PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
2. Kiến nghị, đề xuất
2.1. Với các cấp quản lí giáo dục
Việc “Xây dựng và hướng dẫn sử dụng Atlat lịch sử 12 nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử trong kỳ thi học sinh giỏi và tốt nghiệp THPT” chỉ mang lại kết quả cao, bền vững khi các cấp quản lý giáo dục đặc biệt quan tâm từ khâu biên soạn Atlat lịch sử, sách giáo khoa, bộ câu hỏi thi học sinh giỏi và câu hỏi trắc nghiệm dựa vào Atlat ôn thi tốt nghiệp, tài liệu tham khảo. Trong chương trình giáo dục phổ thơng mới cần được thiết kế kênh hình đề thơng qua đó học sinh xâu chuỗi được hệ thống những kiến thức cốt lõi. Yêu cầu cần đạt của đề tài tập trung vào việc phát triển năng lực, phẩm chất HS, không đặt trọng tâm vào việc ghi nhớ máy móc các sự kiện lịch sử. Ngồi ra, các cấp quản lí giáo dục cần trang bị cơ sở vật chất như máy chiếu, loa, đài, máy tính...để nâng cao hiệu quả dạy học.
Hiện nay, lịch sử là mơn “tự chọn”, HS có thể chọn thi hoặc khơng. Thực tế đó địi hỏi cần nhìn nhận lại vai trị, vị trí của các mơn Khoa học xã hội và nhân văn, trong đó có mơn Lịch sử.
Sở Giáo dục và đào tạo thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học, biên soạn câu hỏi thi học sinh giỏi và thi tốt nghiệp thông qua Atlat, tổ chức dạy học khai thác Atlat, rút kinh nghiệm để giáo viên có thêm cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cùng với các đồng nghiệp và cấp trên trong q trình ơn thi.
Bộ GD&ĐT nên tập hợp các chuyên gia, giáo viên xây dựng cuốn Atlat lịch sử 12 để giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học và ôn thi học sinh giỏi, tốt nghiệp để giảm tải kiến thức học thuộc cho học sinh.
Cần nhân rộng các sáng kiến kinh nghiệm vào thực tiễn.