Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái và lợn con

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái tại trại ngô thị hồng gấm, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 44 - 46)

Trong quá trình thực tập 6 tháng tại trại Ngô Thị Hồng Gấm 2 thuộc xã Đại Thành, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang em đã trực tiếp được thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và theo dõi đàn lợn kết quả trình bày tại bảng

Bảng 4.2. Kết quả số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại 6 tháng thực tập Tháng Loại lợn Nái chửa ở kỳ cuối 100-114 ngày (con)

Nái đẻ nuôi con (con) Lợn con (con) Lợn con cai sữa (con) 7 55 55 586 554 8 54 54 563 524 9 54 53 610 587 10 55 55 569 547 11 56 55 610 600 12 53 53 486 470 Tổng 327 325 3424 3282

Kết quả ở bảng 4.2. cho thấy: Số lượng lợn nái chửa mỗi tháng em chăm sóc trung bình là 56 con, đây là những lợn nái chửa kỳ cuối (100 - 114 ngày) được chuyển lên chuồng lợn nái đẻ để chờ đẻ và tập làm quen với chuồng đẻ. Số lượng lợn nái mỗi tháng em trực tiếp chăm sóc là 56 con, số lượng còn thấp vì mỗi chuồng đẻ có 56 ô chuồng chia làm 4 dãy, vì vậy em được phân công chăm sóc trung bình 56 lợn nái/tháng và tổng số lợn con em trực tiếp chăm sóc trong 6 tháng là khoảng 3424 con.

Trong quá trình chăm sóc lợn nái chửa ở kỳ chửa cuối (100 - 114 ngày), khi chăm sóc lợn nái mang thai giai đoạn 2 tuần trước khi đẻ phải chú ý đến khẩu phần ăn của từng con, khi tra cám lợn phải nhìn vào bảng cám của từng con, nếu cho ăn quá nhiều hoặc quá ít đều ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai. Đặc biệt phải chú ý đến khẩu phần ăn của những lợn đẻ lứa 1,2 chúng ăn rất ít thậm chí là bỏ ăn. Buổi sáng thường cho lợn ăn vào 7 giờ sáng ngay sau khi vào chuồng và buổi chiều lúc 4 giờ chiều.

Việc cung cấp đầy đủ nước uống cho lợn cũng như việc tắm chải cho lợn mang thai là rất cần thiết, đặc biệt là vào mùa hè. Do thời tiết nóng nên lợn thường ăn ít hơn những ngày trời mát mẻ, vì vậy tắm chải cho lợn giúp cho lợn vào khoảng 10h trưa hoặc 2h chiều là tốt nhất vì đây là thời gian nóng nhất, việc này giúp cho lợn giảm stress khi nhiệt độ môi trường quá cao. Tắm lợn giúp cho lợn sạch sẽ, khi lợn đẻ sẽ hạn chế được nhiễm trùng cho lợn con và tránh được vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây viêm nhiễm.

Chú ý công tác chăm sóc: Hộ lý khi lợn đẻ khó nếu lợn đẻ quá lâu (30 phút chưa đẻ thêm), có thể đập lợn mẹ dậy cho trở mình để ngôi thai được xoay thuận lợi cho quá trình đẻ. Trường hợp phải can thiệp cần thực hiện đúng thao tác kỹ thuật, tránh gây sây sát cho lợn mẹ và lợn con. Phải thường xuyên theo dõi lợn mẹ đến khi hoàn thành quá trình đẻ.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái tại trại ngô thị hồng gấm, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)