III. MỘT SỐ KĨ THUẬT ĐỂ THAY ĐỔI TRẠNG THÁI HỌC TẬP CHO
3.2 Một số kĩ thuật dạy học để thay đổi trạng thái học tập của học sinh qua
3.2.5 Áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn nhằm thay đổi trạng thái học tập cho
- Khái niệm:
Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm nhằm:
Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực
Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh
Phát triển mơ hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh
- Cách tiến hành
+ Chia học sinh thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0
+ Trên giấy A0 chia thành các phần gồm phần chính giữa và các phần xung quanh. Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm. Mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng với phần xung quanh.
+ Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ trả lời câu hỏi theo cách hiểu riêng của mỗi cá nhân và viết vào phần giấy của mình trên tờ A0.
+ Trên cơ sở ý kiến của mỗi cá nhân học sinh thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của tờ giấy A0 “khăn trải bàn”
Một vài lưu ý khi sử dụng kĩ thuật "Khăn trải bàn" trong dạy học
- Kĩ thuật này giúp cho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi học sinh đều phải đưa ra ý kiến của mình về chủ đề đang thảo luận, khơng ỷ lại vào các bạn học khá, giỏi.
- Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với một chủ đề nhỏ trong tiết học, toàn thể học sinh cùng nghiên cứu một chủ đề.
- Sau khi các nhóm hồn tất cơng việc giáo viên có thể gắn các mẫu giấy "khăn trải bàn" lên bảng để cả lớp cùng nhận xét. Có thể dùng giấy nhỏ hơn, dùng máy chiếu phóng lớn
- Có thể thay số bằng tên của học sinh để sau đó giáo viên có thể đánh giá được khả năng nhận thức của từng học sinh về chủ đề được nêu.
Ví dụ: Khi dạy Bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại (Lịch sử 10 Ban cơ bản) Mục 3: Phong trào văn hóa phục hưng
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (tương ứng với các tổ) và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0. Trên tờ giấy được chia thành nhiều phần, trong đó có phần trung tâm dành ghi ý kiến thống nhất của cả tổ sau khi đã thảo luận và phần xung quanh ghi ý kiến của mối cá nhân.
Nội dung thảo luận của các nhóm:
Nhóm 1: Nguyên nhân của phong trào văn hóa phục hưng Nhóm 2: Những thành tựu của phong trào văn hóa phục hưng Nhóm 3: Nội dung phong trào văn hóa phục hưng
Nhóm 4: Ý nghĩa phong trào văn hóa phục hưng
Mỗi cá nhân trong nhóm sẽ làm việc độc lập trong 3 phút, tập trung suy nghĩ trả lời cho câu hỏi của nhóm theo cách nghĩ của cá nhân và ghi ý kiến của mình vào phần của mình trên tờ giấy A0. Nếu số lượng thành viên trong nhóm đơng, khơng đủ chỗ trên tờ giấy A0, giáo viên có thể phát cho HS một tờ giấy A4 để HS ghi ý kiến của mình và gắn vào phần xung quanh.
Sau đó nhóm thảo luận trong 3 phút để thống nhất ý kiến và ghi ý kiến chung vào phần chính giữa của tờ giấy.
Hết thời gian thảo luận, giáo viên u cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Học sinh sẽ cử đại diện trình bày kết quả mà nhóm đã thống nhất. Học sinh các nhóm khác có thể bổ sung. Giáo viên nhận xét, kết luận, cho điểm các nhóm.
Viết ý kiến cá nhân
Viết ý kiến cá nhân
Ý kiến chung Viết ý kiến cá nhân
Viết ý kiến cá nhân
Kỹ thuật “khăn trải bàn” là một kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện, có thể tổ chức trong tất cả các bài học. Kỹ thuật này khắc phục được những hạn chế của dạy học theo nhóm: trong dạy học theo nhóm nếu tổ chức khơng tốt đơi khi chỉ có các thành viên tích cực làm việc, các thành viên thụ động thường hay ỷ lại, trông chờ, khơng tích cực dẫn đến mất nhiều thời gian mà hiệu quả học tập không cao. Các câu hỏi trong kĩ thuật dạy học này đều là các câu hỏi dạng mở, mang tính chất tư duy, sáng tạo và địi hỏi óc tị mị mà mong muốn tìm tịi, khám phá của học sinh.
Trong kỹ thuật “khăn trải bàn” đòi hỏi tất cả các thành viên phải làm việc cá nhân, suy nghĩ, viết ra ý kiến của mình trước khi thảo luận nhóm. Như vậy, các cuộc thảo luận thường có sự tham gia của tất cả các thành viên và mỗi thành viên đều có thể điều chỉnh nhận thức của mình một cách tích cực. Nhờ vậy mà nâng cao hiệu quả học tập và phát triển các kỹ năng sống cho học sinh.
Tuy nhiên với kỹ thuật này, giáo viên cần chú ý đơn đốc, nhắc nhở học sinh tích cực làm việc trong hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm để khơng mất nhiều thời giờ học.