4 .Tổng quan tài liệu nghiên cứu
9. Bố cục luận văn
3.3. Các yếu tố tác động dẫn đến sự biến đổi nhà cửa
3.3.4. Sự giao lƣu văn hóa giữa các dân tộc
Môi trƣờng giao lƣu văn hóa giữa các vùng ngày càng đƣợc mở rộng. Đây cũng là nhân tố mới tác động đến lối sống, sinh hoạt và văn hóa truyền thống của ngƣời Thái Đen ở Thanh Hóa nói chung và ngƣời Thái ở xã Bình Sơn nói riêng. Cũng giống nhƣ các khu vực lãnh thổ khác ở Việt Nam, vùng miền núi Thanh Hóa không có sự phân chia rõ ràng về không gian cƣ trú của mỗi dân tộc theo từng bản làng mà thƣờng có từ hai đến ba dân tộc trở lên cƣ trú đan xen trong cùng một địa vực hành chính.
Từ khi đổi mới đến nay và cùng với chủ trƣơng, chính sách xây dựng vùng kinh tế mới, một bộ phận ngƣời Kinh đã có mặt ở xã Bình Sơn. Họ đến khu đến khu vực này lập nghiệp và mang theo các giá trị văn hóa của mình lên vùng đất mới nên đã tác động mạnh vào nhận thức của ngƣời Thái Đen ở xã Bình Sơn. Bởi vậy, trong quá trình cƣ trú đan xen giữa ngƣời Kinh với ngƣời Thái, cả hai dân tộc này đều có ảnh hƣởng lẫn nhau (canh tác trên nƣơng rẫy, lúa nƣớc, chăn nuôi…); trong đó ngƣời Thái Đen tiếp thu văn hóa của ngƣời Kinh nhiều hơn, nhất là về nhà cửa, trang phục, phong tục, tập quán, hôn nhân, tang lễ… Sự giao lƣu văn hóa giữa hai tộc ngƣời nêu trên đã tạo nên những tiếp biến trong các giá trị văn hóa truyền thống. Chính quá trình này đã tác động mạnh mẽ tới bản sắc
văn hóa tộc ngƣời. Do đặc điểm lịch sử tộc ngƣời cũng nhƣ môi trƣờng cƣ trú nên sự ảnh hƣởng văn hóa của ngƣời Kinh tới văn hóa ngƣời Thái Đen khá mạnh mẽ và đa dạng trong bối cảnh hiện nay.