PHƯ ỚNG HƯỚNG VẢ NHIÊM vu XẢY DUNG CẢN BỒ HIỀN NAY ĐẾN NĂM 2000:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ bộ đội biên phòng lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 1986 đến năm 2001 (Trang 94 - 97)

NĂM 2000:

1- Vài nét vé đãc điểm lình hình:

Công tác bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới Tổ quốc trong tình hình mới càng phải quán triệt sâu sắc chính sách dân tộc của Đảng và dựa chắc vào đồng bào các dân tộc. Vì vậy, công tác đào tạo xây dựng cán bộ dân tộc trong BĐBP là một yêu cầu cấp bách, khách quan.

Đảng và Nhà nước đang tạp trung đầu tư phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội miền núi. Tuy nhiên trên lĩnh vực văn hoá giáo dục, sau những năm 2000 mới có đông đảo thanh niên dân tộc đạt trình độ văn hoá cấp III. Vì vây, công tác ĩạo nguồn cán bộ dân tộc hiện nay phải hết sức công phu kiên trì, phải có biện pháp tình thế, có đầu tư và phát huy sức mạnh của mọi cấp, mọi ngành mọi người mới giải quyết được.

2- Tư tưởng chỉ đao:

- Đào tạo cán bộ dân tộc là trách nhiệm chính trị của các cấp, các ngành và làm tốt từ cơ sở lên.

- Phải có quan điểm toàn diện, có giải pháp đồng bộ các khâu từ tuyển quân phát hiện nguồn tạo nguồn, bồi dưỡng và đào tào sử dụng.

- Thực hiện đúng đắn chính sách dân tộc của Đảng, giữ gìn, bồi dưỡng, nâng cao và sử dụng tốt số cán bộ dân tộc hiện có. Đồng thời có nhiều giải pháp tạo nguồn, đa dạng hoá hình thức đào tạo để hổ sung phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc theo yêu cẩu mới.

-Kết hợp chặt chẽ giữa công tác tư tưởng với công lác tổ chức chính sách. Phối hợp chặt chẽ với địa phương, các ngành dựa vào phong trào quần chúng để xây dựng cán bộ dân tộc, đảm bao kết hợp giữa tại chỏ và phía sau coi trọng đào tạo nguồn cán bộ dân tộc tại huyện, tỉnh biên giỏi.

3- Mac tiêu cần đai đươc đến năm 1998 - 2000:

- Đồn biên phòng có đổng đồng bào dân tộc bố trí ít nhất 30% cán bộ là người dân tộc.

- Tỉnh có tuyến biên giới miền núi dân tộc, cơ cấu cấp phòng và ban chỉ huy tỉnh đều có cán bộ dân tộc, phấn đấu đến năm 2000 cấp Bộ tư lệnh, cấp cục có cán bộ người dân tộc.

- Phải tạo nguồn để 100% được đào tào qua trường, từng bước nâng kiến thức loàn diện.

4- Những chủ trương và giải pháp chính:

a- Với số cán bộ dân tộc hiện có: Quản lý sử dụng:

- Vừa bố trí sử dụng đúng khả năng, sở trường của anh em, vừa tích cực bồi dưỡng năng lực toàn diện. Rà soát phân loại lại toàn hộ đội ngũ cán bộ dân tộc trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng từng bước hàng năm, trước hết cho số cán bộ chủ trì và nguồn các cấp. Mạnh dạn bổ nhiệm vào vị trí chủ trì những nhân tố mới. Có thể bố trí tãng cường cấp đồn, cấp phòng giữ gìn những cán bộ dân tộc có kinh nghiệm và có uy tín trong dân tộc.

- Để đào tạo cán bộ chủ trì người dân tộc, lừ năm 1995 mồi tỉnh chọn nguồn cán bộ cấp thượng uý, đại uý có triển vọng cho đi học vãn hoá, chính trị, quân sự, nghiệp vụ để bồi dưỡng nhanh.

- Điều chuyển cán bộ dân tộc ngành nào, cấp trên ngành đó cùng tham gia quản lý, mọi truòng hợp điều chuyển thay đổi vị trí phải có ý kiến cấp trên cùng ngành. Các trường hợp duyệt ra phải báo cáo thường vụ Bộ tư lệnh thông qua (đân tộc ít người ). Ở cơ quan Bộ tư lệnh cẩn nghiên cứu sắp xếp cán bộ dân tộc ở một số phòng tuyến, cục tham mưu, trinh sát và phòng vận động quần chúng.

- Phòng cán bộ, tô chức động viên cần phân công trợ lý, quản lý theo dõi đội ngũ cán bộ dân tộc.

- Thực hiện chế độ chính sách cần tập trung vào những vấn đề bồi dưỡng học tập, sức khoẻ, có biện pháp khắc phục khó khăn về đời sống gia đình, Ổn định hậu phương để yên tâm phục vụ lâu dài như đưa vùng cao xuống vùng thấp, ra gần thị xã...Kết hợp trên dưới cùng làm, dựa vào địa phương để có nhà đất và điều kiện làm ãn, sinh sống từng bước tiến tới đồn biên phòng, tỉnh có nhà ở công vụ. Đồng thời đề xuất Nhà nước, các địa phương có quy chế tạo công ăn việc làm cho vợ con cán bộ dân tộc.

- Đi đôi với chăm sóc xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc người địa phương, cần có chính sách biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc Kinh nhưng đã công tác, sinh sống ở miền núi đưa gia đình lên miền núi xây dựng gia đình với người dân tộc, địa phương....Có chính sách khuyến khích học tiếng dân tộc.

b- Với nguồn đào tạo sỹ quan:

Trong chỉ tiêu tuyển quân hàng năm từ đợt I năm 1995 trở đi Bộ tư lệnh trích ra từ 700 đến 1000 chỉ tiêu và giao cho các tỉnh có địa bàn đan tộc quan hệ với Ưỷ ban nhân dân và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, huyện tuyển từ 15 - 16 tuổi trở lên để vừa huấn luyện quân sự vừa học vãn hoá có thể làm thí điểm ngay đợt II năm 1994. Chỉ tiêu mỗi tỉnh từ 30 - 50 một năm, tuyển ở các xã biên phòng, huyện biên giới. Phấn đấu từ năm 1998 trở di có nhiều học viên dân tộc vào đào tào Đại học ngắn hạn Biên phòng 3 năm, Trung học Biên phòng 1 năm.

- Từng tỉnh đề xuất với Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh cho Bộ đội Biên phòng được tuyển lẻ chiến sĩ mới ở các xã biên giới

và một số vùng theo yêu cầu. Sau khi tuyển quân tiến hành phân loại làm tốt công tác tư tưởng, động viên hướng nghiệp. Sau khi huấn luyện giữ lại bồi dưỡng văn hoá tại chỗ đến hết cấp 1. Từ cấp 2 đến cấp 3 vừa gửi học các trường nội trú địa phương, Trường thiếu sinh quân của các Quân khu:

1, 5, 7, 9, vừa gửi một số về Trường Văn hoá Ngoại ngữ Biên phòng bồi dưỡng tạo nguồn.

- Quan hệ với các trường dân tộc nội trú của tỉnh, huyện thông qua đẩy mạnh tuyên truyền về BĐBP đề hàng năm tuyển đưực số thanh niên tôt nghiệp phô thông trung học vào phục vụ Irong lực lượng làm nguồn đào tạo sĩ quan. Ngoài ra quan hệ các trường trung học chuyên nghiệp, đại học tuyên số anh em tốt nghiệp theo các chuyên ngành biên phòng cần.

Trong quản lý sử dụng có quy chế thích hợp với từng vùng, từng dân tộc. Trong đào tạo cẩn tập trung vào các dân tộc như: Mông, Dao, Hà Nhì, Pa Cô, Vân Kiều, Ê Đê, BaNa, Gia Lai, Mơ Nông, Stiêng, Khơ me.

- Trước mắt các tỉnh liên hệ cấp uỷ địa phương, Bộ chỉ huy quân sự địa phương tuyển những anh em đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự về địa phương độ tuổi từ 27 trở xuống trong dân quân dự bị loại một tình nguyện vào BĐBP để tạo thêm nguồn đào tạo sĩ quan ngắn hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ bộ đội biên phòng lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 1986 đến năm 2001 (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)