Dự án 2: Khảo sát việc sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại vào đánh

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC BÀI CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ NỬA SAU THẾ KỈ XX THEO HƢỚNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO (Trang 35 - 46)

Chƣơng 2 Giải pháp của đề tài

2.3.2.Dự án 2: Khảo sát việc sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại vào đánh

2.3. Xây dựng kế hoạch và triển khai 2 dự án trong dạy học bài cách mạng khoa

2.3.2.Dự án 2: Khảo sát việc sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại vào đánh

đánh bắt và chế biến thuỷ sản ở Hoàng Mai

Dự án được thực hiện chủ yếu thông qua việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo của 1 nhóm học sinh lớp 12A4 của trường THPT Hoàng Mai 2 tại 3 phường xã có nghề đánh bắt và chế biến thuỷ sản đó là xã Quỳnh Lập, phường Quỳnh Phương và Quỳnh Dị của thị xã Hoàng Mai.

2.3.2.1. Mục tiêu của dự án

+ Về kiến thức: Thông qua hoạt động trải nghiệm học sinh nắm được nghề đánh bắt và chế biến thuỷ sản của các phương, xã ven biểm của thị xã Hoàng Mai; hiểu được vai trò của to lớn của khoa học- kĩ thuật đối với đời sống của con người nói chung và của nghề đánh bắt và chế biến thuỷ sản ở Hoàng Mai nói riêng; biết được quy trình chế biến và bảo quản thuỷ sản ở Hoàng Mai; biết được sự đóng góp của nghề đánh bắt thuỷ sản xa bờ với sự nghiệp bảo vệ biểm đảo Tổ quốc nói chung và sự phát triển kinh tế của địa phương nói riêng.

+ Về thái độ, tình cảm: Học sinh say mê, hứng thú trong học tập; bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước; ý thức và trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ biển đảo của Tổ quốc của thế hệ trẻ; cảm phục tinh thần lao động cần cù, vượt khó của nhân dân Hoàng Mai; trân trọng, gìn giữ những tinh hoa của nghề chế biến thuỷ sản ở Hoàng Mai; nâng cao ý thức và trách nhiệm của công dân đối với sự phát triển kinh tế biển của địa phương.

+ Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tự học, tự nghiên cứu; kĩ năng khai thác các nguồn tài liệu để thu thập và xử lí thông tin; kĩ năng khảo sát và tìm hiểu thông tin trên thực địa; Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm; kĩ năng phỏng vấn; kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin; kĩ năng thuyết trình, giao tiếp, thảo luận; Góp phần rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh: hợp tác, giao tiếp khéo léo, làm việc khoa học, điều hành tập thể.

+ Định hướng các năng lực cần hình thành, phát triển: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử với nhau; năng lực vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết vấn đề đặt ra trong thực tiễn.

32

2.3.2.2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

+ Đối với giáo viên

Lập kế hoạch và xin phép nhà trường, lấy ý kiến tổ chuyên môn, thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp.

Bảng Kế hoạch chung

Thời

gian Nội dung công việc Văn bản hoặc

thiết bị sử dụng Ngƣời thực hiện

Tuần 1

Xin phép Ban giám hiệu

về việc thực hiện dự án Văn bản Word

Giáo viên, Ban giám hiệu

Lấy ý kiến tổ chuyên môn Văn bản Word

Giáo viên, địa diện tổ chuyên môn

Thông báo với giáo viên chủ nhiệm về kế hoạch và thời gian thực hiện dự án

Trao đổi trực tiếp Giáo viên, giáo viên chủ nhiệm Thành lập nhóm, xác định

tên chủ đề dự án, phân công nhiệm vụ cho nhóm

Trao đổi trực tiếp, văn bản Word Giáo viên, học sinh Tuần 1 và tuần 2

Liên hệ với chính quyền địa phương, cơ sở sản xuất

Trao đổi trực tiếp

Giáo viên, đại diện chính quyền địa phương và chủ cơ sở sản xuất Thu thập và tìm kiếm

thông tin trên Internet, sách báo, báo cáo của các địa phương, cơ sở.

Bản Word, file

ảnh, clip Học sinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện trải nghiệm dự án tại thực địa Quan sát, phỏng vấn, ghi âm, quay phim, chụp ảnh Học sinh

Thực hiện dự án, viết báo cáo, thiết kế sản phẩm

Báo cáo thuyết trình bằng trình chiếu Powerpoint

33

Tuần 3

- Trao đổi, thảo luận trong nhóm với giáo viên.

- Gửi sản phẩm lên Zalo của nhóm dự án Trực tiếp, nhóm Zalo Học sinh, giáo viên Nộp bản kế hoạch làm việc của nhóm và hồ sơ của nhóm

Văn bản Word Học sinh

Báo cáo sản phẩm

Thuyết trình, văn bản của bài báo cáo, bài trình chiếu Powerpoint Trao đổi, thảo luận, góp

ý; nhận xét đánh giá từng nhóm và toàn bộ thành viên trong nhóm

Trao đổi trực tiếp Học sinh và giáo viên

Sữa chữa và hoàn thiện sản phẩm để lưu, chia sẻ, học tập

Liên hệ với Uỷ ban nhân dân phường Quỳnh Lập, Quỳnh Phương và Quỳnh Dị; liên hệ với cơ sở chế biến thuỷ sản Phương Mai ở Quỳnh Dị, chủ các thuyền đánh bắt xa bờ, chủ các kho đông ở Quỳnh Phương và Quỳnh Lập để thống nhất kế hoạch, thời gian và chuẩn bị điều kiện, thiết bị cần thiết cho việc thực hiện dự án.

Lập bản kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm; Giới thiệu các tài liệu, website cần thiết liên quan đến dự án hướng dẫn cho học sinh; Cung cấp cho học sinh phiếu học tập, các bảng biểu, phiếu đánh giá hoạt động nhóm, phiếu đánh giá cá nhân.

Trước khi bắt đầu dự án: phiếu điều tra người học, nhật ký cá nhóm; Trong khi thực hiện dự án: phiếu học tập định hướng, biên bản làm việc nhóm, phiếu đánh giá cá nhân trong hoạt động nhóm; phiếu đánh giá báo cáo; Kết thúc dự án: phiếu ghi nhận thông tin; nhật ký cá nhân; báo cáo tổng kết.

- Đối với học sinh

+ Các dụng cụ quay phim, chụp hình, ghi âm, sổ tay, bút...

+ Sưu tầm các tranh ảnh, video, tài liệu khác có liên quan đến nghề đánh bắt và chế biến thuỷ sản ở Hoàng Mai

+ Kết thúc dự án, cần có: tài liệu báo cáo theo các nhóm, bài trình chiếu Powerpoint sản phẩm của học sinh tự thiết kế.

34

2.3.2.3. Phương pháp tiến hành

+ Dạy học theo dự án.

+ Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. + Dạy học giải quyết vấn đề.

+ Trao đổi, thảo luận.

2.3.2.4. Tiến trình triển khai và thực hiện dự án: Dự án thực hiện trong 3 tuần.

* Giai đoạn 1: Chuẩn bị thực hiện dự án.

Hoạt động 1: Xác định tên đề tài, thành lập nhóm và phân công nhiệm vụ

1. Mục tiêu

- Học sinh xác định được tiêu đề chủ đề dự án trải nghiệm sáng tạo - Thành lập các nhóm theo năng lực, sở thích và địa bàn của học sinh. - Phổ biến và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm - Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Thời gian: thực hiện trong tuần 1 3. Cách thức tổ chức hoạt động

Bước 1: Xác định tên dựán.

Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề, trao đổi, thảo luận để học sinh thể hiện hiểu biết của mình về nghề đánh bắt và chế biến thuỷ sản ở Hoàng Mai; về tiềm năng phát triển kinh tế biển ở Hoàng Mai. Tạo ra sự hứng thú muốn trải nghiệm thực tế và nhận thức trách nhiệm của mình trong việc góp phần của mình trong phát triển kinh tế biển ở địa phương. Trên cơ sở đó giáo viên và họ sinh thống nhất tên dự án.

35

Bước 2: Thành lập nhóm.

- Cơ sở để lập nhóm: giáo viên phải căn cứ vào năng lực học tập, sở trường khả năng và địa bàn cư trú của học sinh phù hợp với nhiệm vụ và đặc điểm của dự án để thành lập nhóm. Đây là yếu tố tiên quyết để dự án hiệu quả cao.

- Để có cở sở thành lập nhóm, trước tiên giáo viên phát phiếu thăm dò sở thích của học sinh, trên cơ sở đó giáo viên nắm bắt được sở thích cũng như sở trường của từng học sinh trong lớp, sau đó giáo viên tổng hợp phiếu, phân tích số liệu để thành lập nhóm theo sở thích và năng học học tập của học sinh.

- Tiếp theo giáo viên thông báo danh sách nhóm, cho học sinh tiến hành bầu nhóm trưởng và thư kí của nhóm.

Bước 3: Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm, hướng dẫn học sinh lập kế hoạch nhóm

- Giao nhiệm vụ theo năng lực học tập của học sinh trong nhóm

+ Những học sinh có năng lực học tập trung bình và yếu: tham gia xây dựng kế hoạch nhóm, tích cực tham gia hoạt động trải nghiệm, tham gia thu thập thông tin trên mạng internet và trong buổi trải nghiệm thực tế.

+ Những học sinh có năng lực học tập khá trở lên: tham gia xây dựng kế hoạch triển khai dự án của nhóm; chuẩn bị kịch bản của buổi trải nghiệm, định hướng hệ thống thông tin cần thu thập; tóm tăt, chắt lọc và chỉnh sửa các thông tin thu thập được.

- Giao nhiệm vụ theo năng lực sử dụng công nghệ thông tin và thiết bị công nghệ

+ Học sinh có năng lực tìm kiếm thông tin trên mạng: tìm kiếm các thông tin trên mạng; họ sinh có năng lực chụp ảnh, ghi âm...

+ Học sinh có năng lực sử dụng các phần mềm tin học văn phòng, phần mềm Powerponit

36

- Bước 4: Giáo viên phát phiếu học tập định hướng và gợi ý cho học sinh một số nguồn tài liệu có thể tham khảo giúp hoàn thành nhiệm vụ.

Học sinh nghiên cứu phiếu học tập định hướng; lắng nghe, ghi chép, trao đổi với giáo viên những vấn đề cần sáng tỏ thêm. Học sinh nghiên cứu phiếu học tập định hướng; lắng nghe, ghi chép, hỏi giáo viên những nội dung cần làm sáng tỏ thêm.

4. Yêu cầu về sản phẩm

- Thành lập được nhóm thực hiện dự án, bầu được nhóm trưởng và thư kí của nhóm để lập kế hoạch và thực hiện dự án.

- Nhóm nhận nhiệm vụ từ giáo viên, nhận phiếu định hướng và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch

1. Mục tiêu

- Nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ thảo luận về chủ đề được giao, xây dựng đề cương nghiên cứu cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án.

- Nhóm xác định được những việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, phương pháp tiến hành.

- Nhóm tự phân công tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm tranh ảnh, video về các nội dung được phân công.

- Rèn luyện được kĩ năng làm việc nhóm.

- Góp phần hình thành kĩ năng thu thập thông tin, phỏng vấn, điều tra thực

2. Thời gian: Thực hiện trong tuần 1.

3. Cách thức tổ chức hoạt động: Học sinh tự làm việc ngoài giờ học, báo cáo lại kết quả cho giáo viên thông qua trao đổi ngoài giờ học, trên trang thông tin của dự án trên Zalo của nhóm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 1: Giáo viên định hướng cho học sinh trong quá trình xây dựng kế hoạch

Giáo viên định hướng các đầu việc phải thực hiện trong dự án, trên cơ sở đó để học sinh thảo luận để xây dựng kế hoạch thực hiện dự án; định hướng cho học sinh việc thu thập thông tin trên sách báo và Internet.

37

Bước 2: Giải đáp thắc mắc cho học sinh.

Giáo viên giải đáp những vướng mắc, khó khăn của học sinh về dự án, như việc thu thập thông tin; xử lý thông tin thu thập được, sắp xếp thông tin khoa học, phù hợp; điều tra, khảo sát ở thực địa; dự kiến sản phẩm,….

Bước 3: Học sinh dựa trên phiếu định hướng hoạt động phân công nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch, dự kiến thời gian thực hiện các đầu công việc để hoàn thành nhiệm vụ.

- Trong quá trình thực hiện dự án nhóm viết nhật kí và biên bản làm việc nhóm

- Sắp xếp các nội dung đã tìm hiểu nghiên cứu được.

4. Yêu cầu về sản phẩm

- Yêu cầu về sản phẩm của hoạt động này là học sinh xây dựng một bản đề cương chi tiết về dự án của nhóm.

- Một bản phân công nhiệm vụ và thời gian hoàn thành của các thành viên

* Giai đoạn 2: Thực hiện dự án

1. Mục tiêu: Quá trình thực hiện dự án học sinh làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đề ra:

- Học sinh tiến hành thu thập thông tin: tìm kiếm các thông tin về nghề đánh bắt và chế biến thuỷ sản ở Hoàng Mai, về sự đóng góp nghề đánh bắt và chế biến thuỷ sản ở Hoàng Mai trên mạng Internet; sưu tầm tranh ảnh, sách báo liên quan

38 đến chủ đề cần nghiên cứu; tổ chức trải nghiệm thực tế tại cảng cá Quỳnh Lập, Quỳnh Phương, cơ sở chế biến thuỷ sản Phương Mai Quỳnh Dị, các cơ sở chế biến nước nắm, các kho đông bảo quản thuỷ sản ở Quỳnh Phương và Quỳnh Lập.

- Sau khi thu thập thông tin học sinh phân tích và xử lí thông tin, tổng hợp kết quả nghiên cứu của các thành viên trong nhóm. Qua đó học sinh phải định hướng đến các vấn đề đã xác định ở bản đề cương chi tiết, các thông tin và số liệu đó phải phục vụ cho chủ đề của dự án.

- Trên cơ sở kết quả phân tích và xử lí thông tin thu thập được học sinh thiết kế và hoàn thiện sảm phẩm là bài thuyết trình bằng Powerpoint.

2. Thời gian: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cuối tuần 1 và tuần 2 3. Cách thức tổ chức hoạt động

39 - Học sinh thực hiện trải nghiệm ngoài giờ học chính khoá ở lớp theo hướng dẫn của giáo viên về các khung thời gian thuận lợi cho cơ quan mà học sinh đến thực hiện dự án tại thực địa.

- Nhóm trưởng thực hiện chế độ báo cáo cho giáo giên về tiến độ thực hiện công việc cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.

- Giáo viên căn cứ vào những báo cáo của nhóm trưởng về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án bằng việc đặt ra những câu hỏi gợi mở để giúp đỡ học sinh hoàn thành nhiệm vụ.

- Các thành viên tập trung thiết kế, sửa chữa và hoàn thiện sản phẩm

4. Yêu cầu về sản phẩm

- Hoạt động này học sinh tạo được một bài thuyết trinh bằng trình chiếu Powerpoint giới thiệu việc sử dung các thiết bị công nghệ hiện đại trong đánh bắt và chế biến thuỷ sản ở Hoàng Mai theo phiếu định hướng nhiệm vụ của giáo viên cung cấp.

- Thời lượng của bài thuyết trình bằng trình chiếu Powerpoint tối thiểu 5 phút. - Sau khi hoàn thiện sản phẩm nhóm chuyển vào trang thông tin chung trên Zalo của dự án để giáo viên và các thành viên trong nhóm dự án nghiên cứu, xem xét và chỉnh sửa (nếu cần).

* Giai đoạn 3: Báo cáo sản phẩm và đánh giá

1. Mục tiêu

- Học sinh cử đại diện báo cáo được sản phẩm của các nhóm. - Biết tự đánh giá sản phẩm của nhóm.

- Hình thành được một số kĩ năng: thảo luận, nêu vấn đề và thuyết trình.

- Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm của công dân trong học tập và rèn luyện, góp vào việc phát triển kinh tế biển và các bảo tồn nghề chế biến thuỷ sản truyền thống ở địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Thời gian: thực hiện vào thời điểm cuối tuần 3. 3. Thành phần tham dự

- Giáo viên mời thêm 1 số giáo viên trong nhóm Lịch sử - Toàn thể học sinh lớp 12A4 của trường THPT Hoàng Mai 2

4. Nhiệm vụ của học sinh và giáo viên

- Đối với học sinh

+ Đại diện nhóm giới thiệu sản phẩm đã chuẩn bị (bài thuyết trinh bằng tình chiếu Powerpoint).

40

- Đối với giáo viên

+ Dẫn dắt vấn đề, tổ chức thảo luận; Quan sát, đánh giá, hỗ trợ, cố vấn.

+ Thu hồi các sản phẩm và các phiếu giao việc trong nhóm; Nhận xét và đánh giá các sản phẩm của học sinh

5. Phƣơng thức tiến hành

Bước 1: Chuẩn bị báo cáo.

- Giáo viên phát cho học sinh và các đại biểu tham dự phiếu đánh giá và tự

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC BÀI CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ NỬA SAU THẾ KỈ XX THEO HƢỚNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO (Trang 35 - 46)