Phương pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái tại trại ngô thị hồng gấm, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 35 - 44)

3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện

3.4.2. Phương pháp thực hiện

Để đánh giá được tình hình chăn nuôi của trại thông qua thông tin, sổ sách quản lý cũng như từ các anh kỹ sư, phụ trách của trại từ đó thu thập số liệu và ghi chép vào sổ nhật ký thực tập.

3.4.2.2. Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nuôi tại trại

Sử dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh sản của công ty CP. Trong thời gian thực tập tại trại em đã được trực tiếp chăm sóc lợn nái chuồng đẻ và lợn con theo quy trình như sau:

* Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái đẻ và nuôi con

Lợn nái chửa được chuyển từ chuồng bầu 2 lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7 ngày. Lợn chuyển lên phải được gắn thẻ và ghi đầy đủ thông tin lên bảng kẹp ở đầu mỗi ô chuồng. Trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh sản thì khẩu phần ăn rất quan trọng. Khẩu phần ăn của lợn nái trước và sau khi đẻ và được thể hiện như sau:

Bảng 3.1: Định mức khối lượng thức ăn trước và sau khi đẻ

Sổ lứa đẻ Lợn nái trước khi đẻ Lợn sau khi đẻ

3 ngày 2 ngày 1 ngày 1 ngày 2 ngày 3 ngày 4 ngày 5 ngày

1 2,2

kg/con 2 kg/con 1 kg/con 1 kg/con 2 kg/con 3 kg/con 4 kg/con 5 kg/con

>2 2,5

kg/con 2 kg/con 1 kg/con 1 kg/con 2 kg/con 3 kg/con 4 kg/con 5 kg/con

Lợn mẹ ngày cai sữa cho ăn 0,5 kg/ngày

Chăm sóc lợn nái trước khi đẻ:

- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. - Tắm sát trùng cho lợn nái.

- Cung cấp nước đầy đủ cho lợn nái.

- Điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng: Với chuồng chờ đẻ từ 25 - 27ºC là thích hợp nhất. Chuồng đang đẻ nhiệt đội thích hợp là từ 27 - 28,5ºC, chuồng cai sữa là 31 - 32ºC.

Chăm sóc lợn mẹ sau khi đẻ:

- Sau khi đẻ lợn mẹ sẽ được tiêm oxytocin + kháng sinh kháng viêm đồng thời kích thích đẩy nhau thai ra ngoài và tiết sữa.

- Ngoài ra lợn mẹ còn được vệ sinh âm hộ sạch sẽ, xịt cồn 5 ngày liên tục vào buổi sáng.

- Khẩu phần ăn của lợn mẹ sẽ được tăng dần để phục hồi cơ thể mẹ sau khi sinh và nuôi lợn con.

* Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn con theo mẹ.

+ Lợn con sau sinh được uống điện giải và amoxicol liều 1g/20kg TT kết hợp bôi cồn rốn trong 3 ngày liên tục.

+ Sau khi đẻ 1 ngày lợn con được tiến hành mài nanh, đuôi đồng thời tiêm sắt.

+ Ngày thứ 3 sau khi sinh lợn con được uống diacoxin 5% 1ml/con để đặc trị cầu trùng. Nhằm nâng cao khối lượng cai sữa, giảm hao mòn lợn mẹ, tăng sức đề kháng cho lợn con, cần tập ăn sớm lúc 3 ngày tuổi. Cách tập cho lợn con ăn sớm như sau: Đầu tiên cho một ít thức ăn (trộn amoxcol) và cám bột cho lợn con vào trong máng tập ăn để lợn con làm quen dần với thức ăn. Sau khi lợn con đã quen và ăn được, thì ta từ từ tăng lượng thức ăn lên và đổi cám bột thành cám viên.

3.4.2.3. Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con

Quy trình vệ sinh chuồng nuôi hằng ngày

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng cũng là một trong những yếu tố giảm khả năng bị bệnh cho lợn. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, tăng năng suất đầu ra làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Trong suốt thời gian thực tập, em đã thực hiện các công việc vệ sinh như sau:

+ Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc tất cả mọi người đều phải đi qua phòng sát trùng và tắm sạch sẽ mặc quần áo trong chuồng riêng, đi ủng trong chuồng và ngoài chuồng riêng tránh mang mầm bệnh từ ngoài vào trong chuồng vì vậy khi vào chuồng cần thay ủng rồi mới được vào chuồng.

+ Việc đầu tiên vào chuồng là kiểm tra qua chuồng một vòng xem có vấn đề gì không

+ Sau đó dọn phân tránh lợn mẹ nằm đè phân + Phun sát trùng đường đi trong chuồng + Rắc vôi lối đi giữa và quét

+ Xịt gầm và đổ vôi gầm chuồng + Thu phân vào bao và quét dọn.

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ và được tiêu độc bằng thuốc sát trùng APA Clean 4 lần hàng ngày, pha với tỷ lệ 15 ml/1 lít nước.

Ở các chuồng nái đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ được chuyển lên chuồng nái chửa 1 (khu vực cai sữa). Sau khi xuất lợn con, các tấm đan chuồng này được tháo ra mang ngâm ở hố sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%, ngâm trong 1 ngày sau đó được cọ sạch, phơi khô. Khung chuồng cũng được cọ sạch, xịt bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng, sau đó xịt lại bằng dung dịch vôi. Gầm chuồng cũng được vệ sinh sạch sẽ tiêu độc khử trùng kỹ

sau đó rắc vôi bột. Để khô 1 ngày tiến hành lắp đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ từ chuồng nái chửa xuống.

Lịch sát trùng được trình bày ở bảng:

Bảng 3.2. Lịch sát trùng áp dụng tại trại lợn nái

Thứ Trong chuồng Ngoài chuồng Ngoài khu vực chăn nuôi Chuồng nái chửa Chuồng đẻ Chuồng cách ly Thứ 2 Quét hoặc rắc vôi đường đi Phun sát trùng và rắc vôi Phun sát trùng Phun sát trùng toàn bộ khu vực Phun sát trùng toàn bộ khu vực Thứ 3 Phun sát trùng Phun sát trùng và

rắc vôi Quét hoặc rắc vôi đường đi

Thứ 4 Xả vôi

xút gầm Phun sát trùng Rắc vôi Rắc vôi

Thứ 5 Phun sát trùng và xả vôi, xịt gầm Thứ 6 Phun sát trùng Phun sát trùng và rắc vôi Phun sát trùng Phun sát trùng Phun sát trùng Thứ 7 Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng chuồng Phun sát trùng CN Phun sát trùng Phun sát trùng

Ngoài ra trong và ngoài chuồng cần:

+ Phun thuốc gián, nhện 1 lần/tháng vào ngày 15. + Vệ sinh máng ăn 3 lần/tuần

Quy trình tiêm phòng cho đàn lợn nái nuôi con và lợn con tại trại

Để đảm bảo sức khỏe cho đàn lợn thì phòng bệnh là khâu không thể thiếu trong quá trình chăn nuôi nhằm ngăn chặn, khống chế dịch bệnh xảy ra tại trại. Để phòng bệnh trại đã thực hiện tiêm phòng vắc xin, kết hợp với các biện pháp vệ sinh phòng bệnh khác như tiêu độc môi trường chăn nuôi bằng nước sát trùng, dội nước vôi cống rãnh, mặc quần áo bảo hộ.

Bảng 3.3. Lịch phòng bệnh áp dụng tại trại lợn nái

Loại lợn Tuần tuổi Phòng bệnh

Vắcxin/ thuốc/chế phẩm Đường đưa thuốc Liều lượng (ml) Lợn con

2 - 3 ngày Thiếu sắt Fe +B12 Tiêm 2

3 - 6 ngày Cầu trùng Diacoxin Uống 1

16 - 18 ngày Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2

10 - 14 ngày Mycoplasma Myco-pac Tiêm bắp 2

Lợn nái sinh

sản

10 tuần tuổi Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2

12 tuần tuổi LMLM Aftopor Tiêm bắp 2

Công tác thực hiện thủ thuật và phẫu thuật trên đàn lợn con tại trại: -Đỡ lợn đẻ:

Để công tác đỡ lợn đẻ thành công cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ phục vụ cho việc đỡ lợn đẻ, dụng cụ bao gồm: thùng úm, bóng đèn hồng ngoại , khay đựng cồn, kéo, chỉ bược rốn, khăn khô và bột rắc lợn con (Pro-en), kéo và chỉ buộc rốn phải được ngâm trong khay đựng nước sát trùng.

Thao tác đỡ đẻ: trước khi đẻ lợn mẹ phải được về sinh sạch sẽ, bộ phận sinh dục và bầu vú cũng được lau chùi sạch sẽ. Khi lợn con được đẩy ra ngoài nhanh chóng dùng tay vuốt mũi và miệng cho lợn để lợn dễ thở sau đó dùng khăn khô lau sạch nhớt và lớp màng trên mũi lợn để tránh cho lợn bị ngạt

cũng như cho lợn con dễ dàng thở hơn, phải lau thật khô và sạch lợn con thì nó mới nhanh khoẻ. Sau đó dùng tay buộc một nút ở rốn dài từ 3 đến 5 cm rồi cắt đứt và thả lợn vào lồng úm đã chải thảm và thắp đèn úm. Trường hợp lợn mẹ đẻ xong cần vệ sinh sạch sẽ bầu vú, cơ quan sinh dục và cho lợn con vào bú sữ đầu. Trong khi lợn con bú mẹ cần chú ý quan sát để tránh trường hợp lợn mẹ đè lợn con.

-Thao tác làm nanh và tiêm sắt cho lợn con:

Lợn con sau khi bú mẹ sức khoẻ tốt hơn, cứng cáp hơn sẽ được tiến hành mài nanh, cắt đuôi, tiêm kháng sinh và tiêm sắt. Thường thì sắt sẽ được tiêm vào 3 ngày sau khi sinh với liều lượng 2ml/ con, nhưng để tránh gây strees cho lợn con và tiện cho các thao tác kỹ thuật thì trại thực hiện các công việc đó cùng một lúc. Sắt sẽ được tiêm bổ sung lần 2 vào 7-10 ngày tuổi nếu thấy cần thiết.

-Thiến lợn đực:

Đối với lợn đực nuôi thịt ta cần thiến càng sớm càng tốt. Thông thường trong chăn nuôi lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ người ta thường thiến vào 7-10 ngày tuổi nhưng thực tế trại thực hiện thiến lợn đực vào ngày thứ 5 sau sinh.

Trước khi thiến lợn đực cần chuẩn bị dụng cụ thiến đầy đủ gồm: dao thiến, cồn sát trùng, panh kẹp, bông gòn, khăn vải sạch, xi-lanh và thuốc kháng sinh.

Thao tác: Đầu tiên là tiêm cho lợn con 0,5 ml/con kháng sinh (ampidexalone).Khi thiến lợn nếu là con đực ta kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới. Một tay nặn sao cho dịch hoàn nổi lên, tay còn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hoàn. Dùng hai tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp vào giật dịch hoàn ra, dùng cồn chấm vào vị trí thiến sau.

3.4.2.4. Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn tại trại

Trong quá trình tực tập tại trại, em đã tham gia chăm sóc nái chửa, nái đẻ, tham gia đỡ đẻ, nái nuôi con chăm sóc cho lợn con theo mẹ đến cai sữa. Được trực tiếp vệ sinh, chăm sóc, theo dõi trên đàn lợn. Quy trình chăm sóc nái chửa, nái chờ đẻ, nái đẻ, nái nuôi con và đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa được áp dụng theo đúng quy trình của công ty CP như sau:

Quy trình chăm sóc nái chửa

Lợn nái chửa được nuôi chủ yếu ở chuồng nuôi nái chửa (chuồng bầu). Hàng ngày vào kiểm tra lợn để phát hiện lợn phối không đạt, lợn nái bị sảy thai, lợn mang thai giả, vệ sinh, dọn phân không để cho lợn nằm đè phân, lấy thức ăn cho lợn ăn, rửa máng, phun thuốc sát trùng hàng ngày, xịt ngầm, cuối giờ chiều phải chở phân ra khu xử lý phân. Lợn nái chửa được ăn loại thức ăn 566, 567SF với khẩu phần ăn phân theo tuần chửa, thể trạng, lứa

Quy trình chăm sóc nái đẻ

Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 3 - 5 ngày. Trước khi chuyển lợn chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp và rửa sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn 3 kg/ngày, chia làm hai bữa sáng chiều.

Lợn nái chửa trước dự kiến 3 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn xuống 0,5 kg/con/ngày.

Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 - 5 kg/con/ngày chia ra làm 3 bữa sáng, trưa , chiều mỗi bữa tăng 0,5 kg. Đối với nái nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên 6 kg/con ngày.

Quy trình chăm sóc đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa Ngay sau khi đẻ ra lợn được tiến hành cắt rốn, bấm nanh.

Lợn con 2 - 3 ngày tuổi cắt số tai, cắt đuôi và tiêm Nova-Fe-B12 10%, cho uống thuốc phòng phân trắng lợn con và tiêu chảy.

Lợn 4 - 5 ngày tuổi cho lợn uống thuốc phòng cầu trùng.

Lợn con được từ 3 - 6 ngày tuổi cho tập ăn bằng thức ăn hỗn hợp 550SF

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái tại trại ngô thị hồng gấm, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)