Chủ trương và giải pháp của Đảng bộ tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh lào cai lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử ở địa phương từ năm 2000 đến năm 2015 (Trang 55 - 57)

7. Kết cấu của Luận văn

2.1. Chủ trương của Đảng và sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Lào Cai

2.1.2. Chủ trương và giải pháp của Đảng bộ tỉnh Lào Cai

Tháng 12 năm 2005, Đảng bộ tỉnh Lào Cai tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ XIII. Trên cơ sở phân tích những thành tựu và hạn chế trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII, Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2005 - 2010 đề ra định hướng, nhiệm vụ phát triển về lĩnh vực văn hóa, cụ thể “Đẩy mạnh thực hiện “phong trào toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa”, tiếp tục đẩy mạnh cơng tác sưu tầm, khai thác, phát huy bản sắc và sự đa dạng văn hóa truyền thống của các dân tộc Lào Cai thành một nguồn lực phát triển kinh tế - xã hôi. Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc Lào Cai, phấn đấu đến năm 2010, cơ bản hoàn thành việc sưu tầm, điều tra di sản văn hóa vật thể, phi vật thể tiêu biểu” [30, tr.62-63].

Để thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội lần thứ XIII đề ra, BCH Đảng bộ tỉnh đã thông qua Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 14/4/2006 về Chương trình cơng tác trọng tâm tồn khoá của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai khóa XIII, nhiệm kỳ 2005 – 2010. Lĩnh vực văn hố thuộc chương trình số 4 (Phát triển văn hố xã hội) với Đề án số 16: Phát triển văn hố, giữ gìn và phát huy bản sắc các dân tộc Lào Cai giai đoạn 2006-2010.

Để triển khai thực hiện các chương trình, đề án trọng tâm giai đoạn 2006 – 2010, ngày 23/11/2006, Ban Thường vụ tỉnh uỷ Lào Cai ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 23/11/2007 về việc cân đối nguồn lực và những cơ chế, chính sách sửa đổi, bổ sung ban hành mới để thực hiện 7 chương trình và 29 Đề án, Nghị quyết chuyên đề của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai, khoá XIII, nhiệm kỳ 2005 – 2010.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XIV được diễn ra vào tháng 10 năm 2010. Đại hội được tổ chức vào lúc toàn đảng và nhân dân các dân tộc Lào Cai thực hiện thắng lợi nhiều chủ trương, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIII. Trên cơ những đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, Đại hội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu trong giai đoạn 2011 – 2015. Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt nhiệm kỳ của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XIV về văn hóa xã hội là “Lấy văn hóa, giáo dục làm nền tảng và động lực phát triển kinh tế” [31, tr.132]. Nhiệm vụ cụ thể về văn hóa là “tiếp tục phát huy, khai thác bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp với tiên tiến, hiện đại trong các hoạt động văn hóa, đáp ứng ngày càng tăng nhu cầu sinh hoạt tinh thần của nhân dân…. Tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia hoạt động và phát triển sự nghiệp văn hóa” [31, tr139]. Đến Đại hội lần thứ XIV, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã thể hiện rõ vị trí, vai trị của văn hóa trong sự phát triển chung của tỉnh, đã đưa ra những định hướng mang tính cụ thể đối với sự phát triển văn hóa của tỉnh. Điều này thể hiện sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng bộ tỉnh đối với hoạt động văn hóa nói chung, trong đó, có cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử.

Để cụ thể hóa các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, ngày 10/10/2011, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã Quyết nghị thông qua nội dung 7 Chương trình cơng tác trọng tâm tồn khố, với 27 đề án của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai, khoá XIV, nhiệm kỳ 2011- 2015, lĩnh vực văn hoá thuộc chương trình số 4 (Phát triển văn hoá xã hội) và đề án số 13 Phát triển thiết chế văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai, giai đoạn 2011 - 2015. Ngày 15/11/2011, Tỉnh uỷ Lào Cai ban hành Quyết định số 293-QĐ/TU ban hành

Đề án số 13 Phát triển thiết chế văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai, giai đoạn 2011 – 2015. Mục tiêu của đề án: Bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hoá: Tổng kiểm kê phân loại di sản văn hóa, lập hồ sơ xếp hạng di sản văn hóa tại 200 làng. Lập hồ sơ đề nghị cơng nhận 10 di sản văn hóa phi vật thể, 03 di tích, danh thắng cấp quốc gia, 02 di tích, danh thắng cấp tỉnh. Trùng tu, tơn tạo 04 di tích, danh thắng. Sưu tầm, bảo tồn hiện vật, bộ sưu tập hiện vật có giá trị, tiêu biểu của các dân tộc có nguy cơ mai một [163, tr.2]. Nhiệm vụ cụ thể của công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích được chỉ rõ: Bảo tồn, tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp và lập hồ sơ di tích, danh thắng; Lập quy hoạch tổng thể di tích, danh lam, thắng cảnh trên địa bàn tồn tỉnh. Đề án cũng đưa ra các nhóm giải pháp tổng thể để triển khai thực hiện Đề án, gồm có: giải pháp về chỉ đạo điều hành; giải pháp về đầu tư nguồn lực; giải pháp về cơ chế, chính sách; giải pháp về phát triển nguồn lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh lào cai lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử ở địa phương từ năm 2000 đến năm 2015 (Trang 55 - 57)