Thay đổi về kĩ thuật và quy trình dựng nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến đổi nhà cửa của người thái đen ở xã bình sơn từ khi đổi mới đến nay (Trang 84 - 86)

4 .Tổng quan tài liệu nghiên cứu

9. Bố cục luận văn

3.2.4. Thay đổi về kĩ thuật và quy trình dựng nhà

Việc xuất hiện nhóm thợ ngƣời Kinh đến làm nhà cho các gia đình ngƣời Thái Đen ở xã Bình Sơn đã làm cho cơ sở vật chất, kỹ thuật và quy trình dựng nhà của tộc ngƣời này có nhiều biến đổi. Trƣớc đây, trong quá trinh dựng nhà, ngƣời Thái Đen thƣờng phải dựng cây cột cái (cột chính) trƣớc, sau đó mới tiến hành dựng cây quân (cột phụ) rồi đến đặt dầm, xà, quá giang, đòn nóc để tạo nên bộ khung nhà vững chắc. Ngày nay, ngƣời Thái Đen xây tƣờng nhà bằng gạch, trát vữa bằng xi măng cát và thƣờng không có hàng cột nhà bằng gỗ mà thay vào đó là đặt quá giang trực tiếp lên trên tƣờng. Với kỹ thuật “giản tiện” này, không gian trong ngôi nhà có ƣu điểm thoáng, rộng bởi không có các hang cột đặt trên nền nhà.

Ngôi nhà xây trong các thôn/ bản của ngƣời Thái Đen ở xã Bình Sơn hiện nay là sự kết hợp giữa các cấu kiện thẳng đứng (móng, tƣờng, cột, khung) với các bộ phận nằm ngang (nền, sàn, mái nhà). Tính hiện đại trong các công trình nhà ở của ngƣời Thái hiện nay đƣợc thể hiện trong xu thế biến đổi vật liệu và kỹ thuật xây dựng.

Xu hƣớng bê tông sắt thép hóa công trình xây dựng nhà ở đƣợc thể hiện rõ nhất là ở bộ phận móng nhà. Móng nhà là trụ cột của ngôi nhà nên ngƣời ta thƣờng kè móng nhà kiên cố bằng đá, gạch hoặc đổ khuôn bằng xi măng cốt thép. Những ngôi nhà cao tầng, biệt thự hay loại nhà đỗ mái bằng, ngƣời Thái cũng thƣờng sử dụng bê tông, cốt thép để làm móng nhà. Còn đối với những

ngôi nhà xây lợp mái ngói hoặc lợp tôn, trọng lực của bộ mái nhà không lớn nên các hộ gia đình chỉ dùng gạch, đá để xây móng nhà nhằm tiết kiệm chi phí xây dựng cho gia đình.

Xu hƣớng bê tông sắt thép hóa công trình không chỉ thể hiện ở bộ phận móng nhà mà còn thể hiện rõ nét ở cả khung nhà. Bộ khung nhà đang có những thay đổi căn bản so với bộ khung nhà sàn trƣớc đây. Với loại hình nhà sàn truyền thống, mỗi ngôi nhà thƣờng có 4 đến 6 hàng cột của một gian. Tùy thuộc vào số lƣợng gian của ngôi nhà mà số lƣợng cột gỗ nhiều, hay ít. Thông thƣờng, đối với nhà sàn 3 gian thƣờng có 6 cây cột chính và 6 cột phụ. Khung nhà đƣợc thiết kế bởi khung gỗ và hệ thống vì kèo đƣợc làm bằng gỗ. Ngƣợc lại, với ngôi nhà xây của ngƣời Thái Đen hiện nay, bộ khung nhà đã có những thay đổi cơ bản theo kiểu vì kèo của ngƣời Việt. Bộ khung nhà thƣờng làm theo kiểu “vì kèo giá chiêng” (hình tam giác), hai đầu quá giang gác đƣợc gác lên tƣờng và mái nhà lợp ngói hoặc mái lợp tôn.

Tƣờng nhà và tƣờng ngăn cách cách không gian trong ngôi nhà cũng đƣợc xây kiến cố bằng gạch và xi măng, thay thế cho tƣờng vách làm bằng phên nứa hoặc dát bằng ván gỗ nhƣ loại nhà sàn truyền thống trƣớc đây. Hiện nay, nền nhà đƣợc lát gạch đất nung hay lát bằng xi măng; một số gia đình có kinh tế khá giả thì họ lát gạch hoa để cho sạch sẽ và tăng tính thẫm mỹ của ngôi nhà.

Mái nhà trong giai đoạn hiện nay thƣờng đƣợc lợp bằng mái ngói, mái tôn hoặc đỗ trần đang thay thế dần cho mái nhà lợp bằng cỏ tranh, lá cọ. Các vật liệu nhƣ dây song, dây mây, lạt để buộc rui mè, đòn tay đƣợc thay thế bằng sản phẩm của công nghiệp nhƣ: đinh, dây thép nhỏ.

Nhờ kết cấu công trình đƣợc thi công bằng sắt thép, bê tông nên hầu hết các ngôi nhà xây trong thôn/ bản của ngƣời Thái Đen khá kiên cố. Hiện nay, trong làng cũng đã xuất hiện một số nhà cao tầng, khang trang và đẹp đẽ; thậm chí có một vài ngôi nhà xây theo kiểu mô hình biệt thự mi ni cũng đƣợc mọc lên ở thôn Thoi, Bồn Dồn và Cây Xe. Đặc biệt, xu hƣớng “bê tông sắt thép hóa công trình” đang chiếm ƣu thế trong xây dựng nhà ở của ngƣời dân ở địa phƣơng hiện nay, trong đó có ngƣời Thái và ngƣời Mƣờng. Đây là một xu hƣớng biến đổi tất yếu về nhà ở với những vùng sống đan xen hoặc cận cƣ với ngƣời Kinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến đổi nhà cửa của người thái đen ở xã bình sơn từ khi đổi mới đến nay (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)