Hƣớng dẫn kĩ năng làm bài

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÀI THI THPT MÔN LỊCH SỬ 12 BẰNG đổi MỚI PHƢƠNG PHÁP HƢỚNG DẪN ôn LUYỆN (Trang 32 - 35)

Chƣơng 1 Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn

6. Hƣớng dẫn kĩ năng làm bài

- Kỹ năng trả lời các dạng câu hỏi trắc nghiệm nghiệm Lịch sử có đáp án. Với hình thức trắc nghiệm, trong quá trình ôn tập và luyện thi, GV cần chú trọng những kỹ năng thực hành cơ bản sau cho HS:

+ Đọc hiểu vấn đề và xác định phương án trả lời theo yêu cầu của câu hỏi. + Đọc hiểu thông tin (đề thi có câu hỏi liên quan đến đọc hiểu 1 đoạn văn bản, câu nói, tuyên ngôn…) sẽ yêu cầu thí sinh phải hiểu sự kiện để lựa chọn.

+ So sánh, tổng hợp, khái quát và kết nối các sự kiện, hiện tượng lịch sử giữa các bài, giai đoạn có liên quan (ví dụ: nghệ thuật quân sự, đấu tranh ngoại giao…)

+ Tư duy, suy luận, kết nối các dữ kiện lịch sử (từ các sự kiện có sẵn, thí sinh phải kết nối với lịch sử để đưa ra đáp án chính xác trong các câu hỏi trắc nghiệm).

+ Vận dụng, liên hệ kiến thức đã học với thực tiễn (ví dụ như tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại đối với Việt Nam, vấn đề chủ quyền biển đảo, các bài học kinh nghiệm rút ra từ các cuộc kháng chiến, xây dựng chính quyền…)

- Hướng dẫn HS nắm được các dạng câu hỏi thường gặp trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử:

Các môn thi KHXH nói chung và môn Lịch sử nói riêng thường sử dụng các dạng câu hỏi trắc nghiệm sau:

+ Dạng câu hỏi đưa ra lựa chọn câu trả lời đúng trong 4 phương án gây nhiễu (A, B, C, D) chỉ có 1 phương án đúng, các phương án còn lại đều sai.

+ Dạng câu hỏi đưa ra lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong 4 phương án gây nhiễu (A, B, C, D) có nhiều câu trả lời đúng nhưng chỉ có 1 câu trả lời đúng nhất, đầy đủ nhất/bao trùm, quan trọng nhất, quyết định nhất.

+ Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh đọc hiểu một đoạn tư liệu: Dạng câu hỏi này nhằm phân hóa thí sinh. Câu hỏi sẽ đưa ra đoạn tư liệu liên quan trực tiếp đến một sự kiện, hiện tượng lịch sử quan trọng (có trong sách giáo khoa hoặc ngoài sách giáo khoa). Đoạn tư liệu là căn cứ cho các em đưa ra tư duy, suy luận để đưa ra quyết định lựa chọn .

+ Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn ý phủ định trong 4 phương án (A, B, C, D) đã cho: câu hỏi được kiểm tra, đánh giá ở các mức độ khác nhau, yêu cầu các em không hiểu sai về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Các cụm từ thường dược

33

sử dụng trong dạng câu hỏi này thường là: không đúng, không phải, không chính xác, phương án không đúng…

+ Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn phương án nhận xét, tranh biện về sự kiện, hiện tượng lịch sử (các quan điểm, chính kiến, hoặc ý kiến nhận xét, đánh giá về lịch sử). Ở dạng câu hỏi này, đề thi sẽ đưa ra sẵn các quan điểm, chính kiến hoặc ý kiến nhận xét, đánh giá về sự kiện, hiện tượng lịch sử phức tạp, yêu cầu thí sinh phải chọn phương án đúng. Không thông hiểu vấn đề, thí sinh sẽ chọn sai.

- Các kĩ năng cần có trong quá trình làm bài.

+ Thứ nhất, trong quá trình dạy, GV cần rèn kỹ năng phân tích và xử lý nhanh các dạng câu hỏi cho HS. Không nhất thiết phải làm theo trình tự hay số thứ tự của câu hỏi. Câu hỏi nào cảm thấy đơn giản, định hướng HS làm trước để tiết kiệm thời gian.

+ Thứ 2, tìm ra “từ khóa” của câu hỏi

GV hướng dẫn HS đọc kĩ và xác định từ khóa trong từng câu hỏi: từ khóa có thể là chữ, là số, là năm hoặc là cả giai đoạn…

HS cần cẩn thận đọc kỹ yêu cầu của câu hỏi và tìm "từ khóa", có thể lấy bút chì khoanh tròn "từ khóa" đó để lựa chọn phương án trả lời đúng nhất. Đây được xem như cách giúp HS giải quyết câu hỏi nhanh nhất và không bị lạc đề hay nhầm kiến thức.

Một số ví dụ minh họa:

Ví dụ 1: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản?

A. Con người được coi là vốn quý nhất.

B. Vai trò lãnh đạo, quản lý có hiệu quả của nhà nước. C. Các công ty Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa. D. Nhật Bản có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

HS xác định từ khóa là không, đây là câu phủ định, từ đó tìm ra ý trả lời sai sẽ là đáp án đúng. Đáp án D.

Ví dụ 2: Nguyên nhân quyết định nhất đưa cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam giành thắng lợi là

A. Phát xít Nhật bị đồng minh đánh bại. B. Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo.

C. Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm. D. Sự giúp đỡ của nhân dân thế giới.

Hướng dẫn HS xác định từ khóa là cụm từ: quyết định nhất và năm 1945 phải là nguyên nhân chủ quan, trong đó Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo là quan trọng nhất. Đáp án đúng nhất là đáp án B.

34

Ví dụ 3: Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) đều :

A. Có sự kết hợp với nổi dậy của quần chúng. B. Có sự điều chỉnh phương châm tác chiến. C. Tiêu diệt mọi lực lượng của đối phương. D. Là những trận quyết chiến chiến lược.

Hướng dẫn HS xác định từ khóa là đều. Phải hiểu đây là những chiến dịch quan trọng kết thúc một giai đoạn nên phải chọn đáp án đúng nhất là đáp án D.

Ví dụ 4: “Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc” là những câu trích từ tài liệu nào dưới đây?

A. “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng bí thư Trường Chinh. B. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. C. “Tuyên ngôn độc lập” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

D “Toàn dân kháng chiến ” của Ban thường vụ Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương.

Yêu cầu HS đọc một đoạn tư liệu và phải hiểu đến đây chúng ta không thể nhân nhượng kẻ thù được nữa vì chúng ta càng quyết tâm thì Pháp càng lấn tới nên đoạn trích này thể hiện cao độ quyết tâm đánh thắng kẻ thù được nêu trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Đáp án chọn là B

Ví dụ 5: Một trong những điểm khác nhau giữa chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) ở Việt Nam là về

A. Quyết tâm giành thắng lợi. B. Địa bàn mở chiến dịch. C. Kết cục quân sự.

D. Huy động lực lượng đến mức cao nhất.

Yêu cầu HS xác định từ khóa là điểm khác để từ đó suy luận thời gian diễn ra khác nhau nên địa bàn nổ ra chiến dịch cũng khác nhau. Đáp án đúng là B.

- Thứ 3, dùng phương pháp loại trừ:

GV hướng dẫn HS, trong trường hợp HS không nhớ chính xác hoặc không chắc chắn về đáp án thì hãy thật bình tĩnh, đừng hoang mang! Thay vì chỉ nghĩ đến phương án đúng, các em hãy thử tìm ra phương án sai và cố gắng loại trừ càng nhiều phương án càng tốt. Nếu đến cuối cùng vẫn không thể loại trừ hết các đáp án sai thì em hãy phỏng đoán để chọn ra phương án khả thi và có độ tin cậy hơn so với các đáp án còn lại.

35

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÀI THI THPT MÔN LỊCH SỬ 12 BẰNG đổi MỚI PHƢƠNG PHÁP HƢỚNG DẪN ôn LUYỆN (Trang 32 - 35)