Xây d ựng các biện pháp tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa nâng cao thể lực cho HS trường THPT Quỳ Hợp 2 – Nghệ An:

Một phần của tài liệu SKKN một số BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ tập LUYỆN NGOẠI KHÓA môn GIÁO dục THỂ CHẤT ở TRƯỜNG THPT QUỲ hợp 2 (Trang 28 - 33)

- Biện pháp 5: Tổ chức các giải thi đấu Thể thao mang tính truyền thống và tham gia các giải thể thao do ngành tổ chức.

3.1.3. Xây d ựng các biện pháp tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa nâng cao thể lực cho HS trường THPT Quỳ Hợp 2 – Nghệ An:

Sau khi lựa chọn được 5 biện pháp, đề tài tiến hành xây dựng các nội dung cụ thể cho từng biện pháp đã xác định. Thông qua các hình thức phỏng vấn, tọa đàm, trực tiếp các chuyên gia, cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, các giáo viên có nhiều kinh nghiệm đề tài đã đi đến quyết định và hoàn thiện

được những nội dung cụ thể của các biện pháp đã lựa chọn giúp cho quá trình thực hiện được thuận lợi, các nội dung đó là:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức đối với việc phát triển công tác GDTC trong trường học nói chung và tập luyện TDTT ngoại khóa nói riêng.

+ Mc đích: Con người có thể có hành động đúng khi nhận thức đúng vấn đề. Biện pháp tuyên truyền được áp dụng nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác GDTC trong trường học cho các đối tượng cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy, học sinh… Tạo tiền đề cho việc triển khai các biện pháp tiếp theọ

+ Ni dung bin pháp và cách thc hin:

Hình thành động cơ học tập môn học cho HS:

Sức khoẻ là vốn quý của con ngườị Có sức khoẻ là có tất cả. Vậy làm gì để có sức khoẻ ? Ngoài những vấn đề khác không nói đến ở đây thì tập luyện thể dục

26 thể thao thường xuyên là biện pháp hữu hiệu và đơn giản nhất giúp chúng ta củng cố, giữ gìn và tăng cường sức khoẻ. Môn học thể dục làm được điều nàỵ Nó giúp các em giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi trong học tập, lao động vá các sinh hoạt

khác; giúp các em hiểu và tập luyện đúng phương pháp, đúng kĩ thuật động tác

góp phần vào việc nâng cao sức khoẻ. Các em hiểu được vấn đề này sẽ hình thành

được động cơ học tập. Và như vậy tạo được sự hưng phấn, sự hứng thú đối với môn học trong các em học sinh.

- Phối hợp với Chi bộĐảng, Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất trong trường học làm cho lực lượng cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy và học sinh hiểu rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC trong nhà trường THPT.

- Tổ chức tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh, qua giáo viên chủ

nhiệm, qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa về tầm quan trọng của công tác giáo dục thể chất trong nhà trường.

- Tuyên truyền bằng hệ thống hình ảnh, áp phích về tầm quan trọng của TDTT đối với sức khỏe con ngườị

- Giáo viên dạy bộ môn giáo dục thể chất phải có nhiệm vụ thông qua bài giảng liên hệ với thực tế giúp học sinh hiểu được vai trò ý nghĩa, tác dụng và lợi ích của tập luyện TDTT.

- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về TDTT, phổ biến kiến thức khoa học về

TDTT thông qua hội thảo, tọa đàm. Giao cho Đoàn thanh niên và Tổ bộ môn thực hiện.

- Khuyến khích học sinh theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày, đọc sách báo tìm hiểu qua mạng thông tin TDTT của nước ta và thế

giớị Giao cho Đoàn Thanh niên và Tổ bộ môn nhà trường thực hiện.

Biện pháp 2: Xây dựng câu lạc bộ TDTT một số môn thể thao được học sinh yêu thích cho các đối tượng là học sinh phù hợp với điều kiện nhà trường và đặc điểm lứa tuổi học sinh

+ Mc đích: Nhằm đáp ứng nhu cầu thiết thực của học sinh là biết nhiều môn thể thao nhưng giỏi 1 môn, nâng cao hiệu quả giờ học chính khóa đạt được tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ GD&ĐT, đạt thành tích cao trong các đợt thi

đấu của trường và ngành tổ chức.

+ Ni dung bin pháp và cách thc hin:

- Tìm hiểu đặc điểm sức khoẻ, tâm sinh lý lứa tuổi: Điều này rất quan trọng trong hoạt động thể dục thể thao cũng như môn học thể dục để đạt được hiệu quả cao nhất, tránh những tác dụng xấu có thể xảy đến. Chúng ta cần phải làm những việc sau trong quá trình giảng dạy:

27 + Căn cứ đặc điểm giải phẫu, sinh lý của từng lứa tuổi, giới tính: hệ vận

động, nội tạng, hệ thần kinh... để có phương pháp hữu hiệu khi giảng dạỵ

+ Căn cứđặc điểm phát triển tố chất cơ thể: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, linh hoạt, khéo léo của học sinh để có những bài tập, lượng vận động phù hợp...

Với việc làm này, chúng tôi nhận thấy các em đã thay đổi được nhận thức,

đã tích cực tập luyện thể dục thể thao hơn, hứng thú và say mê hơn với môn thể

dục vì đã có được những môn học đúng với khả năng, lượng vận động phù hợp với bản thân. Sức khoẻ được duy trì và tăng cường, kết quả học tập cũng được nâng lên.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về loại hình hoạt động tập luyện, thi

đấu một số môn TDTT ngoại khóạ

- Bám sát vào sự chỉ đạo của Chi bộ Đảng, Ban giám hiệu thành lập Ban chủ nhiệm các câu lạc bộ và các thành viên, có quy chế, chương trình hoạt động cụ thể.

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, góp phần hoàn thiện các nội dung học tập của giờ học chính khóa và rèn luyện các tiêu chuẩn rèn luyện thân thể.

- Tổ chức hướng dẫn các hoạt động tự tập luyện, rèn luyện thân thể.

- Ban giám hiệu, Chi bộ đảng, nhà trường điều hành trực tiếp các giải thi

đấu cấp trường. Đối với Câu lạc bộ Ban giám hiệu là Chủ tịch, các tổ chức Công

đoàn, Đoàn thanh niên, Tổ bộ môn là thành viên.

- Thời gian tập luyện vào các buổi chiều trong tuần từ 17 giờđến 18 giờ 30. - Số buổi tập: 2 buổi/tuần. Thời gian tập là 90 phút/buổi có giáo viên trực tiếp hướng dẫn.

Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa thường xuyên và sử dụng bảo quản hợp lý cơ sở vật chất sẵn có của nhà trường

+ Mc đích: Trường THPT Quỳ Hợp 2 tổ chức hoạt động ngoại khóa TDTT theo tính chất mùa vụ. Thực chất nhu cầu hoạt động TDTT ngoại khóa của học sinh diễn ra quanh năm. Vì vậy, tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa thường xuyên là đáp ứng nhu cầu tập luyện của học sinh. Đồng thời khi tổ chức phong trào TDTT ngoại khóa phải tính đến nhu cầu tập luyện của học sinh tránh tổ chức theo điều kiện của tổ bộ môn.

- Việc tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện TDTT ngoại khóa phải được sựđồng ý, phê duyệt cấp ngân sách từđầu năm, đồng thời công tác này cũng gặp rất nhiều khó khăn. Một biện pháp đơn giản hơn có thể tận dụng ngay tại trường và sử dụng hợp lý hệ thống cơ sở vật chất sẵn có của nhà trường. Mục

đích của việc này là tận dụng và bảo quản tốt cơ sở vật chất sẵn có để phục vụ

28

+ Ni dung bin pháp và cách thc hin:

- Xây dựng các giải pháp nhằm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên

- Tổ chức tuyên truyền, nhận thức về vai trò công tác tổ chức trong nhà trường

- Đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ công tác GDTC

- Tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa quanh năm tránh hiện tượng tổ bộ

môn không tổ chức phong trào ngoại khóa dẫn tới học sinh tựđứng ra tổ chức và hoạt động không hiệu quả.

- Trên cơ sở điều tra thực trạng nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa của học sinh, tổ chức hoạt động ngoại khóa các môn thể thao có đông học sinh có nhu cầu tham gia như: Bóng đá, Võ thuật, Đá cầu, Cầu lông …

- Đối với các môn không có giáo viên hướng dẫn thì cần đào tạo hướng dẫn viên là học sinh. Đây vừa là lực lượng hướng dẫn viên tham gia tập luyện vừa là lực lượng quản lý sân bãi, dụng cụ.

- Cần tận dụng tối đa cơ sở vật chất sẵn có của nhà trường như: Sân cỏ

bóng đá, sân bê tông ngoài trời, nhà thể chất, sử dụng hợp lý cơ sở vật chất cho từng hoạt động ngoại khóa, cho từng câu lạc bộ tập luyện. Thiết kế giáo án giảng dạy dựa trên các trang thiết bị dụng cụ sẵn có của nhà trường.

- Có chếđộ bảo quản phù hợp với mỗi loại trang thiết bị.

- Tăng cường huy động, thi đua có sáng kiến kinh nghiệm về tận dụng cơ

sở vật chất phục vụ cho hoạt động ngoại khóa và tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ của công, phát động các phong trào tiết kiệm, chống lãng phí để tận dụng tốt cơ sở vật chất hiện có của nhà trường vào các hoạt động TDTT ngoại khóạ

Biện pháp 4: Tạo cơ chế và ứng dụng chính sách hợp lý, thỏa đáng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh tham gia sinh hoạt các CLB và các hoạt động ngoại khóạ

+ Mc đích: Cải tiến chếđộ chính sách thỏa mãn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, hướng dẫn viên và học sinh tham gia hoạt động tập luyện và thi đấu các môn thể thao trong và ngoài trường.

+ Ni dung bin pháp và cách thc hin:

- Tiếp tục vận dụng các chếđộ chính sách đã được thực hiện, xây dựng và ban hành chính sách đãi ngộ cụ thể, trước mắt và lâu dài để đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của cán bộ giáo viên và học sinh.

29 - Có chế độ vận động khen thưởng kịp thời, thỏa đáng, tạo động cơ thúc

đẩy quá trình huấn luyện, giảng dạy, tập luyện và thi đấu của cán bộ giáo viên, hướng dẫn viên và học sinh. Bên cạnh đó có những hình thức giáo dục kỷ luật nhằm giữ kỷ cương trong công tác giáo dục bồi dưỡng những phẩm chất chính trị,

đạo đức, tác phong cho những người chủ nhân tương lai của đất nước.

- Ban giám hiệu nhà trường quyết định và ban hành quy chế khen thưởng bồi dưỡng theo chức năng được phân cấp.

- Tổ chuyên môn tham mưu triển khai thực hiện đề xuất tiếp nhận và thi hành. Các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên và giáo viên chủ nhiệm động viên khen thưởng về mặt đoàn thể, huy động tài trợ cho các hoạt động của nhà trường.

Biện pháp 5: Tổ chức các giải thi đấu Thể thao mang tính truyền thống và tham gia các giải thể thao do ngành tổ chức.

+ Mc đích: Phong trào ngoại khóa, TDTT quần chúng là bộ phận cấu thành quan trọng, trong hệ thống giáo dục của trường phổ thông. Đồng thời cũng là bộ phận đặc biệt quan trọng của TDTT trường học, con đường trọng yếu để

thực hiện mục đích, nhiệm vụ của giáo dục toàn diện. Nó có tác dụng tăng cường sự phối hợp giữa giáo viên GDTC với các đoàn thể. Đặc biệt là Đoàn TNCS Hồ

Chí Minh, nhằm tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh cho học sinh. Nếu đưa được đông đảo học sinh tham gia vào hoạt động phong trào TDTT, thì sẽ có sức lan toả rất lớn trong cộng đồng. Biện pháp này có tác động mạnh mẽđến nhận thức về vị trí, vai trò và tác dụng của môn học GDTC đối với giáo viên và học sinh của nhà trường.

+ Ni dung, phương pháp và hình thc t chc thc hin:

- Kết hợp với tổ chức Đoàn tổ chức thi đấu các hoạt động TDTT quần chúng như: Kéo co, Nhảy hiphop, Nhảy Aerobic...trong các dịp lễ của trường.

- Kết hợp với tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh Niên, giáo viên chủ nhiệm lớp đưa học sinh tham gia biểu diễn các tiết mục đặc sắc gắn với TDTT trong các buổi ngoại khoá đầu tuần: Biểu diễn võ thuật, Biểu diễn TDNĐ.

- Tổ chức các hình thức tập luyện thể thao ngoại khóa cho học sinh dựa trên nhu cầu tập luyện và điều kiện cơ sở vật chất thực tế của nhà trường.

- Thành lập Câu lạc bộ TDTT học sinh có giáo viên chuyên môn hướng dẫn. - Phát động phong trào TDTT trong toàn trường kết hợp với Đoàn thanh niên thành lập các đội Bóng chuyền nam, nữ; đội Cầu lông nam, nữ; đội Bóng đá nam, nữ trong học sinh.

- Tổ chức các giải thi đấu thể thao rải đều trong năm theo nhiều loại hình như: Tổ chức thi đấu các môn thể thao giữa các lớp, giữa các khối trong trường,

30 và giải thi đấu thể thao của nhà trường. Nhằm tuyển chọn VĐV có năng khiếu thể

thao làm nòng cốt cho phong trào và tham gia thi đấu giải Huyện, Tỉnh.

- Kết hợp với Đoàn thanh niên và giáo viên TDTT tổ chức cho học sinh tập thể dục vệ sinh buổi sáng có kiểm tra đánh giá và xếp loại thi đua đối với các lớp trong toàn trường. Tạo thói quen tập thể dục buổi sáng cho học sinh.

- Để thực hiện tốt hoạt động ngoại khóa bộ môn GDTC phải giữ vai trò tham mưu và là lực lượng nòng cốt trong hoạt động TDTT của nhà trường.

Đểđa dạng hóa nội dung hoạt động thể thao ngoại khóa và thúc đẩy phong trào tập luyện của học sinh, đề tài đã tổ chức thi đấu các môn: Bóng chuyền, cầu lông và điền kinh cho học sinh trong toàn trường, đã huy động được 100% số lớp tham giạ Thành lập được đội tuyển thể thao của trường thi đấu với một số trường trên địa bàn và đã tham gia thi đấu giải Cầu lông, Bóng chuyền, Điền kinh, Bóng

đá, Đá cầu do ngành tổ chức. Tổ chức cho học sinh tập thể dục vệ sinh giữa giờ

có kiểm tra đánh giá đã trở thành nề nếp thường xuyên trong toàn trường.

Một phần của tài liệu SKKN một số BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ tập LUYỆN NGOẠI KHÓA môn GIÁO dục THỂ CHẤT ở TRƯỜNG THPT QUỲ hợp 2 (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)