 11A10 43

Chọn GV thực nghiệm

Chúng tôi chọn GV dạy TN là những GV có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy với thâm niên đứng lớp từ 5 năm trở lên và có hứng thú với PPDH đề tài đề xuất. Chúng tôi tiến hành gặp gỡ, trao đổi và thống nhất với GV dạy TN về mục đích, nội dung và các yêu cầu khác của TN sư phạm. Trên cơ sở đồng thuận chúng tôi tiến hành chuyển giao giáo án dạy học theo hướng nghiên cứu của đề tài.

3.4. Kết quả thực nghiệm

3.4.1. Kết quả phân tích định lượng

Về việc phát triển năng lực tự học

Với mục đích đánh giá NLTH của HS khi tổ chức dạy DH theo mô hình DHKH thông qua dạy chủ đề: “Sinh sản hữu tính ở sinh vật và ứng dụng”, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra, đánh giá mức độ rèn luyện NLTH của từng tiêu chí thông qua bảng kiểm đối với HS ở các lớp TN và ĐC, trước TN và sau TN. Kết quả qua thống kê qua bảng 3.2.

(Trong đó: Mức 1: Không thực hiện được; Mức 2: Thực hiện được một phần yêu cầu, Mức 3: Thực hiện tương đối tốt; Mức 4: Thực hiện tốt yêu cầu).

Bảng 3.2. Kết quả đánh giá các tiêu chí của NLTH trước TN và sau TN Tiêu chí Mức độ Trước TN Sau TN Lớp TN Lớp ĐC Lớp TN Lớp ĐC SL % SL % SL % SL % 1. Xác định mục tiêu học tập 1 6 6,98 6 6,98 3 3,49 6 6,98 2 19 22,09 20 23,25 12 13,95 19 22,09 3 37 43,02 36 41,86 41 47,67 37 43,02 4 24 27,91 24 27,91 30 34,89 24 27,90 2. Lập kế hoạch tự học 1 5 5,81 5 5,81 2 2,33 4 4,65 2 27 31,39 29 33,72 15 17,44 27 31,4 3 34 39,53 36 41,86 45 52,33 38 44,19 4 20 23,27 16 18,61 24 27,9 17 19,76 3.Thực hiện kế hoạch học tập 1 2 2,33 2 2,33 0 0 2 2,33 2 34 39,53 35 40,7 24 27,9 33 38,37 3 29 33,72 28 32,56 35 40,7 30 34,88 4 21 23,75 21 24,41 27 31.4 21 24,42 4. Tự thể hiện 1 7 8,14 7 8,14 3 3,49 7 8,14

bản thân 2 17 19,76 14 16,28 11 12,79 13 15,11 3 35 40,7 36 41,86 40 46,51 37 43,02 4 27 31,4 29 33,72 32 37,21 29 33,73 5.Tự kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch học tập 1 13 15,12 12 13,95 6 6,98 11 12,79 2 45 52,33 47 54,65 35 40,7 45 52,33 3 21 24,41 20 23,26 32 37,21 23 26,74 4 7 8,14 7 8,14 13 15,11 7 8,14 Sau TN các tiêu chí của NLTH có thay đổi rõ rệt chiều hướng tích cực so với trước TN. Tỉ lệ HS đạt mức 1 và mức 2 đã giảm dần, đồng thời mức độ 3 và 4 giai đoạn sau TN đã tăng lên so với giai đoạn trước TN rất rõ. Ví dụ ở tiêu chí 1: Giai đoạn trước TN có 6,98 % mức 1; 22,09% mức 2; 43,02% mức 3; 27,91 % mức 4 nhưng sau TN mức 1 đã giảm còn 3,49%, 13,95% mức 2, cả 2 mức 3,4 đều tăng lên tương ứng 47,67% và 34,89%. Ở tiêu chí 2: Giai đoạn trước TN có 5,81 % mức 1, 31,39% mức 2; 39,53% mức 3; 23,27% mức 4 nhưng sau TN mức 1 và mức 2 đã giảm xuống là 2,33%, 17,44% và ở mức 3, 4 đều tăng lên là 52,33% và 27,9%. Hay ở tiêu chí 4: Giai đoạn trước TN có 8,14% mức 1; 19,76% mức 2; 40,7% mức 3; 31,4% mức 4 nhưng số liệu này ở sau TN mức 1, mức 2 giảm xuống còn 3,49%, 12,79 % và tăng lên ở mức 3 là 46.51% và mức 4 là 37,21%. Qua số liệu ở tiêu chí 5 ta thấy mức 4 sau TN (15,11%) có tăng lên so với trước TN (8,14%) nhưng tỉ lệ ở mức này vẫn không cao, điều này có thể giải thích đây là tiêu chí khó, HS cần có thời gian tự học nhiều hơn với nhiều chủ đề từ đó mới phát triển tốt được năng lực.

Sự thay đổi các mức độ của mỗi tiêu chí NLTH sau TN so với trước TN ở lớp TN nhanh hơn và biểu hiện rõ hơn so với lớp ĐC. Đặc biệt ở lớp TN khi thực hiện mô hình DHKH thì số HS không có khả năng tự kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch (ở mức 1) có xu hướng giảm dần (từ 15,12% xuống 6,98%) còn lớp ĐC giảng dạy theo phương pháp truyền thống thì số HS không có khả năng tự kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch (ở mức 1) thay đổi không đáng kể (13,95% xuống 12,79%), đồng thời, mức độ 2 và 3 cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn ở lớp TN so với lớp ĐC.

Qua phân tích chúng ta nhận thấy trước khi TN tỷ lệ HS đạt được theo các tiêu chí ở mức độ 1 và mức độ 2 là khá cao còn mức độ 4 là khá thấp (chủ yếu chỉ tập trung ở nhóm HS có học lực khá trở lên) bởi vì HS chưa hình thành, phát huy được các năng lực thành phần để tạo nên các NLTH. Sau TN, số lượng HS đạt được mức độ 4 đã tăng lên rõ rệt, điều đó chứng tỏ trong quá trình học theo mô hình DHKH đã phát triển cho HS năng lực xác định mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện công việc, tự khẳng định cá nhân, … là những năng lực vô cùng cần thiết trong cuộc sống.

Như vậy, có thể khẳng định rằng HS đã phát triển được NLTH và có thể đánh giá được năng lực này thông qua tổ chức dạy học theo mô hình DHKH mà chúng tôi đã đề xuất và thực hiện trong đề tài.

Về hiệu quả lĩnh hội tri thức của HS

hiện qua việc tự xác định mục tiêu học tập, xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch học tập... mà còn đánh giá về hiệu quả chiếm lĩnh tri thức của HS khi thực hiện các hoạt động học tập.

Để ĐG khả năng lĩnh hội tri thức của HS, chúng tôi sử dụng kết quả của 3 bài kiểm tra được thực hiện vào giai đoạn đầu, giữa và cuối của quá trình TN. Kết quả thu được qua các bài kiểm tra được so sánh về điểm trung bình, phương sai mẫu và độ lệch chuẩn.

Bảng 3.5. Kết quả thống kê điểm số của 3 bài kiểm tra trong quá trình TN Điểm xi

Kiểm tra Lần 1 Kiểm tra Lần 2 Kiểm tra Lần 3

Lớp TN Lớp ĐC Lớp TN Lớp ĐC Lớp TN Lớp ĐC SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 1 0 0 0 0 0 0 2 0 0 0 0 0 0 3 0 0 0 0 0 0 4 0 0 0 0 0 0 5 5 5,8 6 7,0 3 3,5 6 7,0 1 1,2 2 2,3 6 7 8,1 10 11,6 6 7,0 8 9,3 5 5,8 12 14,0 7 23 26,7 16 18,6 23 26,7 23 26,7 23 26,7 17 19,8 8 28 32,6 31 36,0 20 23,3 19 22,1 15 17,4 26 30,2 9 18 20,9 21 24,4 21 24,4 27 31,4 22 25,6 16 18,6 10 5 5,8 2 2,3 13 15,1 3 3,5 20 23,3 13 15,1

Từ bảng số liệu 3.5, ta có các biểu đồ sau đây:

Hình 3.1. Biểu đồ tần suất điểm số Xi của lớp TN và ĐC ở lần kiểm tra 1.

Quan biểu đồ 3.1 cho chúng ta thấy, ở giai đoạn đầu, điểm số loại giỏi trở lên như: 8 và 9 của lớp ĐC cao hơn hẳn lớp TN, tuy nhiên điểm 10 của lớp ĐC thấp hơn lớp TN. Nhìn chung phổ điểm gần như tương tương nhau.

0 5 10 15 20 25 30 35 40

Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm 4 Điểm 5 Điểm 6 Điểm 7 Điểm 8 Điểm 9 Điểm 10

Tỷ lệ %

Hình 3.2. Biểu đồ tần suất điểm số Xi của lớp TN và ĐC ở lần kiểm tra 2.

Quan biểu đồ 3.2 cho chúng ta thấy, ở giai đoạn giữa thực nghiệm, điểm số loại giỏi trở lên như: 8, 9 và 10 của lớp TN đã cao hơn lớp ĐC, nhất là điểm 10 của lớp TN cao vượt trội hơn lớp ĐC.

Hình 3.3. Biểu đồ tần suất điểm số Xi của lớp TN và ĐC ở lần kiểm tra 3.

Quan biểu đồ 3.3 cho chúng ta thấy, ở giai đoạn cuối thực nghiệm, điểm số của cả 2 nhóm lớp đều có sự tịnh tiến theo hướng giảm dần điểm trung bình khá (từ 7 điểm trở xuống) và tăng dần điểm giỏi (từ 8 điểm trở lên). Thuy nhiên, ở nhóm lớp TN có điểm số xuất sắc 9 và 10 cao hơn hẳn so với lớp ĐC.

Bảng 3.6. Bảng tổng hợp các tham số thống kê đặc trưng bằng phần mềm SPSS 20

TT Mức độ đạt được Trước TN Giữa TN Sau TN

TN ĐC TN ĐC TN ĐC

1 Số lượng HS 86 86 86 86 86 86

2 Điểm trung bình: Mean 7,72 7,66 8,03 7,72 8,30 7,94

0 5 10 15 20 25 30 35

Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm 4 Điểm 5 Điểm 6 Điểm 7 Điểm 8 Điểm 9 Điểm 10

Tỷ lệ % Lớp TN Lớp ĐC 0 5 10 15 20 25 30 35

Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm 4 Điểm 5 Điểm 6 Điểm 7 Điểm 8 Điểm 9 Điểm 10

Tỷ lệ %

3 Phương sai: Variance 1,498 1,520 1,728 1,662 1,719 1,773 4 Độ lệch chuẩn:

Std.Deviation 1,224 1,233 1,315 1,289 1,311 1,332

5 Hệ số biến thiên

Coeficient of variation 15.85% 16.10% 16.38% 16.70% 15.80% 16.66%

6 Độ tin cậy Cronbach's

Alpha 0,828 (95%Confidence Interval = 0,445)

7 Kiểm định độ tin cậy

Corrected Item-Total Correlation

0,587 0,579 0,493 0,557 0,665 0,704 8 Cronbach's Alpha if

Item Deleted 0,802 0,804 0,822 0,808 0,785 0,776

Thông qua kết quả thống kê mô tả bằng phần mềm SPSS 20 chúng ta thấy được tỷ lệ HS đạt mức điểm trung bình và dưới trung bình giảm dần, tỷ lệ HS đạt mức điểm khá và giỏi tăng dần qua quá trình thực nghiệm giửa lớp TN cũng như trong lớp ĐC. Tuy nhiên, khi nhìn vào độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên của lớp TN thấp hơn ở lớp ĐC, trong phân tích này chúng ta sẽ thấy được điểm của lớp TN ít bị phân tán và đồng đều hơn lớp ĐC. Trên cơ sở sử dụng cùng một chỉ số độ tin cậy

Cronbach's Alpha (0,828) để kiểm chứng thì ở cả lớp TN và lớp ĐC đều nằm trong điều kiện kiểm định Corrected Item-Total Correlation là đáng tin cậy (không có kết quả nào vượt quá 0,828 và dưới 0,445). Kể cả khi chúng ta kiểm định độ lặp 95% Confidence Interval thì kết quả độ tin cậy Cronbach's Alpha if Item Deleted cũng không có số liệu nào vượt quá 0,828 (cao nhất là 8,22).

3.4.2. Kết quả phân tích định tính

Trên cơ sở tiêu chí đánh giá NLTH, qua quan sát và thu thập thông tin từ đó so sánh kết quả phát triển NLTH và lĩnh hội tri thức trước và sau thực nhiệm ở lớp TN và ĐC.

3.4.2.1. Về việc phát triển năng lực tự học thông qua các tiêu chí

Để đánh giá kĩ hơn về hiệu quả của đề tài, chúng tôi tiến hành thu thập thông tin về quá trình phát triển NLTH của HS thông qua sử dụng các bảng hỏi ..., đồng thời qua quan sát về thái độ, hành vi mà HS thể hiện khi thực hiện chủ đề “Sinh sản hữu tính ở sinh vật và ứng dụng” theo mô hình dạy học kết hợp và đối sánh với việc dạy học theo từng bài của SGK bằng PPDH truyền thống.

Chúng tôi cũng thu được những thông tin ngược phản hồi của HS: Học theo mô hình DHKH so với học theo PPDH truyền thống các em cảm thấy hứng thú hơn, chủ động và sáng tạo hơn trong quá trình học tập, việc đóng góp ý kiến của cá nhân đối với nhóm hay giữa các nhóm với nhau diễn ra sôi nổi hơn để hoàn thành nhiệm vụ mà GV giao phó. HS có sự thay đổi rõ rệt về NLTH theo chiều hướng tích cực

và hiệu quả hơn, cụ thể: Các năng lực xác định mục tiêu, lập kế hoạch, thực hiện kế hoach, tự thể hiện bản thân, cũng như năng lực tự đánh giá và tự điều chỉnh kế hoạch học tập ở lớp TN cũng tốt hơn hẳn so với nhóm lớp ĐC thể hiện ở chỗ HS xác định vấn đề, tạo ra sản phẩm học tập nhanh hơn, trình bày sản phẩm một cách tự tin, mạnh dạn và lưu loát hơn.

Khi đưa bài giảng E-learning của chủ đề 2 lên hệ thống quản lý dạy học trực tuyến lms.vnEdu.vn cho HS tham gia tương tác và học tập ở giai đọn 1, chúng tôi đã thu được kết quả như hình 3.4 (xuất thống kê từ phần mềm lms.vnEdu.vn) cho thấy tinh thần tự học của HS khi tương tác với bài giảng E-learning là rất cao, có 100% HS hoàn thanh nhiệm vụ học tập, trong đó có nhiều em giai đoạn đầu tương tác và học tập chỉ đạt đến 70% yêu cầu nhưng sau đó các em vẫn tiếp tục tương tác, học tập trên học liệu để đạt đến 100% yêu cầu. Điều này chứng tỏ việc thiết kế các bài giảng E-learning chuẩn SCORM để sử dụng cho giai đoạn 1 của mô hình dạy học B-learning là rất hữu ích và hiệu quả.

Hình 3.4. Thống kê kết quả học tập, tương tác của HS trên học liệu E-learning chủ đề 2 đưa lên hệ thống quản lý dạy học trực tuyến lms.vnEdu.vn.

3.4.2.2. Về khả năng lĩnh hội tri thức

Thông qua quan sát thái độ và hành vi của HS như: Sự chú ý, lắng nghe, xây dựng, khả năng liên hệ thực tế, ĐG phân tích một cách logic và biện chứng các kiến thức, khả năng vận dụng kiến thức vào làm bài kiểm tra cho thấy, HS lớp TN có tinh thần thái độ tích cực trong học tập, tính chủ động trong lĩnh hội kiến thức tăng dần theo thời gian thực nghiệm so với lớp ĐC. Sau quá trình học tập theo mô hình DHKH, đa số HS ở các lớp TN đã có những thay đổi về tâm lí, tinh thần thái độ học tập môn học, các em đều tích cực tham gia thảo luận nhóm, hoàn thành PHT, đưa ra các ví dụ ứng dụng thực tiễn. Đặc biệt thông qua các góc học tập HS đã có khả năng phân tích, ĐG một cách logic những vấn đề khó trong SGK cũng như có khả năng khái quát hóa các nội dung kiến thức trong các bài học.

Phân tích bài kiểm tra nhận thấy: Ở lớp TN, cách trình bày bài kiểm tra khoa học hơn, cách giải thích vấn đề logic hơn; thể hiện sự hiểu bài, nắm chắc kiến thức và lưu trữ lâu hơn, có hiệu quả hơn, khả năng vận dụng kiến thức tốt hơn lớp ĐC.

Điều này chứng tỏ mô hình DHKH được áp dụng trong đề tài là đã mang lại hiệu quả rõ nét.

3.5. Kết luận chương 3

Từ quá trình nghiên cứu thực nghiệm và phân tích kết quả, chúng tôi đã có cơ sở khẳng định tính đúng đắn về giả thuyết khoa học của đề tài. Cụ thể:

- Việc tổ chức dạy học B-learning đã tạo được môi trường học tập tích cực, HS hứng thú trong học tập, không những góp phần phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức, nâng cao ý thức chủ động sáng tạo trong học tập mà còn tác động tích cực đến khả năng hình thành các năng lực cốt lõi cho HS như NLTH, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,… cũng như hình thành và phát triển các năng lực chuyên biệt.

- Kết quả phân tích điểm của các bài kiểm tra, với độ tin cậy cao đã cho thấy điểm của HS thực nghiệm cao hơn so với lớp ĐC. Từ kết quả TN sư phạm có thể khẳng

Một phần của tài liệu SKKN sử DỤNG mô HÌNH dạy học kết hợp (BLENDED LEARNING) để PHÁT TRIỂN NĂNG lực tự học CHO học SINH TRONG dạy học nội DUNG SINH sản – THPT (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)