PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
2. Cơ sở thực tiễn
2.2. Hướng dẫn sử dụng Atlat lịch sử 12 nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn
môn Lịch sử trong kỳ thi HSG và thi tốt nghiệp THPT
2.2.1. Nguyên tắc cơ bản hướng dẫn sử dụng Atlat lịch sử 12 nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử trong kỳ thi HSG và thi tốt nghiệp THPT chất lượng dạy học môn Lịch sử trong kỳ thi HSG và thi tốt nghiệp THPT
Nguyên tắc đảm bảo về xác định mục tiêu, nội dung kiến thức, tư tưởng thái độ.
Khi hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat lịch sử 12 vào việc ôn thi học sinh giỏi và thi tốt nghiệp THPT giáo viên cần xác định mục tiêu, nội dung kiến thức, tư tưởng thái độ, giúp học sinh củng cố kiến thức, ghi nhớ sự kiện và có thái độ tích cực trong học tập, phát triển các kĩ năng. Qua đó, nhằm nâng cao chất lượng dạy học mơn Lịch sử trong kỳ thi HSG và thi tốt nghiệp THPT. Góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong xã hội.
Nguyên tắc đảm bảo nắm được cấu trúc, bố cục của Atlat lịch sử 12.
Bố cục của Atlat lịch sử 12 rất phong phú, được sắp xếp khoa học có nhiều bản đồ, lược đồ, biểu đồ, sơ đồ phản ánh các sự kiện lịch sử. Ngồi ra, cịn có bảng biểu, tranh ảnh về nhân vật, infographic có liên quan các sự kiện lịch sử…với những nội dung khác nhau giúp cho việc học lịch sử thuận tiện hơn, hiệu quả hơn mà khơng phải học thuộc lịng và ghi nhớ một cách máy móc. Vì vậy, khi sử dụng Atlat lịch sử 12 thì cần phải hướng dẫn học sinh nắm được cấu trúc, bố cục của Atlat.
Khái quát bố cục, cấu trúc của Atlat lịch sử 12 gồm: bản đồ, lược đồ, biểu đồ, sơ đồ phản ánh các sự kiện lịch sử. Ngồi ra, cịn có bảng biểu, tranh ảnh về nhân vật, infographic có liên quan các sự kiện lịch sử…theo các chủ đề trong Atlat.
Nguyên tắc đảm bảo yêu cầu về phương pháp, kĩ thuật, tổ chức hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat lịch sử 12 trong ôn thi học sinh giỏi và tốt nghiệp THPT.
Để hướng dẫn học sinh khai thác Atlat lịch sử 12 có hiệu quả yêu cầu người giáo viên cần tuân thủ các phương pháp, kĩ thuật tổ chức. Do hiện thực lịch sử là hiện thực quá khứ, học sinh không được tiếp xúc trực tiếp với các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, quá trình lịch sử. Hơn thế, lịch sử là những điều đã xảy ra trong quá khứ, rất khác và xa so với thời đại ngày nay nên con người khó hình hình lại bối cảnh đó. Atlat lịch sử 12 đóng vai trị là tư liệu q nhưng nếu không biết chọn lọc kĩ năng thì khơng hiểu hết được ý nghĩa của nó.
Nếu giáo viên có phương pháp khai thác Atlat lịch sử hiệu quả sẽ kích thích tính tị mị, tưởng tượng, óc phán đốn của học sinh. Nhìn vào Atlat lịch sử các em thấy hào hứng muốn đi tìm lại hiện thực lịch sử, khám phá chân lý, quy luật lịch
47 sử. Từ đó, phát huy tự học của học sinh, không chỉ học ở trên lớp với sự hướng dẫn của giáo viên học sinh có thể tự học ở nhà, tự ơn tập và khắc sâu kiến thức.
Hướng dẫn học sinh khai thác Atlat lịch sử 12 để ôn thi học sinh giỏi và tốt nghiệp THPT là chủ yếu dựa vào hệ thống câu hỏi, gợi mở của giáo viên, học sinh tự khai thác nội dung kiến thức lịch sử thông qua biểu đồ, lược đồ, bảng biểu, nhân vật lịch sử nhằm phát huy năng lực nhận thức độc lập cho học sinh. Do vậy, hệ thống câu hỏi phải đảm bảo tính vừa sức, dễ hiểu và tính có vấn đề. Nếu giáo viên chưa hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat lịch sử 12 để giải đề ôn thi học sinh giỏi và tốt nghiệp THPT thì khi gặp câu hỏi q khó học sinh dễ lúng túng, lạc đề. Nếu câu hỏi quá dễ sẽ đẩy học sinh vào tình trạng tả tranh giống học sinh cấp tiểu học, không phát triển được khả năng tư duy, suy xét, phán đốn của các em. Vì vậy, để tổ chức, hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat lịch sử 12 trong ôn thi học sinh giỏi và tốt nghiệp THPT đạt hiệu quả cao thì trước khi hướng dẫn học sinh sinh khai thác Atlat lịch sử 12 để ôn thi, giáo viên cần phải sử dụng Atlat lịch sử 12 để xây dựng được một hệ thống câu hỏi, bài tập chính xác, rõ ràng. Sau đó, giáo viên cung cấp cuốn Atlat lịch sử 12 và hệ thống câu hỏi mà giáo viên đã xây dựng để học sinh làm việc với Atlat. Tuy nhiên, nội dung Atlat lịch sử 12 rất phong phú và đa dạng, tập trung phản ánh các sự kiện, nhân vật lịch sử, bảng biểu, biểu đồ, sơ đồ, lược đồ, những thành tựu kinh tế, khoa học - kĩ thuật của lịch sử thế giới và dân tộc. Vì vậy, khi đưa cuốn Atlat lịch sử 12 và hệ thống câu hỏi mà giáo viên đã xây dựng cho học sinh làm việc với Atlat thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat lịch sử vào việc giải đề. Trong đó, cần chú ý rèn luyện những kĩ năng quan sát, nhận xét, mơ tả, tường thuật, phân tích, đánh giá, nhận định.
2.2.2. Sử dụng Atlat lịch sử 12 để xây dựng hệ thống các dạng đề ôn tập trong kỳ thi học sinh giỏi và thi tốt nghiệp THPT kỳ thi học sinh giỏi và thi tốt nghiệp THPT
Sử dụng Atlat lịch sử 12 để xây dựng hệ thống các dạng đề thi trong kỳ thi học sinh giỏi và thi tốt nghiệp THPT hiệu quả thì GV và HS có thể tiến hành theo các bước sau đây:
Bước 1: Nghiên cứu mục tiêu giáo dục hiện nay của chương trình giáo dục hiện hành và nghiên cứu chương trình SGK lịch sử 12.
Bước 2: Nghiên cứu các dạng đề thi HS giỏi, dạng đề thi tốt nghiệp THPT.
Bước 3: Nghiên cứu Atlat lịch sử 12 để khai thác các thông tin kiến thức lịch sử có thể sử dụng để ra các dạng đề .
Bước 4: Tiến hành ra đề theo hướng cập nhật các dạng đề của kỳ thi học sinh giỏi và thi tốt nghiệp THPT hiện nay.
48
2.2.2.1. Sử dụng Atlat lịch sử 12 để xây dựng hệ thống các dạng đề thi trong kỳ thi học sinh giỏi.
Để hướng dẫn sử dụng Atlat lịch sử 12 nhằm nâng cao chất lượng dạy học mơn Lịch sử trong kỳ thi học sinh giỏi thì chúng tơi xây dựng và sưu tầm một số hệ thống câu hỏi tự luận như sau:
Câu 1 (VDC): Từ những thông tin của hình hình 6 Atlat lịch sử 12, hãy viết một
bài luận có độ dài khoảng 150 - 200 từ về đóng góp của Việt Nam trong hoạt động của Liên hợp quốc.
Câu 2. (VDC) Từ những thông tin của hình 11, Atlat lịch sử 12 em hãy làm rõ
đóng góp của Việt Nam trong hoạt động của tổ chức ASEAN?
Câu 3. (VDC) Dựa vào hình 10 Atlat lịch sử 12 và những hiểu biết của bản thân,
em hãy phân tích vai trị của tổ chức ASEAN?
Câu 4. (TH) Quan sát hình 9 Atlat lịch sử 12, em hãy cho biết đó là cờ của tổ chức
nào? Ý nghĩa của các biểu tượng trên lá cờ?
Câu 5. (VDC) Dựa vào bảng dữ liệu hình 16 Atlat lịch sử 12, em hãy:
a. Xác định sự kiện nào đánh dấu mốc mang tính đột biến của quá trình liên kết quốc tế ở châu Âu? Giải thích tại sao?
b. Chứng minh nhận định: “Cuối thập kỉ 90, EU đã trở thành tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh” (SGK Lịch sử 12, NXB Giáo dục VN, 2009,
tr 52).
Câu 6. (VDC) Dựa vào Atlat lich sử 12 hình 17, em hãy cho biết hiện tượng “BREXIT” là gì? Hiện tượng này đã tác động gì tới kinh tế nước Anh, kinh tế EU và nền thương mại quốc tế? Hiện tượng "Brexit" có thể đem đến những bài học gì cho ASEAN?
Câu 7. (VDC) Dựa vào lược đồ hình 19 Atlat lịch sử 12 và những kiến thức đã
học, em hãy nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản giai đoạn từ năm 1955 – 1973? Lý giải vì sao có sự thay đổi đó?
Câu 8. (TH) Dựa vào lược đồ hình 22 Atlat lịch sử 12 và những kiến thức đã học,
em hãy cho biết, chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp lần thứ hai ở Việt Nam tập trung vào những lĩnh vực nào? Vì sao?
Câu 9. (NB) Dựa vào lược đồ hình 29 Atlat lịch sử 12 và những kiến thức đã học
em hãy cho biết, kế hoạch tấn công lên Việt Bắc của thực dân Pháp năm 1947 được thực hiện như thế nào?
Câu 10. (TH) Dựa vào lược đồ hình 32 Atlat lịch sử 12 và những kiến thức lịch sử
đã học, em hãy cho biết phương châm tác chiến trong trận Điện Biên Phủ (1954) của ta thay đổi như thế nào? Vì sao?
49
Câu 11. (VCD) Dựa vào Atlat lịch sử 12 hình 33 và những hiểu biết của bản thân
em hãy làm sáng tỏ nhận định sau về chiến thắng Điện Biên Phủ “…được ghi vào
lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến cơng chói lọi, đột phá thành trì của hệ thống nơ dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”.
Câu 12. (VDC) Dựa vào Atlat lịch sử 12 hình 34 và những hiểu biết của bản thân
em hãy cho biết những bài học kinh nghiệm được Đảng ta vận dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện này từ việc kí kết Hiệp định Giơ ne vơ (1954).
2.2.2.2. Sử dụng Atlat lịch sử 12 để xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ nhận thức theo các mức độ nhận thức
Để hướng dẫn sử dụng Atlat lịch sử 12 nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT thì chúng tơi xây dựng một số hệ thống câu hỏi trắc nghiệm như sau:
Câu 1. (NB) Dựa vào Atlat lịch sử 12 hình 1, em hãy cho biết Hội nghị Ianta (2 –
1945) diễn ra trong bối cảnh chiến tranh thế giới thứ 2 A. chưa bùng nổ. C. đã kết thúc hoàn toàn.
B. bắt đầu bùng nổ. D. bước vào giai đoạn kết thúc.
Câu 2. (NB) Dựa vào Atlat lịch sử 12 hình 1, em hãy cho biết nguyên thủ các quốc
gia nào tham dự Hội nghị Ianta (2 – 1945)?
A. Mĩ, Anh, Pháp. B. Liên Xô, Anh, Pháp C. Đức, Pháp, Mĩ D. Liên Xô, Mĩ, Anh
Câu 3. (NB) Dựa vào Atlat lịch sử 12 hình 1, em hãy cho biết nguyên thủ các quốc
gia Mĩ, Anh, Liên Xơ có cuộc gặp gỡ tại hội nghị nào? A. Ianta. B. Xan Phranxico C. Maxtrich D. Liên minh châu Phi.
Câu 4. (NB) Dựa vào Atlat lịch sử 12 hình 9, em hãy cho biết Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á (ASENAN) được thành lập ở đâu?
A. Băng cốc (Thái Lan). B. Ba li (In – đô – nê - xi - a). C. Hà Nội (Việt Nam). D. Viêng Chăn (Lào)
Câu 5. (NB) Dựa vào Atlat lịch sử 12 hình, em hãy cho biết Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASENAN) được thành lập bao gồm những nước nào? A. Indonesia, Việt Nam, Philippin, Singapore, Thái Lan.
B. Indonesia, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore. C. Indonesia, Việt Nam, Philippines, Malaysia , Singapore. D. Brunay, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia.
50
Câu 6. (NB) Dựa vào Atlat lịch sử 12 hình 23, em hãy cho biết ngày 18 - 6 - 1919
Nguyễn Ái Quốc gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam đến A. Hội nghị Pari. B. Hội nghị Gionevo. C. Hội nghị Vec xai. D. Hội Liên hiệp thuộc địa.
Câu 7. (NB) Dựa vào Atlat lịch sử 12 hình 23, em hãy cho biết tháng 6 - 1925,
Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức cách mạng nào nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn, kết đấu tranh đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình?
A. Tân Việt Cách mạng đảng. B. Việt Nam Quốc dân đảng.
C. Đông Dương cộng sản đảng. D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 8. (TH) Dựa vào Atlat lịch sử 12 hình 2, em hãy cho biết theo quyết định của
Hội nghị Ianta (2 - 1945) phạm vi nào không thuộc ảnh hưởng của Liên Xô?
A. Đông Đức. B. Đông Âu.
C. Đông Beclin. D. Tây Đức.
Câu 9. (TH) Dựa vào Atlat lịch sử 12 hình 2, em hãy cho biết theo quyết định của
Hội nghị Ianta (2 - 1945) khu vực nào không thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ?
A. Nhật Bản. B. Tây Đức.
C. Nam Triều Tiên. D. Đông Đức.
Câu 10. (NB) Dựa vào Atlat lịch sử 12 hình 2, em hãy cho biết theo thỏa thuận
của các cường quốc tại Hội nghị Ianta (2 – 1945), Đống Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của
A. các nước Tây Âu. B. các nước Đông Âu. C. Mĩ, Anh và Liên Xô. D. Đức, Nhật Bản, Liên Xô.
Câu 11. (NB) Dựa vào Atlat lịch sử 12 hình 2, em hãy cho biết theo thỏa thuận
của các cường quốc tại Hội nghị Ianta (2 – 1945), những quốc gia nào trở thành nước trung lập?
A. Pháp và Phần Lan. B. Áo và Phần Lan.
C. Đức và Anh. D. Nhật Bản và Triều Tiên.
Câu 12. (VDT) Dựa vào Atlat lịch sử 12 hình 2, em hãy cho biết thỏa thuận phân
chia phạm vi ảnh hưởng tại Hội nghị Ianta (2 – 1945) chủ yếu được định đoạt do quốc gia nào?
A. Mĩ và các nước phương Tây C. Mĩ và Liên Xô. B. Liên Xô và các nước Phương Tây. D. Anh và Mĩ
Câu 13. (TH) Dựa vào Atlat lịch sử 12 hình 4, em hãy cho biết một trong những
51 A. Mĩ và Liên Xơ kí Hiệp định hạn chế vũ khí tiến cơng chiến lược.
B. Mĩ, Canada và 33 nước châu Âu kí Định ước Henxinki.
C. Hiệp định về những cở sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức. D. Mĩ và Liên Xô ráo riết chạy đua vũ trang.
Câu 14. (NB) Quan sát lược đồ hình 9 Atlat lịch sử 12, em hãy cho biết hiện nay
tổ chức ASEAN có bao nhiêu nước thành viên?
A. 9 nước. B. 10 nước. C. 11 nước. D. 12 nước
Câu 15. (TH) Quan sát lược đồ hình 9 Atlat lịch sử 12, em hãy cho biết nước nào
chưa tham gia tổ chức ASEAN?
A. Singgapo. B. Philippin.
C. Đông Timo. D. Brunay.
Câu 16. (TH) Quan sát lược đồ hình 9 Atlat lịch sử 12, em hãy cho biết những
quốc gia nào tham gia sáng lập tổ chức ASEAN? A. Malaixia, Xingapo, Indonesia, Thái Lan, Philippin. B. Singapo, Indonesia, Thái Lan, Philippin, Việt Nam. C. Malaixia, Xingapo, Indonesia, Brunay, Mianma.
D. Indonesia, Thái Lan, Philippin, Việt Nam, Campuchia.
Câu 17. (NB) Quan sát lược đồ hình 9 Atlat lịch sử 12, em hãy cho biết năm 1984,
quốc gia nào gia nhập tổ chức ASENAN?
A. Campuchia. B. Lào. C. Việt Nam. D. Brunay.
Câu 18. (TH) Dựa vào Atlat lịch sử 12 hình 20, em hãy cho biết, ngày 21 - 9 -
1973 diễn ra sự kiện nào trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản? A. Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
B. Nhật Bản thông qua học thuyết Phu cư đa. C. Nhật Bản kí Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật. D. Nhật Bản kí Hiệp ước Xan Phranxico.
Câu 19. (NB) Dựa vào lược đồ hình 28 Atlat lịch sử 12, em hãy cho biết, thực dân
Pháp có âm mưu nào trong việc thực hiện kế hoạch tấn công lên Việt Bắc (1947)? A. Tăng cường hệ thống phòng ngự trên Đường số 4, thiết lập “Hành lang Đông - Tây”.
B. Âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. C. Giành lấy một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”. D. Bao vây, tiêu diệt căn cứ địa Việt Bắc nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
52
Câu 20. (TH) Dựa vào lược đồ hình 28 Atlat lịch sử 12, em hãy cho biết, thực dân
Pháp thiết lập hệ thống phòng ngự trên đường số 4 nhằm mục đích nào? A. Bao vây căn cứ địa Việt Bắc phía Tây.
B. Bao vây, cô lập căn cứ địa Việt Bắc. C. Tập trung quân ở đồng bằng Bắc Bộ. D. Giành thắng lợi buộc ta phải đàm phán.