2.3.1 .Biến thể 1 Dạng điển hình
2.3.9. Biến thể 9 Các dạng thức kết hợp bổ sung
Tương đương với cấu trúc {Nếu … thì}, trong tiếng Việt, có các dạng thức sử dụng một số từ khởi dẫn như “nhỡ đâu”, “cứ”, “mà”, “đã”, “mỗi khi” “với”, “ví dụ như”… đi với “Thì” theo từng cặp từ ghép. Trong số các cấu trúc có “Thì” như thế này, có một số dạng thức có thể có kết hợp bổ sung với “Nếu” như “nếu ví dụ như P… thì Q”. Các dạng thức này, trong một số trường hợp sẽ có nghĩa giả định tương đương với cấu trúc {Nếu … thì}. Chúng không loại trừ ý nghĩa với nhau mà tăng ý nghĩa nhấn mạnh cho phát ngôn. Trong một số trường hợp có thể lược bỏ “Nếu” trong các phát ngôn này.
VD 1: “Nhưng ví dụ như bây giờ hai mẹ con Huyền vẫn còn nghèo khổ, mẹ
Huyền không là bà chủ của 3 nhà hàng khách sạn và có dư 5 miếng đất thì liệu ông ta có trở lại tìm kiếm hai mẹ con không? Chưa chắc!”
Tổng hợp các nội dung đã trình bày ở trên, chúng tôi có bảng sau:
Bảng 2.1: Các dạng thức cấu trúc của phát ngôn {Nếu ... thì}
Tiêu chí STT Cấu trúc Số lƣợng Tỉ lệ phần trăm (%) Mệnh đề 1 Nếu P(C-V) 203 41 2 Nếu (Ø – V) 146 29 3 … P(C-V) 51 10 4 … P (Ø – V) 62 12
5 P là phần Đề trong {Nếu ... thì} tồn tại dưới dạng Đề - Thuyết
24 5
6 Lược bỏ “Nếu”= những từ chức năng khác 14 3
7 Thì Q (C-V) 190 38 8 Thì Q (Ø – V) 174 35 9 … Q (C-V) 94 19 11 … Q (Ø – V) 42 8 Từ loại 11 Q là cấu trúc động ngữ 74 14,8 12 Q là cấu trúc tính ngữ 13 2,6
Bảng 2.2: Các dạng thức biến thể của phát ngôn {Nếu ... thì} STT Biến thể Số lƣợng Tỉ lệ phần trăm 1 Nếu P thì Q 74 14,8 2 Nếu P thì sẽ Q 43 8,6 3 Nếu P thì đã Q 18 3,6 4 Lược bỏ Nếu 121 24,2 5 Lược bỏ Thì 69 13,8 6 Lược bỏ Nếu và Thì 14 2,8 7 Đảo đề 12 2,4 8 Các tổ hợp cổ định Tổ hợp cố định “Nếu”:
- dạng khẳng định: Nếu đúng như vậy, nếu không như vậy, nếu không, nếu thế, nếu vậy, nếu là …
- dạng nhấn mạnh: nếu không muốn nói là, nếu được, nếu mà, nếu cần, nếu như…
135 27
Tổ hợp cố định “Thì”
- dạng chất vấn: thì sao, thì thế nào, thì biết làm cách nào
- dạng khẳng định: thì sẽ là như thế, thì biết đâu đấy - dạng nhấn mạnh: thì ít nhất cũng …, thì cũng …, (tôi) thì…, chị (thì)…
- dạng so sánh: thì ngược lại
9 Các dạng kết hợp bổ sung:
“Nhỡ đâu”, “cứ”, “mà”, “đã”, “mỗi khi”, “với”, “ví dụ như”…
14 2,8
2.4. Một số nguyên tắc của phép tỉnh lƣợc
Theo chúng tôi, việc rút gọn từ nối như vậy có liên quan chặt chẽ đến vấn đề phong cách phát ngôn trên các bình diện sau:
Yếu tố chủ quan
Liên quan đến phong cách diễn đạt của từng cá nhân: Điều này có thể áp dụng chung cho các vấn đề liên quan đến phong cách cá nhân trong diễn đạt nói chung chứ không chỉ riêng cho vấn đề của cấu trúc giả định {Nếu … thì}. Nếu như việc diễn đạt vẫn đảm bảo truyền tải đủ lượng thông tin yêu cầu, thì có những người ưa lối nói chắc nịch, ngắn gọn, không dài dòng. Vì vậy, việc thêm bớt một từ nối nào đó, trong ngữ cảnh cho phép là điều bình thường đối với một số người nào đó. Chính vì thế, có những lúc, cấu trúc {Nếu … thì} sẽ bị lược bỏ đi một trong 2 từ nối vì lí do này.
Yếu tố khách quan
(a). Liên quan đến hoàn cảnh phát ngôn: phong cách của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết: Thông thường, trong ngôn ngữ nói, để nhanh chóng truyền đạt được thông tin, nhiều khi có một số yếu tố trong thành phần câu có thể bị lược bỏ. Nguyên tắc này cũng có thể áp dụng cho cấu trúc {Nếu … thì}. Có thể nói, ở dạng ngôn ngữ nói, dạng rút gọn thường hay hiện diện hơn dạng điển hình. Điều này được thể hiện rõ trong ngôn ngữ hội thoại hay trong văn bản ghi lại các lời thoại.
(b). Do yêu cầu của thể loại văn phong: - loại câu hỏi, câu khuyên bảo, đầu đề của bài báo: tập trung vào một tiêu điểm trong phát ngôn, không nên dàn trải, cồng kềnh
(c). Do yêu cầu của thể loại văn phong: thơ, văn, hoặc phong cách nghị luận, chính trị.
2.5. Tiểu kết
{Nếu … thì} là một dạng phát ngôn thuộc thể loại câu ghép qua lại, có cấu trúc gồm hai mệnh đề . Trong luận văn, qua khảo cứu, chúng tôi thu được 9 dạng thức hoạt động của các phát ngôn chứa {Nếu...thì} như trên.
Qua hoạt động của các phát ngôn chứa {Nếu … thì} ta thấy một điều rất rõ ràng, tuy thuộc về cùng một tiểu loại câu ghép, có thể qui về một cấu trúc điển hình, nhưng trong thực tế, cấu trúc này hoạt động với rất nhiều kiểu loại phong phú, đa dạng. Chúng được biểu hiện ra ở số lượng, thành tố, sự liên kết, tổ chức các thành tố với nhau để phục vụ cho những mục đích phát ngôn khác nhau. Mỗi một dạng thức đều có một ý nghĩa nhất định trong từng ngữ cảnh, văn phong, thể loại văn bản và chúng đem đến cho lời nói những sắc thái biểu cảm riêng trong từng cảnh huống và tạo ra các hiệu quả giao tiếp khác nhau, trong đó, phép tỉnh lược là một trong những biện pháp phát huy cao chức năng giao tiếp và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong số các biến thể của cùng một cấu trúc trừu tượng.
Chƣơng 3:
HOẠT ĐỘNG CỦA PHÁT NGÔN {NẾU … THÌ} XÉT TRÊN PHƢƠNG DIỆN NGỮ NGHĨA
3.1. Khái quát chung
Các nhà nghiên cứu đi trước đều gọi cấu trúc {Nếu P thì Q} là “câu giả định”[3], “câu giả thiết” [3], “câu điều kiện” [23] và điều đó cũng đúng khi xem xét hoạt động của cấu trúc này trong thực tế. Ý nghĩa giả định hay điều kiện thực ra là do sự có mặt của liên từ “Nếu”. Chính liên từ này tạo ra nét nghĩa giả định cho toàn cấu trúc. Tuy nhiên, khi xét hoạt động cụ thể của cấu trúc này, nếu chỉ cho rằng đây là cấu trúc hoạt động với nghĩa giả định một cách chung chung, sẽ là không thỏa đáng.
Theo chúng tôi, hoạt động của cấu trúc {Nếu … thì} với nét nghĩa cơ bản là giả định có thể phân thành 2 hướng chính là : Nghĩa Giả định chính danh và nghĩa Giả định không chính danh (hay còn gọi là giả định giả danh).
3.1.1. Nghĩa giả định chính danh
Cấu trúc {Nếu … thì} có 2 mệnh đề con được dẫn xuất bằng 2 liên từ “Nếu” và “Thì” nằm trên trục phân bố tuyến tính trong đó, “Nếu” là dẫn từ nêu điều kiện giả định đứng trước (vế P) , và “thì” là từ đối ứng nói về sự tình (ở vế Q) được đặt sau vế P.
Giả định chính danh nghĩa là giả định phù hợp với thực tế theo suy nghĩ của người phát ngôn, trên cơ sở giả định đó, sự tình sẽ triển khai ở Q cũng là sự tiến triển tất yếu phù hợp với thực tế thông thường của cuộc sống khi có điều kiện xảy ra ở P.
Đây chính là nét nghĩa cơ bản nhất, chính yếu nhất, đã được nhiều nhà từ điển đề cập đến ở nét nghĩa đầu tiên trong các ý nghĩa và hoạt động của từ “Nếu” hoặc cấu trúc {Nếu … thì}. Ý này cũng mang tính phổ quát trong các ngôn ngữ .
Trong thực tế, tại thời điểm phát ngôn, sự tình ở Q có thể chưa xảy ra, nhưng theo kinh nghiệm, theo văn hóa xử sự của người bản ngữ, thì trong điều kiện được giả định ở P, sự tình nhất định sẽ xảy ra như Q. Trong trường hợp này, bình thường, phát ngôn sẽ có cấu trúc điển hình là {Nếu P … thì sẽ Q} / {Nếu P … thì Q}/ hoặc các biến thể như { …P thì Q} …
VD 1: “Nếu anh đi thì em cũng sẽ đi.”
VD 2: “Nếu lụt thì đói.”
VD 3: “Đi bế em thì phải yêu em chứ.”
3.1.2.Nghĩa giả định không chính danh (giả định giả danh)
Giả định giả danh là giả định nêu lên một thực tế không phù hợp với thực tại khách quan theo nhận thức của người phát ngôn, giả định này được đưa ra không phải với mục đích để mà giả định về điều kiện phù hợp theo lẽ thường cho sự tiến triển tất yếu của một sự tình. Người phát ngôn dùng lối giả định để bày tỏ các ý tưởng khác nhau như bày tỏ quan điểm, đưa ra cách ứng xử cần có, sự hối tiếc, chất vấn, so sánh, cảnh báo, đe dọa để không xảy ra sự việc, phản bác, thề thốt…v.v…
Giả định chính danh được coi như là nét nghĩa đầu tiên, cơ bản, (hay còn được gọi là “nghĩa đen” trong số các hoạt động ngữ nghĩa của cấu trúc {Nếu … thì} , còn giả định giả danh được coi như là các loại nghĩa phái sinh, nghĩa mở rộng… (hay còn được gọi là “nghĩa bóng”) của cấu trúc này. Xét về tỉ lệ sử dụng và tần suất xuất hiện trong ngữ liệu của chúng tôi thì nghĩa giả định chính danh có số lượng phát ngôn lớn hơn nghĩa giả định không chính danh.
Thực ra, trong nhiều trường hợp, việc qui phát ngôn về dạng nghĩa giả định chính danh/ không chính danh không hẳn đã rõ ràng khác biệt, điều này, cũng tương tự như qui các ý nghĩa của một từ vào một nét nghĩa tường minh nào đó. Việc có nhiều phát ngôn nằm vào giữa đường biên của các tiểu loại cũng là một điều không thể tránh khỏi và phù hợp với thực tại sinh động, phong phú và tinh tế của cuộc sống.
Trong bảng tư liệu của chúng tôi, qua các hoạt động của phát ngôn {Nếu P thì Q} có thể thu được các trường hợp về nghĩa chính danh/ không chính danh như ở bảng sau:
Bảng 3.1: Ngữ nghĩa của các phát ngôn {Nếu … thì}
Nghĩa TT Số lƣợng Tỉ lệ (%) Ý nghĩa Thí dụ Chính danh 1. 191 38,2 dự báo tiến triển hợp lí
Nếu ông chấp nhận cho cô ấy lên bờ thì tôi sẽ chỉ cho ông biết ngôi mộ ấy ở đâu.[98]
2. 73 14,6 lời khuyên, xử
sự theo lẽ thƣờng
Đi bế em thì phải thật yêu em.[94]
3.
136 27,2 Nhận định, kết luận
Phải chui ra khỏi chăn khi đang mơ giấc mơ tiên mà ra đứng giữa trời thì quả là một cực hình. [81]
Không chính danh 4. 24 4,8 cảnh báo , đe dọa để không xảy ra
Muốn ở nhà mà không muốn trả tiền thì đã có bóp nhà nước. [93] 5. 10 2,0 bày tỏ quan điểm, chính kiến
Nếu tớ là đàn ông, đầu tiên tớ sẽ chọn một cô vợ chẳng xinh đẹp gì, ...Nếu tớ là đàn ông, tớ sẽ thương yêu vợ tớ nhất thế gian này cho dù nàng có xấu như Chung Vô Diệm. [184]
6.
3 0,6
Đặt ra vấn đề để lựa chọn
Nếu công ty của anh (chị ) gặp khó khăn về tài chính thì anh (chị) sẽ tiếp tục ở lại công ty hay xin chuyển đến một công ty khác.
7.
17 3,4 So sánh Ngày xưa Bảo hô “ Độc thân muôn năm” thì
bây giờ Bảo nghĩ “Độc thân là dại dột”. [89]
8.
14 2,8 hối tiếc
nếu cô biết câu đúc kết của người đời: lùi một bước, thì giờ này chắc cả anh và cô đang trút những hơi thở đều đều sau một tuần làm việc căng thẳng. [63]
9.
25 5,0 chất vấn, phản bác
Em không muốn tôi nhớ thì em biến tôi thành cuốn nhật ký của em làm gì.[83]
10.
7 1,4 Thề thốt
Nếu tôi có ăn ở cách dối trá, à chơn tôi vội vàng theo chước gian giảo, thì tôi sẽ ... 31 Nếu các người nhà tôi chẳng có nói: "Ai sẽ tìm được người nào không được
3.2. Ý nghĩa giả định chính danh của cấu trúc {Nếu … thì}
Trong các hoạt động của cấu trúc {Nếu … thì}, nghĩa giả định chính danh được sử dụng để nói về sự tình xảy ra ở Q là phù hợp với thực tại và thường phải xảy ra như một tất yếu trong nhận thức của người phát ngôn.
Phát ngôn {Nếu … thì} sử dụng ý nghĩa chính danh này lại có thể phân ra 3 trường hợp biểu thị nghĩa với tần số xuất hiện trong lời nói như sau.
3.2.1. Dự báo tiến triển hợp lí của sự tình tại điều kiện P
Đây có thể coi là một trong những nét nghĩa đầu tiên, cơ bản nhất trong số các nét nghĩa được sử dụng với ý nghĩa chính danh. Hoạt động của cấu trúc {Nếu … thì} để biểu hiện nét nghĩa này có số lượng là 191 phát ngôn, chiếm 38,2% trong bảng tư liệu của chúng tôi.
VD1: “Có đôi lúc Thân nghĩ chắc chị Hai tưởng lấy vợ thì lập tức ngày mai
tóc sẽ gọn gàng, quần áo sẽ thẳng tắp và phòng ốc tự nhiên sẽ ngăn nắp.” [67]
VD2: “Liên không dám nghĩ đến chuyện Bảo biết cô nhiễm căn bệnh này
thì anh sẽ xử sự như thế nào, chắc chắn là anh sẽ ra đi.”[89] VD 3: “Nếu cô ấy viết thư cho tôi thì tôi sẽ trả lời.”
Thông thường, mệnh đề Q là một mệnh đề động ngữ. Dạng thức tiêu biểu, đầy đủ nhất để biểu thị ý nghĩa này là cấu trúc {Nếu P… thì sẽ Q}. Tuy nhiên, không hẳn là lúc nào phát ngôn cũng được biểu thị dưới dạng thức này.
“sẽ” chỉ xuất hiện khi người phát ngôn muốn nhấn mạnh hay đưa thêm vào biểu hiện ngữ nghĩa có sự khác biệt về thời gian hay dự định tiến triển hành động trong tương lai gần của người thực hiện hành động ở Q.
Trong trường hợp, sự tình ở Q luôn xảy ra như vậy trong điều kiện được giả thiết ở P thì không những “sẽ” mà cả “nếu” cũng bị tỉnh lược trong phát ngôn:
VD 4: “Không có thi tớ không muốn học.”
VD 5: “Nhà anh cất kề chòm mã lạng, anh không sợ, ma cũng như người, mình tử tế với họ thì họ cũng tử tế với mình.” [101]
Ngoài việc lược bỏ “nếu” và “sẽ”, hoạt động cấu trúc hình thức của {Nếu … thì} trong các biểu hiện ngữ nghĩa này đi theo các nguyên tắc đã được chúng tôi đề cập ở chương 2.
Xem xét sự giả định được nêu lên ở mệnh đề P, sẽ thấy là P có thể đưa ra một giả định về một sự việc và sự việc này là sự việc có thật, ở thời điểm nói, sự việc này hoặc là có thể đã xảy ra, chưa xảy ra, và sẽ xảy ra, còn mệnh đề Q thể hiện dự báo khả năng tiến triển của sự việc khi sự tình có điều kiện giả định như vậy được nêu ở P.
Xét một số giả định về điều kiện được đưa ra trong mệnh đề P: (1). Mệnh đề P giả định sự việc đã xảy ra
VD 6: Như tất cả các bà mẹ yêu con, mẹ tôi biết cách khuyên tôi lấy vợ bằng mọi giọng mà tôi, nếu như chưa muốn lập gia đình thì cũng không thể nào từ chối được.
Trong phát ngôn trên, trong mệnh đề P xuất hiện cụm từ “Nếu như”, nêu lên một giả định trái ngược với sự việc đã xảy ra. Cụ thể trong phát ngôn này tình huống giả định là “nếu như chưa muốn lập gia đình”. Xét trong toàn ngữ cảnh, người nghe ngầm hiểu rằng, thực ra người phát ngôn đã muốn lập gia đình, và như vậy sự tình xảy ra ở Q “Không từ chối được” là tất yếu phải xảy ra.
(2). Mệnh đề P giả định sự việc chưa xảy ra
VD 7: “Tôi nghĩ nếu cô ấy thật sự dành cho tôi thì cuối cùng cô ấy cũng
sẽ là của tôi.” [81]
Tình huống giả định trong phát ngôn là chưa xảy ra, người nói chỉ đưa ra một giả định do mình tự thân cảm nhận được mà thôi. Sự thật là ở thời điểm hiện tại quan hệ giữa người nói và cô gái được nhắc đến là chưa có gì gắn bó nhưng theo cảm quan của người nói tự nhận định thì sự việc “ắt sẽ xảy ra” và điều này cũng được bổ sung thêm bằng từ vựng “cuối cùng” trong phát ngôn. Sự việc được giả định ở thời điểm nói là chưa xảy ra.
Trong phát ngôn này, mệnh đề P đưa ra một sự việc giả định mà hiện tại, tại thời điểm nói thì nó vẫn chưa xảy ra. Nhưng người nói đã có sẵn dự định để thực hiện việc „viết thư trả lời” khi có điều kiện “cô ấy viết thư ”. Đây cũng là