Thực nghiệm đề tài

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC BÀI CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ NỬA SAU THẾ KỈ XX THEO HƢỚNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO (Trang 46 - 51)

3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm đề tài

Tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Hoàng Mai 2 và nhằm đánh giá hiệu quả của phương pháp dạy học dự án gắn với các hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào dạy nội dung bài cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hoá nữa sau thế kỉ XX chương trình lịch sử lớp 12.

Nhiệm vụ thực nghiệm là tiến hành khảo sát dây chuyền sản xuất của nhà máy xi măng Hoàng Mai và khảo sát về việc sử dụng các thiết bị kĩ thuật hiện đại vào đánh bắt và chế biến thuỷ sản ở Hoàng Mai. Qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo học sinh vận dụng kiến thức đã học về cách mạng khoa học – công nghệ vào việc giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.

3.2. Đối tƣợng và phƣơng pháp thực nghiệm đề tài

- Đối tượng thực nghiệm là học sinh lớp 12A4 trường THPT Hoàng Mai 2. Đặc điểm của lớp:

+ Có sĩ số là 40 học sinh, trong đó 27 nữ, 13 nam; lực học khá đồng đều

+ Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm của môn Lịch sử: khá – gỏi: 23 em; Trung bình 17 em.

- Thực nghiệm được tiến hành theo các phương pháp sau:

+ Tiến hành thực nghiệm theo kế hoạch dự án trải nghiệm sáng tạo đã xây dựng, áp dụng đối với học sinh lớp 12A4 trường THPT Hoàng Mai 2.

+ Tổ chức cho học sinh kiểm tra 15 phút sau dự án kết thúc. Lập bảng thống kê kết quả, phân loại học tập. Tổng kết, đánh giá chung quá trình thực hiện dự án trải nghiệm sáng tạo.

3.3. Nội dung thực nghiệm đề tài

Thực hiện 2 dự án trải nghiệm sáng tạo, qua đó giúp học sinh hiểu sâu sắc kiến thức và thấy được mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ với đời sống, cũng như nhận thức được khoa học và công nghệ có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung và đối với phát triển kinh tế biển nói riêng. Từ đó phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo; đồng thời giáo dục ý thức say mê tìm tòi sáng tạo khoa học - kỉ thuật cho học sinhTHPT.

3.4. Tiến hành thực nghiệm đề tài

3.4.1. Chuẩn bị cho thực nghiệm sư phạm

- Điều tra cơ bản về cơ sở vật chất của nhà trường, điều tra về các nhà máy công nghiệp trên địa bàn thị xã Hoàng Mai, các cảng cá và các cơ sở chế biến thuỷ sản ở Hoàng

- Lựa chọn đề tài dự án, Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án và phiếu định hướng thực hiện dự án trải nghiệm sáng tạo.

43 - Xây dựng các biểu mẫu như kế hoạch dự án, phân công nhiệm vụ, phiếu thăm dò, tiêu chí đánh giá sản phẩm cũng như các năng lực, kĩ năng…

- Chuẩn bị bài kiểm tra.

- Chuẩn bị cơ sở vật chất để các em báo cáo sản phẩm.

3.4.2. Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm được tiến hành theo các phương pháp sau: phương pháp sau:

- Tiến hành thực nghiệm theo các kế hoạch thực hiện dự án đã xây dựng, áp dụng với lớp 12A4 trường THPT Hoàng Mai 2

- Học sinh thu thập và xử lý thông tin; tiến hành khảo sát tạo thực địa, phỏng vấn, ghi âm, chụp hình, quay vi deo.

- Tiến hành thiết kế, hoàn thiện sản phẩm và báo cáo sản phẩm của dự án.

3.5. Kết quả thực nghiệm 3.5.1. Kết quả các bài kiểm tra 3.5.1. Kết quả các bài kiểm tra

Tôi tiến hành hai bài kiểm tra trước và sau khi thực hiện hoàn thành dự án, sử dụng xác suất thống kê toán học để xử lí số liệu thu được. Kết quả như sau:

Điểm trung bình Khá - Giỏi Trung bình Yếu

Kiểm tra trước thực nghiệm 18 22 0

44 Nhìn vào biểu đồ phân loại học lực, đồ thị đường lũy tích và điểm trung bình của 2 bài kiểm tra trước và sau dự án, so sánh với nhau và kết quả phân loại đầu năm của lớp 12A4 nhận thấy:

- Số học sinh đạt điểm trung bình giảm xuống, số học sinh đạt điểm khá - giỏi tăng lên.

- Đường lũy tích của bài kiểm tra 2 nằm phía trên đường lũy tích của bài kiểm tra 1 cho thấy chất lượng có sự tăng lên rõ rệt.

- Điểm trung bình sau 2 bài kiểm tra cũng tăng lên và có sự chênh lệch lớn. Từ những kết quả trên cho thấy phương pháp dạy học này đã giúp học sinh phát triển về chất lượng. Điều đó chứng tỏ rằng việc thực hiện các dự án theo hướng trải nghiệm sáng tạo tăng thêm sự hứng thú học tập của học sinh, thông qua việc thực hiện dự án các em chiếm lĩnh được nhiều kiến thức lý thuyết cũng như kiến thức thực tiễn.

3.5.2. Kết quả các phiếu điều tra về sự phát triển năng lực của học sinh

Việc điều tra năng lực của học sinh được tiến hành cả trước và sau thực nghiệm. trước khi tiến hành thực nghiệm sư phạm và sau khi thực nghiệm sư phạm tác giả phát phiếu điều tra năng lực cho học sinh lớp 12A4 trường THPT Hoàng Mai 2 theo mẫu, kết hợp với bảng kiểm quan sát năng lực giải quyết vấn đề trong thực hiện dự án của học sinh

Kết quả thu được tác giả đã lập ra bảng thống kê sau đây:

Tiêu chí

Trƣớc thực nghiệm Sau thực nghiệm

M1 M2 M3 TB M1 M2 M3 TB

TC1 2 15 20 1.33 10 22 8 2.05

45 TC3 3 16 21 1.55 11 19 10 2.02 TC4 6 16 18 1.70 13 21 6 2.17 TC5 3 18 19 1.60 11 22 7 2.10 TC6 4 16 20 1.60 13 20 7 2.15 TC7 3 15 22 1.52 11 23 6 2.12 TC8 5 13 22 1.57 11 23 6 2.12 TC9 2 18 20 1.50 9 23 8 2.02 TC10 3 19 18 1.65 12 22 8 2.02

Nhận xét kết quả xử lý số liệu thực nghiệm

Từ bản thống kê cho thấy, các tiêu chí học sinh đạt mức độ 2 khá cao và tỷ lệ thay đổi không quá lớn trước thực và sau thực nghiệm các dự án: chủ yếu dao động từ 15 đến 20 em đạt. Tuy nhiên, mức độ 1 và 3 có sự thay đổi khá rõ:

+ Ở mức độ 1: Trước thực nghiệm: đạt từ 2 đến 6 học sinh, sau thực nghiệm dự án tăng lên từ 9 đến 13 học sinh.

+ Ở mức độ 3: Trước thực nghiệm: đạt từ 18 đến 22 học sinh; sau dự án giảm xuống 6 đến 10 học sinh

Theo kết quả điểm trung bình các mức độ phát triển trước thực nghiệm, sau thực nghiệm dự án cũng đánh giá được sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Điểm trung bình tăng lên rõ rệt. Từ các kết quả thống kê trên cho thấy, trước thực nghiệm, học sinh chưa xác định được nội dung kiến thức để vận dụng giải quyết các tình huống trong thực tiễn, đặc biệt học sinh rất ngại khi gặp các câu hỏi/bài tập yêu cầu cần vận dụng để giải quyết. Học sinh có kiến thức nhưng không biết sử dụng phù hợp, còn lúng túng trong việc biết sắp xếp thông tin cũng như thiết lập mối quan hệ về mặt nội dung một cách khoa học, chặt chẽ. Từ đó, càng khó để nẩy sinh các ý tưởng sáng tạo nhằm giải quyết các nhiệm vụ được giao. Chính vì vậy năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo đang còn hạn chế.

Trong quá trình thực nghiệm, việc vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề nhằm thực hiện nhiệm vụ của dự án cũng như các nhiệm vụ được giao được học sinh tiếp thu rất sôi nổi, hứng thú chủ động nghiên cứu, tìm tòi tìm kiếm lĩnh hội kiến thức mới. Khi tiến hành thực nghiệm, học sinh rất tích cực tham gia thảo luận giữa các nhóm, giữa các cá nhân để có kết quả chính xác nhất. học sinh không chỉ phát triển kĩ năng tự học, mà còn chủ động tìm hiểu nhiều nguồn tư liệu khác từ báo chí, Internet, trải nghiệm sáng tạo qua việc thực hiện nhiệm vụ của các dự án học tập. Nhờ cùng nhau thảo luận, cùng nhau làm việc mà giúp học sinh phát triển

46 được các năng lực như năng lực giao tiếp, giải quyết tình huống, ý thức với cuộc sống của bản thân. Học sinh được trình bày báo cáo, trao đổi trực tiếp với nhau, tạo thuận lợi để phát triển năng lực giao tiếp, từ đó giúp học sinh cảm thấy tự tin hơn với bản thân trước tập thể và tạo niềm thích thú, yêu thích bộ môn, từ đó góp phần làm tăng độ bền kiến thức cho học sinh.

47

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC BÀI CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ NỬA SAU THẾ KỈ XX THEO HƢỚNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)