Đời sống sau kết hôn và vấn đề ly hôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến đổi trong hôn nhân của người cao lan xã lục sơn, huyện lục nam, tỉnh bắc giang luận văn ths lịch sử văn hóa việt nam (Trang 67)

7. Bố cục của luận văn

2.4. Đời sống sau kết hôn và vấn đề ly hôn

+ Đời sống sau kết hôn

Sau khi kết hôn, bởi quan niệm chàng rể và cô dâu đã được thầy lấy lá số, so tuổi là hợp nhau rồi mới cử hành hôn lễ, nên cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ khá

phẳng lặng. Đặc biệt, sau kết hôn, phần lớn các cô gái được cư trú tại nhà mình cho tới khi sinh con đầu lòng mới chuyển sang ở hẳn nhà chú rể, nên cũng không gặp nhiều khúc mắc, va chạm với gia đình nhà chồng. Họ sống hòa thuận, hạnh phúc và thường đẻ nhiều con. Trung bình mỗi cặp vợ chồng người Cao Lan thường sinh 4 - 5 người con không kể trai hay gái. Trong một số trường hợp, khi gia đình chỉ sinh toàn con gái, hai vợ chồng có thể xin con nuôi hoặc nếu gia đình khá giả thì một trong những chàng rể trong gia đình có gia cảnh đông anh em trai, ít có điều kiện kinh tế, có thể ở rể suốt đời, để quán xuyến công việc bên gia đình vợ (anh Lục Văn Thời - sinh năm 1967 - Trại Cao).

Trong gia đình, người cha luôn là người có quyền quyết định cao nhất về mọi phương diện sản xuất và sinh hoạt. Trong khi đó, mọi chi tiêu, thu vén trong gia đình lại khẳng định vai trò của người mẹ. Chính vì vậy, quan hệ gia đình được gắn kết với nhau rất hài hòa và lâu bền. Vợ chồng luôn hòa thuận, có trách nhiệm nuôi dạy con cái, con cái khi trưởng thành có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ [20, tr 242].

+ Các vấn đề về ly hôn (không ở được với nhau - cách gọi của người Cao Lan)

Hiện tượng ly hôn của người Cao Lan trước đây rất ít khi xảy ra. Tuy là gia đình kiểu phụ hệ, song vợ chồng khá bình đẳng. Việc phân công lao động trong gia đình dựa trên sức khỏe, năng lực của mỗi thành viên, nên các mối quan hệ rất hài hòa. Công việc ruộng nương, săn bắn nặng nhọc thường do nam giới đảm trách. Phụ nữ chăm lo con cái, quán xuyến nhà cửa ruộng vườn ngăn nắp, gọn gàng. Trong gia đình ít xảy ra xung đột. Nếu có khúc mắc gì của đôi vợ chồng, thì cha mẹ hai bên luôn tìm cách hòa giải. Cặp vợ chồng nào xung đột căng thẳng thì bố/mẹ mối sẽ đứng ra lo liệu, giàn xếp, hòa giải.

Ngay trong xã hội truyền thống, chế độ đa thê ở dân tộc Cao Lan cũng rất hiếm. Thảng hoặc vì muộn mằn, hiếm hoi đường sinh đẻ, thì người chồng được vợ đồng ý cho đi lấy vợ lẽ. Nghi lễ khi cưới vợ lẽ giống như khi cưới lần đầu, duy lúc đón dâu, chỉ mời những người có tuổi đi cùng, không có những phù rể như lần cưới đầu nữa. Việc mối manh vẫn phải nhờ ông mối cũ (trừ khi ông này đã chết) thì phải đi nhờ một ông mối khác. Nếu lấy gái góa, nghi lễ giảm đi một nửa, không cần có cô đón dâu, không cần phải đến nhà gái trước một đêm [30, tr 59 -

64]. Tuy nhiên theo Ông Tống Văn Vinh - sinh năm 1932 - thầy cúng bản Khe Nghè, hiện tượng không ở được với nhau cũng có dù rất hiếm và chủ yếu là đàn ông bỏ vợ. Do giữa hai vợ chồng có những lời nói khó nghe (ông Vinh giải thích), vì người vợ sau kết hôn, cư trú tại gia đình nhà mình, nên trong lối sống ít có sự uốn mình với chồng. Sau khi sinh con đầu lòng, hết thời gian ở rể, chuyển sang sống bên nhà chồng, vẫn quen nếp nhà bố mẹ đẻ nên xung đột xảy ra nhiều hơn

(chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng).

Những năm 60 - 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ XX, tục ở rể có sự thay đổi, thường là 5, 7 ngày cặp vợ chồng ở bên nhà gái, rồi 5, 7 ngày lại chuyển sang ở nhà trai, nên tâm lý của cả hai vợ chồng đều rất thoải mái. Ở thời điểm này cơ bản người Cao Lan xã Lục Sơn không có hiện tượng ly hôn.

Sau ly hôn, cả người chồng và người vợ đều có thể tái hôn. Cũng có trường hợp, những cặp vợ chồng trong cuộc sống xảy ra bất hòa, mâu thuẫn thì người vợ, (hoặc ngược lại) sẽ tìm thầy để nhờ thầy làm phép. Theo lời kể của chị Lục Thị Tỉnh – sinh năm 1972, thôn Trại Cao: “thầy sẽ bí mật làm một loại bánh phép cho hai vợ chồng ăn, nếu người chồng (hoặc vợ) không biết, tự nguyện ăn, thì sẽ thay đổi tâm tính, hai vợ chồng lại sống với nhau hòa thuận. Cũng có trường hợp người chồng (người vợ) biết bánh phép nên nhất định không ăn. Xung đột không được hòa

Tiểu kết chƣơng 2

Hôn nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của người Cao Lan. Cùng với các nghi lễ vòng đời khác như: sinh đẻ, tang ma, các nghi lễ hôn nhân của người Cao Lan là tập hợp một hệ thống những nghi thức phong phú, sinh động thể hiện quan niệm hôn nhân, những quy tắc bắt buộc và hành vi được luật tục khuyến khích trong xã hội truyền thống…

Hôn nhân của người Cao Lan xưa (trước năm 1986) được tiến hành qua nhiều bước, nhiều nghi thức. Từ bước dạm ngõ, xem lá số, so tuổi, ăn hỏi rồi lại mặt đều được tổ chức hết sức long trọng. Nổi bật là vai trò của ông mối, thầy cúng thông qua việc xem lá số, so tuổi, chuẩn bị từng khâu của đám cưới giúp đôi trai gái có cuộc sống thuận hòa, trọn đời và nhanh chóng vượt qua những khúc mắc trong cuộc sống (nếu có). Với quy tắc ngoại hôn dòng họ và theo kiểu tiểu gia đình phụ hệ, người đàn ông đóng vai trò là trụ cột trong gia đình. Tuy vậy, cuộc sống của các cặp vợ chồng người Cao Lan khá bình đẳng, êm đềm và hòa thuận. Người Cao Lan cũng có tục ở rể trong thời gian đầu sau đám cưới. Nhưng nghi thức này khá mở đảm bảo quyền tự do lựa chọn của đôi trai gái về thời gian, cách thức ở rể phù hợp, có thể từ 1,2 đến 3 năm, có thể sau khi sinh con đầu lòng, cũng có thể ở rể đời tùy theo hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình.

Những quy tắc, quan niệm hôn nhân cũng như các nghi lễ/bước tiến hành lễ cưới thể hiện sinh động đời sống văn hóa cả vật chất và tinh thần của người Cao Lan xưa. Trong một không gian cư trú không nhiều những ưu việt, chủ yếu là đồi núi thấp, những khe rãnh, đồng bằng nhỏ hẹp với hình thức canh tác xen kẽ ruộng nước, ruộng nương và rau màu, kết hợp chăn nuôi nhỏ lẻ và kinh tế khai thác tự nhiên, đời sống vật chất của người Cao Lan khá thanh đạm. Mặc dù vậy, cùng với các nghi lễ vòng đời và các hình thái văn hóa khác, nghi lễ hôn nhân của người Cao Lan thể hiện rất phong phú, sinh động nét văn hóa hồn hậu, chất phác và tình cảm cộng đồng chặt chẽ bắt nguồn từ việc mưu cầu một tiểu gia đình bình an, hạnh phúc.

CHƢƠNG 3

NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG HÔN NHÂN CỦA NGƢỜI CAO LAN Ở XÃ LỤC SƠN HUYỆN LỤC NAM, NGUYÊN NHÂN

VÀ XU HƢỚNG HIỆN NAY

3.1. Bối cảnh hôn nhân của ngƣời Cao Lan ở Lục Sơn từ sau 1986

Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất. Cả nước bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế, kiến thiết đất nước. Tuy nhiên sau hơn mười năm hoàn toàn độc lập, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, bên cạnh những thành tựu quan trọng đạt được, Việt Nam vẫn còn nghèo và lâm vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế - xã hội. Trong hoàn cảnh đó, Đảng đã triệu tập Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986), đề ra chủ trương, đường lối đổi mới đất nước.

Trong lĩnh vực kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp, tháng 4/1998, Bộ Chính trị khóa VI ban hành Nghị quyết số 10 NQ-TW về “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” (gọi tắt là Khoán 10). Với Nghị quyết này, hộ nông dân là là đơn vị kinh tế tự chủ, người nông dân thực sự làm chủ trên mảnh ruộng của mình. Điều này là động lực khuyến khích người nông dân tăng gia sản xuất. Đối với các tộc người thiểu số, chính sách đổi mới của Đảng được cụ thể hóa trong các Nghị quyết, Quyết định như: Nghị quyết số 22 NQ-TW ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị Về một số

chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế xã hội miền núi; Chương trình 135 -

Chương trình phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn và vùng sâu vùng xa ban

hành theo Nghị quyết số 135 NQ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tưởng Chính phủ… Người dân được quan tâm đầu tư cho sản xuất nông nghiệp: được cung cấp các loại cây, con giống, phân bón, thuốc trừ sâu, được tập huấn kỹ thuật canh tác… Ngoài ra, đồng bào cũng được giao khoán diện tích đất trồng, chăm sóc cây rừng… Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, đặc biệt là hệ thống điện, đường, trường, trạm. Điều này đã làm thay đổi diện mạo các vùng quê. Đời sống kinh tế của người dân cũng từ đó được nâng lên rõ rệt. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, là sự đổi thay của nhiều yếu tố văn hóa truyền thống. Trong đó, hôn nhân của đồng bào Cao Lan tại xã Lục Sơn huyện Lục Nam cũng nằm trong xu hướng chuyển biến mạnh mẽ đó.

3.2.Biến đổi trong quan niệm, nguyên tắc hôn nhân

3.2.1. Biến đổi trong quan niệm hôn nhân và độ tuổi kết hôn

Kể từ sau công cuộc Đổi mới năm 1986, cơ cấu kinh tế của đồng bào Cao Lan tại Lục Sơn có nhiều thay đổi. Không chỉ có các ngành kinh tế truyền thống là nông nghiệp với trồng trọt, chăn nuôi gia đình, sản xuất một số mặt hàng thủ công và khai thác lâm nghiệp phục vụ nhu cầu của cuộc sống như trước kia, người Cao Lan còn đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt, hiện nay, đồng bào đã tập trung trồng hai loại cây chủ lực cho giá trị kinh tế cao là vải thiều và nhãn. Người Cao Lan cũng không chỉ thuần túy làm nông nghiệp mà nhiều hộ gia đình đã cho con em tham gia làm công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp. Quá trình lao động sản xuất thay đổi, cùng với quá trình cộng cư giữa các tộc người khác nhau trên địa bàn diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Những yếu tố ấy làm thay đổi nhiều phong tục tập quán của các nhóm cộng đồng người nói chung và người Cao Lan nói riêng. Trong đó thay đổi mạnh mẽ nhất phải kể đến là hôn nhân.

Trước hết là quan niệm về hôn nhân. Người Cao Lan hiện nay vẫn coi hôn nhân là một việc hệ trọng trong cuộc đời mỗi con người. Tuy nhiên, những cuộc hôn nhân “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” không còn trong xã hội hiện đại. Trai gái người Cao Lan đã được chủ động gặp gỡ, tìm hiểu và lựa chọn người bạn đời của mình. Sau khi tìm được người tâm đầu ý hợp, cô gái và chàng trai sẽ đưa về ra mắt bố mẹ xin được kết hôn. Như vậy, trước khi tiến tới hôn nhân, cả hai đã trải qua quá trình tìm hiểu, yêu đương, nếu thấy hợp nhau và muốn chung sống trọn đời với nhau thì mới tiến hành các bước tiếp theo. Trong cuộc hôn nhân ấy, con cái có quyền chủ động, nhưng vẫn phải hỏi ý kiến của cha mẹ. Điều này thể hiện sự kính trọng của con cái đối với bậc sinh thành chứ không có ý nghĩa cha mẹ quyết định cuộc hôn nhân của con cái như trước kia.

Nhìn chung, ngày nay con cái (đôi trai gái) có quyền tự do lựa chọn bạn đời và quyết định hôn nhân của mình, các bậc cha mẹ tôn trọng lựa chọn của con và thường dựng vợ, gả chồng theo ý nguyện của con cái. Đây cũng là điểm khác biệt so với hôn nhân trong xã hội truyền thống của người Cao Lan.

Độ tuổi kết hôn của trai, gái Cao Lan hiện nay cũng tăng nhiều so với trước kia. Qua tìm hiểu thực tế tại thôn Rừng Long, Trại Cao và bản Khe Nghè và theo thống kê của Ban Tư pháp xã Lục Sơn giai đoạn 2000 đến nay, trong sổ theo dõi Đăng ký kết hôn, thì không có trường hợp nào kết hôn khi chưa đủ tuổi luật pháp quy định (nam đủ 20 tuổi, nữ đủ 18 tuổi). Đặc biệt hiện nay, độ tuổi kết hôn của đồng bào đã nâng lên khá cao so với giai đoạn trước, phổ biến ở mức nữ 20, 21 tuổi, nam 22, 23 tuổi. Đây là một điểm tiến bộ đáng mừng giúp cho các cặp vợ chồng trẻ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về sức khỏe, tri thức và các hành trang khác khi bước vào cuộc sống gia đình vốn nhiều phức tạp. “Mình phải tuân thủ những quy định của pháp luật chứ. Nhà nước đã quy định tuổi kết hôn cho nam và nữ rồi. Nếu tảo hôn

thì bà con làng xóm chê cười, bọn trẻ cũng phải chịu áp lực nữa” (ông Tống Văn

Thuận – sinh năm 1948 - thôn Rừng Long). Như vậy, có thể thấy rằng, ngoài việc người dân hiểu biết khá sâu sắc về những quy định của luật hôn nhân và gia đình thì họ cũng vẫn còn chịu nhiều áp lực từ cộng đồng như sự lên án, chê cười… Việc chịu sức ép từ dư luận cũng là một trong những lý do độ tuổi kết hôn của trai, gái Cao Lan được nâng lên so với hôn nhân trong xã hội truyền thống.

3.2.2. Biến đổi trong nguyên tắc hôn nhân

+ Nguyên tắc ngoại hôn dòng tộc.

Đồng bào Cao Lan vẫn duy trì chế độ ngoại hôn dòng tộc. Những người cùng dòng họ theo dòng cha tuyệt đối không được lấy nhau. Điều này vẫn duy trì từ quan niệm truyền thống và vẫn được người dân tuân thủ một cách nghiêm túc. So với trước kia, việc những người không cùng huyết thống, cư trú cùng khu vực hay ở cách xa nhau dù có cùng họ thì cũng vẫn có thể kết hôn với nhau.

+ Nguyên tắc nội hôn tộc người

Trước đây, trong xã hội truyền thống, người Cao Lan chủ yếu lấy người cùng tộc dân với mình. Tức họ không có các cuộc hôn nhân với người khác tộc, cụ thể là người Cao Lan sẽ không lấy người Kinh, Tày, Nùng, Dao… Đến nay, những cuộc hôn nhân “hỗn hợp” (người Cao Lan kết hôn với người dân tộc khác) xuất hiện ngày càng nhiều. Việc xuất hiện những cuộc hôn nhân như vậy phần nhiều là do, đồng bào các tộc người có sự cộng cư, xen kẽ với một số dân tộc khác trên địa bàn.

Ngoài ra, các hoạt động kinh tế sau năm 1986 được đa dạng hóa, các ngành nghề được mở rộng, nhiều thanh niên đi làm ăn xa, quen biết, tìm hiểu được người phù hợp đưa về giới thiệu với gia đình. Đặc biệt, hiện nay, nhiều công ty, nhà máy được xây dựng trên địa bàn, nam nữ thanh niên các tộc người khác nhau cùng làm việc, có nhiều cơ hội tìm hiểu, yêu đương và kêt hôn. Hiện nay, tại thôn Rừng Long, Khe Nghè và Trại Cao, tỷ lệ các cuộc hôn nhân ngoại tộc - người Cao Lan kết hôn với người thuộc dân tộc khác - chiếm tỷ lệ 20% [Thống kê của Ban Tư pháp xã Lục Sơn đến tháng 6/2018].

+ Nguyên tắc xem lá số so tuổi.

Trong hôn nhân của người Cao Lan trước đây, việc xem lá số có ý nghĩa quan trọng quyết định trong việc thành công hay thất bại của hôn nhân. Nam, nữ khi đã thuận tình nhau được mang lá số ra để xem xét, nếu hợp nhau thì đám cưới diễn ra dễ dàng. Nếu lá số không hợp nhau thì nhất thiết không được lấy nhau. Ngày nay, việc xem lá số vẫn còn nhưng không có ý nghĩa quyết định đến thành hay bại của hôn nhân như trước nữa. Khi con cái đưa người yêu về ra mắt, cha mẹ cũng hỏi về ngày tháng năm sinh của đôi trai gái và nhờ thầy so tuổi. Tuy nhiên, trong trường hợp đôi trai gái so lá số mà không hợp thì gia đình sẽ nhờ thầy cúng làm lễ để hóa giải (trường hợp anh Dương Văn Đông – sinh năm 1990, bản Khe Nghè; Tống văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến đổi trong hôn nhân của người cao lan xã lục sơn, huyện lục nam, tỉnh bắc giang luận văn ths lịch sử văn hóa việt nam (Trang 67)