7. Bố cục của luận văn
3.2. Biến đổi trong quan niệm, nguyên tắc hôn nhân
3.2.1. Biến đổi trong quan niệm hôn nhân và độ tuổi kết hôn
Kể từ sau công cuộc Đổi mới năm 1986, cơ cấu kinh tế của đồng bào Cao Lan tại Lục Sơn có nhiều thay đổi. Không chỉ có các ngành kinh tế truyền thống là nông nghiệp với trồng trọt, chăn nuôi gia đình, sản xuất một số mặt hàng thủ công và khai thác lâm nghiệp phục vụ nhu cầu của cuộc sống như trước kia, người Cao Lan còn đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt, hiện nay, đồng bào đã tập trung trồng hai loại cây chủ lực cho giá trị kinh tế cao là vải thiều và nhãn. Người Cao Lan cũng không chỉ thuần túy làm nông nghiệp mà nhiều hộ gia đình đã cho con em tham gia làm công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp. Quá trình lao động sản xuất thay đổi, cùng với quá trình cộng cư giữa các tộc người khác nhau trên địa bàn diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Những yếu tố ấy làm thay đổi nhiều phong tục tập quán của các nhóm cộng đồng người nói chung và người Cao Lan nói riêng. Trong đó thay đổi mạnh mẽ nhất phải kể đến là hôn nhân.
Trước hết là quan niệm về hôn nhân. Người Cao Lan hiện nay vẫn coi hôn nhân là một việc hệ trọng trong cuộc đời mỗi con người. Tuy nhiên, những cuộc hôn nhân “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” không còn trong xã hội hiện đại. Trai gái người Cao Lan đã được chủ động gặp gỡ, tìm hiểu và lựa chọn người bạn đời của mình. Sau khi tìm được người tâm đầu ý hợp, cô gái và chàng trai sẽ đưa về ra mắt bố mẹ xin được kết hôn. Như vậy, trước khi tiến tới hôn nhân, cả hai đã trải qua quá trình tìm hiểu, yêu đương, nếu thấy hợp nhau và muốn chung sống trọn đời với nhau thì mới tiến hành các bước tiếp theo. Trong cuộc hôn nhân ấy, con cái có quyền chủ động, nhưng vẫn phải hỏi ý kiến của cha mẹ. Điều này thể hiện sự kính trọng của con cái đối với bậc sinh thành chứ không có ý nghĩa cha mẹ quyết định cuộc hôn nhân của con cái như trước kia.
Nhìn chung, ngày nay con cái (đôi trai gái) có quyền tự do lựa chọn bạn đời và quyết định hôn nhân của mình, các bậc cha mẹ tôn trọng lựa chọn của con và thường dựng vợ, gả chồng theo ý nguyện của con cái. Đây cũng là điểm khác biệt so với hôn nhân trong xã hội truyền thống của người Cao Lan.
Độ tuổi kết hôn của trai, gái Cao Lan hiện nay cũng tăng nhiều so với trước kia. Qua tìm hiểu thực tế tại thôn Rừng Long, Trại Cao và bản Khe Nghè và theo thống kê của Ban Tư pháp xã Lục Sơn giai đoạn 2000 đến nay, trong sổ theo dõi Đăng ký kết hôn, thì không có trường hợp nào kết hôn khi chưa đủ tuổi luật pháp quy định (nam đủ 20 tuổi, nữ đủ 18 tuổi). Đặc biệt hiện nay, độ tuổi kết hôn của đồng bào đã nâng lên khá cao so với giai đoạn trước, phổ biến ở mức nữ 20, 21 tuổi, nam 22, 23 tuổi. Đây là một điểm tiến bộ đáng mừng giúp cho các cặp vợ chồng trẻ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về sức khỏe, tri thức và các hành trang khác khi bước vào cuộc sống gia đình vốn nhiều phức tạp. “Mình phải tuân thủ những quy định của pháp luật chứ. Nhà nước đã quy định tuổi kết hôn cho nam và nữ rồi. Nếu tảo hôn
thì bà con làng xóm chê cười, bọn trẻ cũng phải chịu áp lực nữa” (ông Tống Văn
Thuận – sinh năm 1948 - thôn Rừng Long). Như vậy, có thể thấy rằng, ngoài việc người dân hiểu biết khá sâu sắc về những quy định của luật hôn nhân và gia đình thì họ cũng vẫn còn chịu nhiều áp lực từ cộng đồng như sự lên án, chê cười… Việc chịu sức ép từ dư luận cũng là một trong những lý do độ tuổi kết hôn của trai, gái Cao Lan được nâng lên so với hôn nhân trong xã hội truyền thống.
3.2.2. Biến đổi trong nguyên tắc hôn nhân
+ Nguyên tắc ngoại hôn dòng tộc.
Đồng bào Cao Lan vẫn duy trì chế độ ngoại hôn dòng tộc. Những người cùng dòng họ theo dòng cha tuyệt đối không được lấy nhau. Điều này vẫn duy trì từ quan niệm truyền thống và vẫn được người dân tuân thủ một cách nghiêm túc. So với trước kia, việc những người không cùng huyết thống, cư trú cùng khu vực hay ở cách xa nhau dù có cùng họ thì cũng vẫn có thể kết hôn với nhau.
+ Nguyên tắc nội hôn tộc người
Trước đây, trong xã hội truyền thống, người Cao Lan chủ yếu lấy người cùng tộc dân với mình. Tức họ không có các cuộc hôn nhân với người khác tộc, cụ thể là người Cao Lan sẽ không lấy người Kinh, Tày, Nùng, Dao… Đến nay, những cuộc hôn nhân “hỗn hợp” (người Cao Lan kết hôn với người dân tộc khác) xuất hiện ngày càng nhiều. Việc xuất hiện những cuộc hôn nhân như vậy phần nhiều là do, đồng bào các tộc người có sự cộng cư, xen kẽ với một số dân tộc khác trên địa bàn.
Ngoài ra, các hoạt động kinh tế sau năm 1986 được đa dạng hóa, các ngành nghề được mở rộng, nhiều thanh niên đi làm ăn xa, quen biết, tìm hiểu được người phù hợp đưa về giới thiệu với gia đình. Đặc biệt, hiện nay, nhiều công ty, nhà máy được xây dựng trên địa bàn, nam nữ thanh niên các tộc người khác nhau cùng làm việc, có nhiều cơ hội tìm hiểu, yêu đương và kêt hôn. Hiện nay, tại thôn Rừng Long, Khe Nghè và Trại Cao, tỷ lệ các cuộc hôn nhân ngoại tộc - người Cao Lan kết hôn với người thuộc dân tộc khác - chiếm tỷ lệ 20% [Thống kê của Ban Tư pháp xã Lục Sơn đến tháng 6/2018].
+ Nguyên tắc xem lá số so tuổi.
Trong hôn nhân của người Cao Lan trước đây, việc xem lá số có ý nghĩa quan trọng quyết định trong việc thành công hay thất bại của hôn nhân. Nam, nữ khi đã thuận tình nhau được mang lá số ra để xem xét, nếu hợp nhau thì đám cưới diễn ra dễ dàng. Nếu lá số không hợp nhau thì nhất thiết không được lấy nhau. Ngày nay, việc xem lá số vẫn còn nhưng không có ý nghĩa quyết định đến thành hay bại của hôn nhân như trước nữa. Khi con cái đưa người yêu về ra mắt, cha mẹ cũng hỏi về ngày tháng năm sinh của đôi trai gái và nhờ thầy so tuổi. Tuy nhiên, trong trường hợp đôi trai gái so lá số mà không hợp thì gia đình sẽ nhờ thầy cúng làm lễ để hóa giải (trường hợp anh Dương Văn Đông – sinh năm 1990, bản Khe Nghè; Tống văn Bộ, sinh năm 1993, thôn Rừng Long; Đàm Văn Hai, sinh năm 1997, thôn Trại Cao…). Thậm chí, ở một số gia đình người Cao Lan thôn Rừng Long, họ không xem lá số so tuổi khi dựng vợ gả chồng cho con cái, như gia đình ông Đàm Văn Nhất, sinh năm 1950, bà Nguyễn Thị Chung, sinh năm 1958, ông Lương Văn Hòa, sinh năm 1977… Họ đưa ra quan điểm: “Hai đứa chúng nó - đôi trai gái- tìm hiểu rồi yêu nhau muốn cha mẹ tổ chức lễ cưới cho, bây giờ mình xem lá số, nếu thầy
phán không hợp, mình chia rẽ chúng nó không cho làm đám cưới thì phải tội” (ông
Đàm Văn Nhất, sinh năm 1950, thôn Rừng Long). Nguyên tắc lá số theo truyền thống để quyết định hôn nhân giữa đôi trai gái Cao Lan, nay đã không còn quan trọng nữa. Có chăng, lá số được lấy, so tuổi chỉ mang tính tượng trưng, cũng có khi là để gia đình và đôi trai gái tham khảo và lường trước những yếu tố không may mắn mà phòng tránh hay thực hiện các nghi thức tâm linh hóa giải.
+ Nguyên tắc chọn mối
Vai trò của ông mối đặc biệt quan trọng trong hôn nhân của người Cao Lan trước đây, ông mối sẽ gắn bó với đôi vợ chồng suốt đời. Trong tục cưới hỏi, người Cao Lan chọn người làm mối (mòi) rất cẩn thận bởi vai trò của người làm mối rất quan trọng trong suốt quá trình diễn ra việc cưới hỏi. Ngoài việc chuẩn bị cho các nghi lễ trong đám cưới, ông mối còn làm nhiệm vụ hòa giải cho đôi vợ chồng con mối và theo sát đôi này trong suốt thời gian tiếp theo của cuộc sống sau này.
Hiện nay, người Cao Lan vẫn giữ nguyên tắc chọn mối cho con trước khi tổ chức đám cưới. Ông/bà mối vẫn được lựa chọn là người song toàn, có đạo đức và uy tín trong cộng đồng. Có những trường hợp, tuy chỉ 40 tuổi, có người đã được 4, 5 con mối nhận làm ông mòi (anh Phạm Văn Hòa, sinh năm 1978, thôn Rừng Long; anh Tống Văn Nhất, sinh năm 1976, thôn Trại Cao…). Đây là nguyên tắc quan trọng trong hôn nhân của người Cao Lan. Chính vì vậy, các nghi thức, hoạt động liên quan đến việc chọn ông mối là một trong những đặc trưng văn hóa truyền thống của người Cao Lan, mà vẫn được tiếp tục được duy trì cho đến nay.
3.3. Những biến đổi trong các bƣớc/nghi lễ trong đám cƣới
+ Biến đổi trong các bước/nghi lễ trước đám cưới
Trước đây, một đám cưới người Cao Lan phải trải qua rất nhiều bước, nhiều nghi lễ khá rườm rà và tốn kém. Bắt buộc phải có lễ dạm ngõ, lễ xin lá số so tuổi, lễ đặt gánh, lễ xin ngày cưới, lễ cưới và lễ lại mặt...Sau đám cưới, người phụ nữ Cao Lan còn phải thực hiện những tục lệ, quan niệm và kiêng kỵ khác nhau. Đến nay, những thay đổi trong điều kiện kinh tế xã hội cũng đã tạo ra những đổi khác trong suy nghĩ, tư duy của đồng bào Cao Lan. Chính vì vậy, các nghi lễ hôn nhân đã được giản tiện nhiều bước, đơn giản và gọn nhẹ hơn so với hôn nhân trong xã hội truyền thống.
Hiện nay, hầu hết các đám cưới chỉ còn giữ lại hai bước bắt buộc là dạm ngõ và tổ chức cưới. Xuất phát từ điều kiện kinh tế mở, thanh niên nam nữ trong độ tuổi lao động thường đi làm công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp cách nhà 20, 25 km, nhiều trường hợp thanh niên đi làm dưới thành phố Bắc Giang, Bắc Ninh thậm chí cả ở Hà Nội, xa gia đình 50, 70 và cả 100 km. Hằng tháng họ mới trở về nhà một lần hoặc vào các dịp nghỉ lễ. Vì vậy, bạn bè, mối giao lưu của họ tập trung chủ
yếu là đồng nghiệp hoặc những người ở chung khu nhà trọ - những người cũng có hoàn cảnh giống họ, đi làm ăn xa nhà. Họ tìm hiểu rồi yêu nhau, sau đó đưa về ra mắt gia đình và xin tổ chức cưới. Hai gia đình thường ở xa và nhất là người công nhân làm việc theo Luật lao động, số ngày nghỉ để tổ chức đám cưới theo quy định, không quá 3 ngày. Do đó, các lễ thức thường được giản tiện đi nhiều. Phổ biến, các đám ăn hỏi tổ chức vào chủ nhật tuần này, thì chủ nhật hai tuần sau sẽ tổ chức đám cưới. Cá biệt cũng có trường hợp gia đình tổ chức ăn hỏi vào sáng thứ 7, thì đến chiều thứ 7, sáng chủ nhật đã tổ chức lễ cưới chính.
Trong lễ ăn hỏi, lễ vật nhà trai mang sang nhà gái gồm: 4 quả cau, 4 lá trầu, chè, thuốc lá, bánh kẹo và số tiền tương đương với hai mâm cỗ (hai triệu đồng). Đoàn nhà trai sang nhà gái trong lễ ăn hỏi thường có 7 người (cũng có đám là 10 người nhưng không phổ biến), gồm: ông chú, bà cô ruột chú rể, ông cậu, bà mợ, bố hoặc mẹ và một người bạn trai (phù rể), môt người bạn gái của chú rể.
Do không còn nghi thức dạm ngõ (hiền sờn tềnh), nên lễ vật là đồ sính lễ mà nhà gái yêu cầu sẽ không do ông bác/hay ông cậu của cô dâu thông báo trực tiếp khi đại diện nhà trai đến. Chủ yếu, các gia đình đã ngầm thỏa thuận với nhau, thách cưới theo thông lệ và được cô gái chuyển lời đến chàng trai. Bây giờ nhà gái thường không yêu cầu nhiều loại lễ vật mà chủ yếu chỉ nhận tiền mặt. “Ở thôn Trại Cao và Khe Nghè, nhà trai sẽ đưa nhà gái 15, 20 triệu từ trước hôm ăn hỏi. Ở thôn Rừng
Long, chả hiểu sao người ta chỉ lấy 10, 15 triệu thôi” (chị Hoàng Thị Chung sinh
năm 1959, thôn Trại Cao). Qua khảo sát địa bàn nghiên cứu, chúng tôi thấy, số tiền mặt nhà trai mang đến nhà gái có thể dao động 3 đến 5 triệu giữa các đám cưới. Số tiền ấy thường do chàng trai mang đến nhà bố mẹ vợ tương lai 1 tuần trước ngày cưới. Cha mẹ sẽ dùng 1 phần trang trải đám cưới, phần còn lại là của hồi môn cho con gái đi lấy chồng.
Ngoài ra, một số lễ vật không thay đổi trong tất cả các đám cưới phải kể đến là trầu cau. Đối với đám cưới tại Trại cao và Khe Nghè thì ngoài trầu cau, lễ vật không thể thiếu là đôi phượng hoàng (phùng vùng)15. Đôi phượng hoàng này vẫn giữ
15 Riêng ở thôn Rừng Long, tục nhà trai dâng phùng vùng lên tổ tiên nhà gái đã không còn duy trì do chịu
nguyên giá trị, để trả ơn cho bố mẹ và báo với tổ tiên là cô gái đã đi lấy chồng. Điểm khác biệt là đôi phượng hoàng này không phải do nhà trai mang tới mà do nhà gái làm giúp. Chị Lục Thị Tỉnh, thôn Trại Cao giải thích: “vì chúng nó bây giờ lấy chồng, lấy vợ xa lắm, tập quán mỗi nơi một khác, có đôi gà mang đi, có đám xa hàng trăm cây số, nên nhà trai họ hay nhờ nhà gái. Mình ở đây quen rồi ai cũng
biết làm. Thế là thành lệ, nhà gái chuẩn bị luôn”.
+ Biến đổi trong các bước/nghi lễ trong và sau đám cưới
Trong đám cưới, nhà trai không còn phải đến nhà gái từ hôm trước mà chỉ xem giờ tốt để đi đón dâu. Nghi lễ đón dâu cũng không còn cầu kỳ như trước. Khi đoàn đón dâu của nhà trai đến (phương tiện chủ yếu là ô tô, xe máy, cô dâu chú rể ngồi xe hoa riêng). Đây cũng là một điểm khác biệt lớn của lễ cưới hiện nay so với lễ cưới trước kia. Cô dâu, chú rể tổ chức lễ cưới trong cùng thôn/bản hay ở các thôn/bản khác nhau thì đoàn rước và đưa dâu của hai họ nhà trai và nhà gái đều đi bộ. Trưởng đoàn đi đón dâu thường là: các cụ cao niên, người có vai vế của họ nhà trai sẽ được mời vào ngồi trong nhà, nơi trang trọng nhất của gia đình, thường là trên bộ bàn ghế trong phòng khách, phía dưới bàn thờ gia tiên. Họ hàng và bạn bè của chú rể, chú rể sẽ ngồi ở ngoài sân, nơi đã được dựng phông rạp, kê bàn ghế từ hôm trước. Hai họ trò chuyện, uống nước, ăn trầu, bánh kẹo, thanh niên và trẻ em còn cắn các loại hạt như: dưa, hướng dương, bí… trong không khí rất vui vẻ. Lúc này, chú rể sẽ được đưa vào buồng cô dâu để đón cô dâu ra ngoài. Trước bàn thờ gia tiên, chú rể trao hoa cho cô dâu và hai bên làm thủ tục trao nhẫn cưới. Họ được hướng dẫn cùng làm lễ gia tiên nhà cô gái. Sau đó, cả hai đi mời nước ông bà, cha mẹ cô dâu và khách khứa hai họ từ trong nhà ra ngoài sân. Đến giờ tốt đã được thầy xem từ trước, trưởng họ nhà trai sẽ đứng dậy xin phép nhà gái cho đón dâu để lấy giờ. Nhà gái cũng có một người đại diện được chỉ định từ trước dứng lên đáp từ, ngỏ ý xin thông gia bên ấy thương yêu chỉ dạy cho cô gái mới đi làm dâu còn trẻ người non dạ, giúp đôi vợ chồng trẻ sống hòa thuận, hạnh phúc tới đầu bạc răng long. Lúc này, mẹ cô dâu và những người thân thích sẽ trao của hồi môn cho cô dâu, có thể là dây chuyền, vòng tay hay những chiếc