Sử dụng một số phương pháp, kỹ thuật dạy học trong hoạt động khở

Một phần của tài liệu KẾT HỢP CÁC KỸ THUẬT DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH TRONG PHẦN LÝ THUYẾT NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2 (Trang 27 - 31)

III. Kết hợp các kỹ thuật dạy học với nhau để dạy một nội dung trong phần

1. Sử dụng một số phương pháp, kỹ thuật dạy học trong hoạt động khở

Hoạt động khởi động nhằm hướng tới tạo hứng thú cho HS đối với bài học mới, thiết lập mối quan hệ thân thiện giữa GV và HS; đồng thời thông qua đó GV có thể kiểm tra quá trình HS nắm bài cũ như thế nào?

Để thiết kế hoạt động khởi động, GV cần xác định các nội dung sau:

- Thời gian: Đối với hoạt động khởi động tùy vào bài học để GV giới hạn thời gian. Thông thường đối với các bài dạy học từ 2 tiết trở lên, GV có thể tổ chức hoạt động khởi động trong vòng 10-15 phút. Đối với bài học theo từng tiết, GV nên tổ chức hoạt động khởi động từ 5-7 phút.

- Mục tiêu: Hoạt động khởi động thường hướng tới mục tiêu tạo hứng thú cho HS bắt đầu bài học mới, hướng HS bắt đầu vào bài mới bằng những kiến thức liên quan hoặc liên hệ từ kiến thức trong bài học trước sang bài mới.

- Nhiệm vụ học tập của HS: Đây là nội dung quan trọng GV cần chú ý. Trong hoạt động khởi động GV phải giao nhiệm vụ yêu cầu tất cả các HS đều phải tham gia. Việc giao nhiệm vụ là cách GV tạo ra sự “động não” và tâm thế hứng khởi để HS vào bài mới.

- Cách tiến hành hoạt động: Có rất nhiều cách để GV tổ chức hoạt động khởi động cho HS. Việc lựa chọn cách thức nào phụ thuộc vào từng bài học và phụ thuộc vào sở trường của mỗi GV. Đối với các bài học chuyên đề, chủ điểm GV nên chú trọng tổ chức hoạt động khởi động tích cực để tạo hứng thú cho HS. GV trong quá trình giảng dạy cũng nên sử dụng linh hoạt các hình thức vào bài tránh lặp đi, lặp lại một kiểu vào bài gây sự nhàm chán. Làm thế nào để đối với HS, mỗi tiết học GDQP- AN là một quá trình khám phá những cái mới.

Trong hoạt động khởi động, GV thường sử dụng trò chơi tạo hứng thú cho HS, dẫn dắt HS vào bài mới với tinh thần hứng khởi.

1.1. Kỹ thuật tổ chức trò chơi trong dạy học

Trò chơi không phải là một KTDH, nhưng tổ chức trò chơi như thế nào lại đòi hỏi người GV phải có kỹ thuật mới triển khai hiệu quả. Vì thế tôi đưa kỹ thuật tổ chức trò chơi vào nội dung này để triển khai kết hợp với các KTDH khác tạo hứng thú cho HS.

* Khái niệm

Trò chơi là quá trình tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay thực hiện những hành động, việc làm hoặc hình thành thái độ thông qua một trò chơi nào đó. Trò chơi được giới hạn bởi không gian và thời gian, có qui tắc tổ chức (luật chơi do nội dung chơi quy định). Đặc thù này sẽ quy định quy mô, số lượng người chơi, điều kiện, vật chất, cũng như xác định tính chất, phương pháp hành động, tổ chức và điều khiển hành vi cũng như những mối quan hệ lẫn nhau của người chơi.

* Các bước thực hiện

- Bước 1: Chuẩn bị trò chơi - Bước 2: Tiến hành trò chơi - Bước 3: Kết thúc trò chơi

Để thiết kế trò chơi phần lý thuyết môn GDQP-AN, GV có thể dựa theo các game show truyền hình như “đuổi hình bắt chữ”, “nhanh mắt nhanh tay”, “nhà đầu tư tài ba”, “xem tín hiệu đoán chương trình”, “cặp đôi hoàn hảo” Ai là triệu phú... và một số hình thức khác.

* Ưu điểm và nhược điểm

- Ưu điểm

+ Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn HS do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học.

+ Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, do đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lý thuyết mới. + Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác cho HS.

- Nhược điểm:

+ Khó củng cố kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống.

+ Học sinh dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trò chơi.

1.2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Khi dạy Bài 3 – Tổ chức Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam –

GDQP.AN 12; GV tổ chức khởi động cho HS như sau:

Trò chơi “Tiếp sức”

Mục đích : Giúp học sinh tích cực trong hoạt động lĩnh hội kiến thức hình thành

củng cố kĩ năng, được vận động nhanh nhẹn, tạo không khí vui vẻ. * Số lượng : Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội chơi cử đại diện 4 bạn. * Địa điểm : Trong phòng học.

* Thời gian: 2 -> 4 phút

*Cách chơi : Tìm hiểu và nắm vững yêu cầu của bài , GV cho HS làm việc nhanh nối các kiến thức phù hợp:

Cột A: Tiềm lực chính trị tinh thần, Tiềm lực kinh tế, Tiềm lực khoa học công nghệ,

Tiềm lực quân sự an ninh.

Cột B: Khả năng tiềm tàng về vật chất và tinh thần, Nhân tố cơ bản, Nhân tô thúc

đẩy sự tăng trưởng, Cơ sở vật chất của các tiềm lực khác, * Gợi ý sản phẩm

Mỗi đội chơi có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.

Học sinh lớp 12 lên chơi trò chơi “Tiếp sức” ở phần hỏi bài cũ

B A

1.Tiềm lực chính trị tinh thần 2. Tiềm lực kinh tế 3. Tiềm lực khoa học công

nghệ

4. Tiềm lực quân sự an ninh.

A. Cơ sở vật chất của các tiềm lực khác

B. Nhân tố cơ bản,

C. Khả năng tiềm tàng về vật chất và tinh thần

D. Nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng

Nối các tiềm lực ở cột A với nội dung ở cột B cho phù hợp

Ví dụ 2: Khi dạy tiết 2 bài 4 – GDQP- AN lớp 11: giới thiệu súng tiểu liên AK và

súng trường CKC; GV tổ chức khởi động bằng trò chơi “Ngôi sao may mắn”. - Tổ chức trò chơi vào đầu tiết học

- Thời gian: 5 phút - Phương thức

* GV chuẩn bị 10 ngôi sao trong đó có 9 ngôi sao có câu hỏi và một ngôi sao may mắn.

* GV chia lớp thành 2 đội và mỗi đội cử người đại diện.

* GV chiếu trên màn chiếu hoặc bảng phụ đã được chuẩn bị với những ngôi sao đã được đánh số thứ tự. Mỗi ngôi sao sẽ tương ứng với một câu hỏi. Trong đó sẽ có một ngôi sao may mắn.

- Ngôi sao 1: Kĩ sư thiết kế súng tiểu liên AK cỡ 7,62mm là người quốc gia nào? Trả lời: Liên Bang Nga

- Ngôi sao 2: Súng tiểu liên AK-47 được thiết kế vào năm nào? Trả lời: Năm 1947

- Ngôi sao 3: Trong tên gọi của súng tiểu liên AK, chữ A có ý nghĩa là gì? Trả lời: Tự động

- Ngôi sao 4: Nòng súng AK có tác dụng gì?

Trả lời: Định hướng bay cho đầu đạn, làm buồng đốt và chịu áp lực của khí thuốc.

- Ngôi sao 5: Loại súng AK cải tiến có báng gấp bằng sắt được gọi là gì? Trả lời: Súng tiểu liên AKMS

- Ngôi sao 6: Súng AK cải tiến có tầm bắn ghi trên thước ngắm là bao nhiêu? Trả lời: 1000m

- Ngôi sao 7: là ngôi sao may mắn.

- Ngôi sao 8: Bộ phận cò của súng AK có tác dụng gì?

Trả lời: Giữ búa ở thế giương, giải phóng búa khi bóp cò, để búa đập vào kim hỏa làm đạn nổ.

- Ngôi sao 9: Tốc độ đầu đạn của súng AK là bao nhiêu? Trả lời: 710m/s.

- Ngôi sao 10: Khóa nòng của súng AK có tác dụng gì?

Trả lời: Đẩy đạn vào buồng đạn, khóa nòng súng làm đạn nổ, mở khóa kéo vỏ đạn ra ngoài.

* Sau khi HS lần lượt trả lời các câu hỏi của từng ngôi sao. GV tổng hợp biểu dương và cho điểm đội chiến thắng.

Hình ảnh của trò chơi được thiết kế trên powerpoint

Như vậy, hoạt động khởi động được tổ chức khi bắt đầu một bài học nhằm giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để tiếp nhận kiến thức và kỹ năng mới. Việc tiếp thu kiến thức mới bao giờ cũng dựa trên những kinh nghiệm đã có trước đó của người học. Hoạt động này giúp GV tìm hiểu xem HS có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung của bài học. Hoạt động khởi động tốt sẽ tạo hứng thú và tâm thế tích cực để HS bước vào bài học mới.

Một phần của tài liệu KẾT HỢP CÁC KỸ THUẬT DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH TRONG PHẦN LÝ THUYẾT NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)