Sử dụng các kỹ thuật dạy học trong hoạt động tìm hiểu kiến thức mới.

Một phần của tài liệu KẾT HỢP CÁC KỸ THUẬT DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH TRONG PHẦN LÝ THUYẾT NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2 (Trang 31 - 54)

III. Kết hợp các kỹ thuật dạy học với nhau để dạy một nội dung trong phần

2. Sử dụng các kỹ thuật dạy học trong hoạt động tìm hiểu kiến thức mới.

Mục đích của hoạt động này là giúp HS lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng mới và đưa các kiến thức, kỹ năng mới vào hệ thống kiến thức, kỹ năng đã có của bản thân. GV sẽ giúp HS xây dựng kiến thức, kỹ năng mới của bản thân trên cơ sở đối chiếu kiến thức, kinh nghiệm sẵn có với những hiểu biết mới; kết nối/sắp xếp kiến thức, kỹ năng cũ và mới dựa trên việc phát biểu, viết ra các kết luận, khái niệm mới... Đây là hoạt động chủ yếu của cả tiết học. Từ trước đến nay, rất nhiều GV đã cố gắng đổi mới phương pháp và KTDH nhằm tạo hứng thú cho HS, để tiết học đó có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, hầu hết các GV mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng một phương pháp hoặc một KTDH. Trong đề tài này, ở nội dung tìm hiểu kiến thức mới, bản thân tôi đã thử nghiệm kết hợp hai hoặc nhiều KTDH cùng một lúc. Sau khi thử nghiệm xong, tôi thấy nếu biết cách kết hợp các kỹ thuật lại với nhau thì không những nội dung bài học không rời rạc mà còn thu hút HS tham gia tích cực hơn, lĩnh hội kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

2.1. Kết hợp kỹ thuật 5W1H và kỹ thuật “Lược đồ tư duy”

Đây là 2 kỹ thuật khi dạy riêng biệt cũng đã định hướng rất rõ ràng, giúp cho HS hiểu và nhớ bài nhanh. Trong quá trình dạy học của mình, tôi đã thử kết hợp 2 kỹ thuật này lại với nhau, nhất là khi dạy các bài về lịch sử truyền thống của quân đội, công an, Tổ chức Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam hoặc về luật nghĩa vụ quân sự, luật sĩ quan, luật công an….

* Ví dụ minh họa: Khi dạy nội dung “Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam” (Bài 2 – Lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam– GDQP.AN 10).

- GV dùng kỹ thuật 5W1H, hướng dẫn HS trả lời 6 câu hỏi: Tại sao được thành lập?Thành lập khi nào? Thành lập ở đâu? Ai là người chỉ huy? Có bao nhiêu chiến sĩ tham gia? Chiến công đầu tiên là gì? ý nghĩa của tên gọi Quân đội nhân dân Việt Nam?

- HS trả lời 6 câu hỏi và vẽ vào giấy A1 “Lược đồ tư duy”. Cử đại diện lên trình bày. - GV nhận xét, cho điểm và đưa “Lược đồ tư duy” đã chuẩn bị sẵn đối chiếu.

Quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 22/12/1944 Khu rừng Trần

Hưng Đạo , tỉnh Cao Bằng Sự đòi hỏi của

chính quyền cách mạng của Việt Nam lúc bấy giờ

Võ Nguyên Giáp Hạ đồn Phay Khắt và Nà Ngần Ý nghĩa: Từ nhân dân mà ra,

vì nhân dân mà chiến đấu where when why what how who

Hiệu quả lớn nhất trong việc kết hợp hai kỹ thuật này với nhau là vừa phát huy được tư duy độc lập của từng cá nhân, vừa phát triển được các năng lực đặc thù, đồng thời giúp HS hệ thống hóa kiến thức ngay tại lớp.

2.2.Kết hợp kỹ thuật KWLH và kỹ thuật 5W1H

Đây là 2 kỹ thuật dạy học chủ yếu hoạt động cá nhân, có thể tổ chức trên lớp hoặc chuẩn bị trước ở nhà.

* Ví dụ minh họa

Khi dạy về Lịch sử, truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (Bài 2 – Lích sử, truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam – GDQP.AN 10), GV sử dụng kỹ thuật KWLH và kỹ thuật 5W1H như sau:

- GV phát phiếu KWLH, yêu cầu HS điền vào cột K; những gì các em biết về lịch sử và truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam; ghi vào cột W những gì em muốn biết về lịch sử, truyền thống Công an nhân dân Việt Nam. Sau đó GV thu phiếu KWLH, đọc nhanh những ý cơ bản mà HS đã biết và muốn biết.

- GV tiếp tục triển khai kỹ thuật 5W1H, hướng dẫn HS thực hiện các bước sau:

Bước 1: Yêu cầu HS làm việc theo nhóm (hoặc cá nhân) và lập sơ đồ 5W1H

để trả lời được các câu hỏi như sau: Tại sao Công an nhân dân lại ra đời? Công an nhân dân Việt Nam ra đời khi nào? Ngày thành lập của Công an nhân dân Việt Nam là ngày nào? Công an nhân dân Việt Nam đã lập nên những chiến công nào? Công an nhân dân ra đời có ý nghĩa gì?

Bước 2: Yêu cầu đại diện một số tổ lên trình bày kết quả làm việc của nhóm. Bước 3: Các tổ thảo luận và cho ý kiến bổ sung để sơ đồ được hoàn chỉnh. Bước 4: GV củng cố kiến thức bằng sơ đồ đã chuẩn bị sẵn và kết hợp giới

thiệu một số kiến thức cần thiết.

Công an nhân dân Việt Nam

Bảo vệ thành quả cách mạng Tại thủ đô Hà Nội

Ngày 19/8/1945 Tham gia tổng khởi nghĩa tháng Tám và bảo vệ thành công ngày Quốc khánh Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh Nhằm ổn định an ninh chính trị và giữ gìn an toàn xã hội when why who how what where

Có thể tùy vào thời lượng chương trình, nội dung chương trình và mục đích sử dụng của GV, người dạy có thể khai thác Sơ đồ 5W1H ở các khâu lên lớp khác nhau thời điểm (yêu cầu HS vẽ tại lớp hoặc bài tập về nhà hoặc GV vẽ sẵn và chỉ giới thiệu cho HS). Cứ như vậy, khi nhắc tới nội dung về lịch sử, truyền thống Công an nhân dân Việt Nam các em HS sẽ liên tưởng ngay tới 6 câu hỏi với 6 chữ cái tiếng Anh.

- Cuối cùng GV hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu và ghi vào cột H: ví dụ hiện nay Công an nhân dân Việt Nam có chức năng gì? Bộ trưởng Bộ Công an hiện nay là ai? Hiện nay, Công an nhân dân có vai trò gì đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc?...

- Có thể kết hợp 2 kỹ thuật trên với kỹ thuật phòng tranh. Triển khai cụ thể như sau: Sau khi HS hoàn thành 6 câu hỏi như trình bày ở trên, GV có thể yêu cầu HS treo các sản phẩm của nhóm mình lên. Bên cạnh các câu trả lời, các nhóm có thể vẽ hoặc dán 1 số tranh ảnh đã chuẩn bị sẵn vào sản phẩm của nhóm mình. Cả lớp đi xung quanh quan sát, bình chọn xem nhóm nào đầy đủ nội dung và hình thức đẹp nhất.

* Sản phẩm của lớp thực nghiệm 10A1

2.3. Kết hợp kỹ thuật “Khăn trải bàn ” và kỹ thuật “Lược đồ tư duy”

Kỹ thuật “Khăn trải bàn” và “Lược đồ tư duy” là 2 kỹ thuật thường xuyên được sử dụng độc lập trong dạy học GDQP.AN. Dựa vào ưu điểm của từng kỹ thuật, nếu sử dụng riêng trong từng nội dung bài học cũng đã có tác dụng gây hứng thú cho HS. Nếu như kết hợp cả 2 kỹ thuật vào một nội dung thì hiệu quả còn tăng lên gấp đôi.

Thông thường, kỹ thuật “Lược đồ tư duy” được sử dụng trong hoạt động khởi động hoặc củng cố kiến thức. Bởi vì thông qua nội dung bài học, GV sẽ yêu cầu HS hệ thống hóa kiến thức bằng “Lược đồ tư duy”. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, tôi muốn đổi mới bằng cách kết hợp kỹ thuật “Lược đồ tư duy” cùng một số kỹ thuật khác. Tôi đã thử áp dụng tại các lớp mà mình giảng dạy và thấy khá hiệu quả, phát huy được tính tích cực chủ động của HS trong học tập môn GDQP.AN.

*Ví dụ minh họa

Sử dụng kỹ thuật “Khăn trải bàn” và “Lược đồ tư duy” để tổ chức HS tìm hiểu về hệ thống tổ chức của QĐND Việt Nam (Bài 3: Tổ chức Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam, GDQP.AN Lớp 10).

Tổ chức thực hiện:

- GV chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm có 4 – 6 học sinh và hướng dẫn học sinh hoạt động theo kỹ thuật “Khăn trải bàn” để hoàn thành nhiệm vụ GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Các nhóm thảo luận chung về hệ thống cấp bậc hàm của Quân đội nhân dân Việt Nam.

- GV gợi ý: Các cá nhân và nhóm sẽ tìm hiểu về tổ chức QĐND Việt Nam từ trung ương xuống cơ sở.

- Mỗi HS trong từng nhóm ngồi vào vị trí, viết câu trả lời vào vị trí ý kiến cá nhân. Sau đó các HS trong cùng nhóm so sánh kết quả với nhau, thảo luận, thống nhất ý kiến, và viết kết quả vào phần chính giữa “Khăn trải bàn” bằng hình thức “Lược đồ tư duy”.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm. Các nhóm khác theo dõi, thảo luận, bổ sung.

- GV nhận xét và tổng kết nội dung

Như vậy, kết hợp cả 2 kỹ thuật trên HS sẽ vừa tìm hiểu được hệ thống tổ chức QĐND Việt Nam buộc các cá nhân đều phải hoạt động, vừa giúp các em hệ thống hóa kiến thức một cách trực quan nhất. Thông qua, đó các em sẽ hiểu bài nhanh và nhớ lâu hơn.

HS làm việc theo KT khăn trải bàn

Sản phẩm thảo luận dự kiến

2.4. Kết hợp kỹ thuật “Lược đồ tư duy” và kỹ thuật “phòng tranh”

Đây là 2 kỹ thuật thường xuyên được sử dụng trong dạy học môn GDQP.AN. Phần lý luận ở trên tôi đã trình bày cụ thể về từng kỹ thuật và có ví dụ cụ thể. Tuy nhiên, hầu hết các GV khi dạy học chỉ dừng lại ở việc sử dụng từng kỹ thuật riêng biệt. Bản thân tôi đã thử kết hợp 2 kỹ thuật này lại với nhau và khá hiệu quả. Hai kỹ thuật này có thể hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm. Tuy nhiên, nếu triển khai dạy học trên lớp thì sử dụng hoạt động nhóm sẽ nhanh và hiệu quả hơn.

*Ví dụ minh họa

Khi dạy nội dung “Tác hại của tệ nạn ma túy” (Bài 7 – Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy– GDQP.AN Lớp 10), GV tiến hành như sau:

Tổ chức thực hiện:

- GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận nội dung – Tác hại của tệ nạn ma túy GV hướng dẫn HS vẽ “Lược đồ tư duy”.

- Các nhóm vẽ vào giấy A0 hoặc vẽ trên máy tính, trình bày theo nguyên tắc vẽ “Lược đồ tư duy”, bên cạnh đó sẽ sưu tầm 1 số hình ảnh (được chuẩn bị sẵn ở nhà) dán vào nội dung liên quan (ví dụ: ảnh của người nghiện ma túy bị tổn hại về sức khỏe, về tinh thần, ma túy ảnh hưởng đến kinh tế và trật tự an toàn xã hội) - Thời gian 10 phút, các nhóm trình bày sản phẩm của mình. GV cho HS bình chọn infographic nào đẹp nhất, đủ nội dung nhất. Các HS có thể đi xung quanh để bình chọn.

Sản phẩm của HS khi vẽ trên máy tính và giấy A0

GV nhận xét và chốt ý

2.5. Kết hợp kỹ thuật “KWLH” và kỹ thuật tổ chức trò chơi và kỹ thuật “Lược đồ tư duy”

Ví dụ: Khi dạy nội dung “Chủ quyền lãnh thổ quốc gia” (Bài 3 – Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia – GDQP.AN 11); GV sử dụng kỹ thuật KWLH, kỹ thuật tổ chức trò chơi và kỹ thuật “Lược đồ tư duy” để dạy nội dung này.

- GV yêu cầu HS trả lời vào bảng KWLH (giao cho HS từ tiết trước) về mục II– Biên giới quốc gia

- GV gợi ý:

+ Cột K: Em biết gì về biên giới quốc gia? Biên giới quốc gia được cấu thành như thế nào?

+ Cột W: Em muốn tìm hiểu thêm gì về biên giới quốc gia?

- Trong tiết học, GV thu bảng KWLH, trong khi HS thảo luận mục 2, GV đọc nhanh cột K và cột W, để biết HS đã biết và muốn biết gì về nội dung này. Khi dạy đến nội dung II- “Biên giới quốc gia” GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Mảnh ghép

bức tranh bí ẩn”..

- Sau khi truyền tải và hướng dẫn HS nghiên cứu bài học, tôi sẽ căn thời gian khoảng 10 phút để củng cố nội dung bài bằng 6 câu hỏi liên quan đến bài học, lần lượt HS trả lời câu hỏi để mở 6 mảnh ghép và đoán hình ảnh trong bức tranh là hình ảnh gì??

* Tên trò chơi “Mảnh ghép bức tranh bí ẩn”.

- Mục đích: Giúp học sinh hiểu sâu hơn về bài học, rèn luyện tư duy tập trung, khả năng ghi nhớ trong củng cố và đánh giá các kiến thức sau khi học xong nội dung bài học.

- Cách chơi: : Cả lớp cùng chơi

GV lần lượt chiếu bức tranh bị che bởi 6 mảnh ghép lên. Mỗi mảnh ghép có một câu hỏi ở mặt sau. Sau khi cho HS chọn lật lần lượt các mảnh ghép, GV sẽ đọc câu hỏi. Ai trả lời đúng đầu tiên sẽ được điểm cộng tối đa, bạn nào trả lời sai nhường cơ hội cho các bạn còn lại nhưng sẽ không được điểm tối đa, và chỉ có 3 lần HS xung phong trả lời, nếu cả 3 lần trả lời sai GV sẽ trả lời và giải thích rõ hơn nội dung câu hỏi và phần trả lời. GV lần lượt lật từng mảnh ghép, cho đến mảnh ghép cuối cùng. (Phụ lục)

+ Tìm hình ảnh bí ẩn trong bức tranh qua các câu hỏi dưới đây ?

Câu hỏi 1: Biên giới tuyến đất liền Việt Nam- Trung Quốc dài bao nhiêu km?

Đáp án: 1306 km

Câu hỏi 2: Biên giới quốc gia được cấu thành bao nhiêu bộ phận?

Đáp án: 4 bộ phận

Câu hỏi 3: Tên hiệp định Việt Nam và Trung Quốc đã kí ngày 25/12/2000 là gì?

Đáp án : Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ.

Câu hỏi 4: Có bao nhiêu cách để các nước trên thế giới xác định Biên giới quốc gia?

Đáp án: 2 cách

Câu 5: Cách xác định biên giới quốc gia trên biển?

Đáp án: Tọa độ trên hải đồ

Câu 6: Bờ biển lục địa của Việt Nam dài bao nhiêu km?

Đáp án: 3260 km

+ Bức tranh bí ẩn sau những mảnh ghép đó là hình ảnh Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa- 2 quần đảo được nhắc trong khái niệm biên giới quốc gia.

Hình ảnh trò chơi được soạn trên Powerpoint

- GV tổ chức HS sử dụng “Lược đồ tư duy” để hệ thống kiến thức.

- Sau đó GV yêu cầu các nhóm treo sản phẩm “Lược đồ tư duy” (đã vẽ sẵn ở nhà) lên bảng.

- Các nhóm so sánh nội dung, hình thức và bình chọn. - GV chốt ý.

* Sản phẩm của 2 nhóm khi vẽ Lược đồ tư duy về biên giới quốc gia trên máy tính.

Nhóm 1

2.6. Kết hợp kỹ thuật 5W1H với kỹ thuật” Lược đồ tư duy” và kỹ thuật phòng tranh

Khi dạy các nội dung về lịch sử, truyền thống hoặc Luật nghĩa vụ quân sự, luật sĩ quan quân đội và công an. Gv có thể sử dụng kết hợp các kỹ thuật như sau: Ví dụ: Khi dạy nội dung “Lịch sử, truyền thống Công an nhân dân Việt Nam” (Bài 2- GDQP.AN 10)

- GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ chung cho 4 nhóm: Tìm hiểu về lịch sử Công an nhân dân Việt Nam

- GV cho HS sử dụng kỹ thuật 5W1H trả lời 6 câu hỏi: Tại sao được thành lập? Thành lập khi nào? Thành lập ở đâu? Ai là người thành lập? Hoạt động như thế nào? Có vai trò, ý nghĩa gì?

- Sau khi HS trả lời 6 câu hỏi, GV yêu cầu HS vẽ “Lược đồ tư duy” vào giấy A1. - Các nhóm vẽ “Lược đồ tư duy” theo nguyên tắc GV đã giảng dạy và hướng dẫn. Trên phần trình bày của mình, các nhóm có thể thiết kế infographic sao cho đúng và đẹp.

- GV cho HS treo sản phẩm của nhóm mình lên. Các HS khác sẽ đi xung quanh quan sát, nhận xét và bình chọn 1 cách khách quan sản phẩm của nhóm nào đẹp và đầy đủ nhất.

 Sản phẩm của HS được vẽ trên máy tính bằng phần mềm vẽ sơ đồ tư duy

3. Sử dụng các kỹ thuật dạy học trong hoạt động củng cố và luyện tập

Củng cố và làm bài tập về nhà cũng là một trong các bước quan trọng của bài dạy. Tuy nhiên, rất nhiều GV hầu như không đi đến bước này, hoặc có củng cố bài

Một phần của tài liệu KẾT HỢP CÁC KỸ THUẬT DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH TRONG PHẦN LÝ THUYẾT NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2 (Trang 31 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)