Lựa chọn biện pháp tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa nhằm nâng cao thể lực cho học sinh Trường THPT Quỳ Hợp 2 – Nghệ An.

Một phần của tài liệu SKKN một số BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ tập LUYỆN NGOẠI KHÓA môn GIÁO dục THỂ CHẤT ở TRƯỜNG THPT QUỲ hợp 2 (Trang 25 - 28)

3.1. Cơ s lý lun la chn các bin pháp.

Quá trình nghiên cứu chúng tôi đã tham khảo các tài liệu, đặc biệt là các tài liệu nói về TDTT trường học. Như vậy có thể thấy rằng trước khi lựa chọn biện pháp hoạt động TDTT ngoại khóa cần phải căn cứ vào các cơ sở sau:

- Trước hết phải căn cứ vào chương trình giáo dục thể chất mà Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành, đồng thời phải bám sát vào chương trình, nội dung của từng môn thể thao thuộc nội dung sách giáo khoa thể dục đối với các khối của học sinh THPT.

- Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, yêu cầu của giáo dục thể chất cho thế hệ

trẻ trong giai đoạn cách mạng hiện naỵ Một trong những mục tiêu giáo dục thể

chất trong nhà trường phổ thông các cấp hiện nay là: “Mở rộng phong trào TDTT quần chúng, động viên, tổ chức và hướng dẫn cho đông đảo học sinh, tham gia các hình thức tập luyện ở trong và ngoài trường học, trong các câu lạc bộ, các trường,

23 lớp năng khiếu, các đội tuyển của từng trường và địa phương. Qua đó nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất đồng thời phát hiện và có kế hoạch bồi dưỡng cho các em học sinh, vận động viên trẻ có triển vọng”.

Ngày nay tập luyện TDTT trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ. Đặc biệt ở các khu vực nông thôn điều kiện còn nhiều mặt hạn chế thì việc đầu tư tổ chức các hoạt động TDTT cho các em học sinh các trường phổ thông lại là vấn đề cần thiết. Có như vậy thì mới đảm bảo

được sự phát triển thể chất chung cho học sinh nói riêng và thế hệ trẻ nói chung. Việc tổ chức tập luyện các môn thể thao cho các em học sinh ở lứa tuổi đi học có thể giải quyết hiệu quả theo các nhiệm vụ sau:

- Tăng cường sức khỏe, phát triển toàn diện và hài hòa cơ thể, giáo dục các tố chất thể lực, hình thành nên kỹ năng kỹ xảo vận động trong cuộc sống sinh hoạt và lao động.

- Hình thành nên thế giới quan duy vật, sự giác ngộ về chính trị, giáo dục chủ nghĩa yêu nước, ý thức tập thể. Trên cơ sở đó đào tạo lực lượng hậu bị cho

đội tuyển TDTT nước nhà.

Tổ chức hoạt động TDTT cho các em học sinh trường THPT Quỳ Hợp 2, Nghệ An luôn cần tiến hành kết hợp giữa hai hình thức tập đó là tập luyện trong giờ chính khóa và ngoài giờ chính khóạ Có như vậy mới đảm bảo được nội dung phù hợp với năng lực của học sinh, và với cả 2 hình thức tập luyện đều được thực hiện trên cơ sở chếđộ rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn mà Bộ GD & ĐT đã ban hành.

- Để lựa chọn biện pháp hoạt động TDTT ngoài giờ chính khóa cho các em trong quá trình tập luyện, dựa trên đặc điểm tâm – sinh lý lứa tuổi từđó xác định tính chất của các môn thể thao, có vậy mới đảm bảo hiệu quả trong quá trình tập luyện.

- Như vậy, vấn đề phát triển thể lực cho học sinh nói chung, học sinh ở các vùng nông thôn nói riêng là một vấn đề cần thiết. Vấn đề lựa chọn biện pháp tổ

chức hoạt động TDTT ngoại khóa cho học sinh trường THPT Quỳ Hợp 2, Nghệ

An cũng là một vấn đề đối với các nhà trường cần phải quan tâm. Song phải nói rằng việc lựa chọn biện pháp nào, môn thể thao nào thu hút được đông đảo các em tập luyện và đảm bảo hiệu quả trong quá trình hoạt động là một vấn đề chúng tôi quan tâm trong lĩnh vực chúng tôi nghiên cứụ

3.1.2. Cơ s thc tin la chn các bin pháp.

Từ những cơ sở lý luận trên, qua phân tích thực trạng công tác tổ chức, quản lý công tác giáo dục thể chất cho học sinh Trường THPT Quỳ Hợp 2 – Nghệ An trong thời gian qua, qua tham khảo các tài liệu có liên quan, chúng tôi đã tiến hành lựa chọn và đề xuất một số biện pháp hoạt động TDTT ngoại khóa nhằm nâng cao thể lực cho học sinh Trường THPT Quỳ Hợp 2 – Nghệ An.

24 Với mục đích tìm hiểu cơ sở thực tiễn của các biện pháp đã lựa chọn, đề tài

đã tiến hành tham khảo ý kiến và phỏng vấn bằng phiếu hỏi đối với các chuyên gia, giáo viên thể dục của các Trường THPT trong huyện. Kết quảđược trình bày tại bảng 3.1

Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các biện pháp tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa nhằm nâng cao thể lực cho học sinh Trường THPT Quỳ Hợp 2 (n =30 ) TT Các biện pháp Rất cần Cần Không cần n % n % n % 1 Nâng cao nhận thức đối với việc phát triển công tác GDTC trong trường học nói chung và tập luyện TDTT ngoại khóa nói riêng

20 66,6 6 20 4 13,4

2

Xây dựng câu lạc bộ TDTT một số môn thể thao được học sinh yêu thích phù hợp với điều kiện nhà trường và đặc điểm lứa tuổi học sinh 21 70 6 20 3 10 3 Tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa thường xuyên và sử dụng bảo quản hợp lý cơ sở vật chất sẵn có của nhà trường 18 60 9 30 3 10 4 Tạo cơ chế và ứng dụng chính sách hợp lý, thỏa đáng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh tham gia sinh hoạt các CLB và các hoạt động ngoại khóạ 17 56,6 10 33,4 3 10 5 Đầu tư và nâng cao hơn nữa về quản lý tăng cường kinh phí cho hoạt động TDTT, đội tuyển, một số môn được HS ưa thích, có GV hướng dẫn và sau

đó là lớp tự quản.

5 16,6 5 16,6 21 66,8

6

Tổ chức các giải thi đấu Thể

thao mang tính truyền thống và tham gia đầy đủ các giải thể

25 thao do ngành tổ chức.

Từ kết quả bảng 3.1 cho thấy: Có 5/6 biện pháp được các ý kiến trả lời lựa chọn trên 90% ý kiến ở mức cần và rất cần thiết.

Các biện pháp đó là:

- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức đối với việc phát triển công tác GDTC trong trường học nói chung và tập luyện TDTT ngoại khóa nói riêng.

Một phần của tài liệu SKKN một số BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ tập LUYỆN NGOẠI KHÓA môn GIÁO dục THỂ CHẤT ở TRƯỜNG THPT QUỲ hợp 2 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)