Chƣơng 3 Thực nghiệm sƣ phạm
2. Kinh nghiệm rút ra
Qua quá trình thực hiện phương pháp ôn tập, căn cứ vào khả năng học tập và kết quả đạt được trong việc thực hiện phương pháp tôi đã rút ra được những kinh nghiệm sau:
- Phương pháp ôn tập được tiến hành một cách phong phú đa dạng trong phần học, kiến thức phù hợp với trình độ HS, chú ý nâng cao để phát hiện bồi dưỡng HS giỏi.
- Ôn tập không đánh đố HS mà chủ yếu khơi dậy sự suy nghĩ của HS một cách thông minh sáng tạo kết hợp học với hành.
- Bài tập thực hành cần kết hợp nhiều dạng khác nhau, từ câu hỏi trắc nghiệm đến bài tập nhận thức, thực hành bộ môn, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
- Ôn tập trên cơ sở hệ thống kiến thức theo một trình tự lôgic, tăng cường thực hành tại chỗ.
- Nắm vững kiến thức sử địa phương, sự kiện lịch sử nổi bật trong năm, ôn tập theo chủ đề để HS hứng thú học tập, nhớ nhanh, nhớ lâu.
- Có chế độ ưu tiên khuyến khích trong qúa trình ôn tập, tạo nên sự thi đua lành mạnh trong HS.
- Xây dựng "Ngân hàng đề" luôn tạo nên sự bất ngờ hứng thú, ham tìm hiểu trong mỗi câu hỏi, mỗi giờ kiểm tra thực hành.
- Sử dụng đa dạng phương pháp trong một buổi ôn tập tạo nên sự thoải mái trong học tập của HS.
3. Các kiến nghị, đề xuất
Để nâng cao hiệu quả ôn thi THPT cho HS khối 12, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số đề xuất đối với các cấp có thẩm quyền:
- Tiếp tục giảm tải chương trình thi THPT cho HS khối 12 vì nội dung kiến thức thi THPT vẫn quá tải.
- Nên có sự đồng nhất giữa đề thi minh họa và đề thi chính thức THPT để tránh gây hoang mang, hụt hẩng cho HS.
41
- Tiếp tục đổi mới cách thức ra đề thi để phát huy tích tích cực, chủ động trong học tập cho HS.
42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa lịch sử 12 - Nhà xuất bản giáo dục. 2. Sách giáo viên lịch sử 12 - Nhà xuất bản giáo dục.
3. Chuẩn kiến thức, kỹ năng lịch sử 12 - Nhà xuất bản giáo dục. 4. Một số chuyên đề phƣơng pháp dạy học lịch sử - Phan Ngọc Liên, Trịnh Định Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh Tƣờng đồng chủ biên - Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội. 2002.