Thành tựu cơ bản của 15 năm đổi mới

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự lãnh đạo của Đảng bộ Hải Phòng đối với kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến 2010 (Trang 42)

Sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới, đặc biệt là lĩnh vực phát triển nơng nghiệp, Hải Phịng đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Kinh tế thành phố đạt tốc độ tăng trưởng tương đối cao và tồn diện đặc biệt trong nơng nghiệp. Nhịp độ tăng trưởng GDP hàng năm khoảng 10,30%; giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 7,35%; công nghiệp tăng 23,88%; sản lượng hàng hóa thơng qua cảng tăng 11,62%. Sản xuất nông nghiệp liên tục phát triển, đặc biệt là sản xuất lương thực. “Từ chỗ thiếu lương thực nghiêm trọng ở những năm 1980, Hải Phòng đã vươn lên tự cân đối lương thực vào giữa những năm 1990 và đã dành một phần lớn (trên 100 ngàn tấn/năm) dùng cho chăn nuôi, chế biến bán cho tỉnh bạn và đảm bảo được an toàn lương thực trên địa bàn thành phố” [12, tr.25]. Sản lượng lương thực quy ra thóc năm 1985 là 31,64 vạn tấn, đến năm 1995 đạt 41,7 vạn tấn đến năm 2000 là 50,7 vạn tấn (chỉ tiêu Đại hội là 42 vạn tấn). Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 9 tấn/ha/năm mặc dù diện tích gieo trồng có xu hướng giảm. [14, tr.161] [48, tr.101]

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Đây là một trong những nội dung quan trọng trong đường lối đổi mới kinh tế ở Hải Phòng. Đổi mới kinh tế mà nội dung cốt lõi là phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Đó là cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và cơ cấu các thành phần kinh tế. Cơ cấu kinh tế của Hải Phòng gồm 3 lĩnh vực chủ yếu, trong đó cơ cấu ngành là quan trọng nhất: nông, lâm, thủy sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ. Trong những năm qua, cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng lĩnh vực công nghiệp, giảm tỷ trọng lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Cơ cấu nội bộ ngành nơng, lâm, thủy sản cũng có chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng giá trị nông nghiệp theo nghĩa hẹp (trồng trọt và chăn nuôi) ngày càng giảm đi mặc dù vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo, tỷ trọng giá trị thủy sản tăng dần, giá trị sản xuất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ và không thay đổi nhiều. Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi là 2 lĩnh vực quan trọng. Với quan điểm chỉ đạo đưa chăn nuôi trở thành một ngành sản xuất chính và nâng dần tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng giữa trồng trọt và chăn ni đã có những thay đổi đáng kể. Chăn nuôi được từng bước phát triển cân đối dần với trồng trọt, trong khi vẫn phát triển nhanh ngành trồng trọt theo hướng thâm canh, nhằm đảm bảo an ninh lương thực và tạo khối lượng nguyên liệu hàng hóa phục vụ cơng nghiệp chế biến và xuất khẩu. Tuy nhiên, chăn ni cịn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế nơng nghiệp Hải Phịng, nó phản ánh sự mất cân đối cơ cấu giá trị giữa trồng trọt và chăn nuôi.

Bảng 1.3: Giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản Hải Phòng 1990-2000 (theo giá thực tế) [48, tr.182-183] (Đơn vị: tỷ đồng) 1990 1995 2000 Tổng chung 385,1 1814,8 2726,7 Nông nghiệp 330,3 1576,1 2310,4 Lâm nghiệp 15,2 39,4 36,5 Thủy sản 38,6 199,3 379,8

Trồng trọt trong những năm qua chuyển dịch theo hướng đa dạng hóa các loại cây trồng. Ngoài cây lương thực, các loại cây khác cũng phát triển mạnh. Tỷ trọng trồng trọt trong giá trị sản xuất nông nghiệp giảm dần (năm 1990 chiếm 77% đến năm 2000 còn 71,2%). Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất trồng trọt cịn chậm. Nơng nghiệp Hải Phòng từng bước phá thế độc canh cây lúa và chuyển dần sang trồng cây công nghiệp, cây rau quả, cây dược liệu, cây cảnh có giá trị kinh tế cao và phát triển các ngành nghề phi nơng nghiệp. Cơ cấu diện tích và sản lượng thay đổi theo hướng tăng dần diện tích và sản lượng cây rau, đậu và cây công nghiệp. Diện tích cây lương thực giảm, nhiều địa phương đã phát triển cây ăn quả, cây cảnh, cây công nghiệp, cây rau, đậu như An Dương, Thủy Nguyên, An Lão…. Diện tích rau đậu tăng và đa dạng về chủng loại. Cơ cấu vụ mùa thay đổi theo hướng tăng diện tích và sản lượng vụ đông độc đáo mà các vùng khác khơng có. Cơ cấu cây trồng thay đổi theo hướng đất nào cây nấy, năng suất, chất lượng, hiệu quả đồng thời coi trọng ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ mới ở khâu làm đất, cải tạo giống cây trồng, vật nuôi, gieo cấy, thu hoạch, bảo quản và chế biến. Nổi bật là sự hình

thành các vùng sản xuất hàng hóa và nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến xuất khẩu.

Bảng 1.4: Diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm của Hải Phòng 1985-2000. [11, tr.85]

Đơn vị:Diện tích 1000ha

Năm Tổng số Cây lương thực Cây rau đậu Cây công nghiệp

1985 103,4 94,3 6,5 1,9

1990 106,5 97,8 6,2 1,7

1995 111,7 101,0 6,9 2,5

2000 114,4 96,6 9,6 2,4

Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất chăn nuôi theo hướng tỷ trọng chăn nuôi tăng dần. Năm 1990 là 23,3%; năm 1995 tăng lên 25,5% và năm 2000 là 26,6%. Chăn ni theo quy mơ gia đình trên cả ba loại gia súc, gia cầm, thủy sản đều phát triển, từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất nguyên liệu hàng hóa với nhiều sản phẩm đa dạng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng tổng đàn gia súc, gia cầm hàng năm đều tăng, tốc độ tăng bình qn 6-8%, trong đó đàn bị và gia cầm có tốc độ tăng khá, riêng đàn trâu giảm do việc làm đất đã được cơ giới hóa. Sở Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn tổ chức chỉ đạo thực hiện Sinb hóa đàn bị, nạc hóa đàn lợn, chăn ni theo phương pháp công nghiệp cho các hộ chăn nuôi đã thu được nhiều kết quả. Trong đàn gia súc, giá trị sản xuất tập trung chủ yếu ở đàn lợn (chiếm 97,1%). Trong đàn gia cầm, đàn gà chiếm tỷ trọng lớn 80,83%, đàn vịt 19,17%, phát triển nhiều giống gà mới.

Bảng1.5: Chăn nuôi gia súc gia cầm (số điều tra 1-10 hàng năm) [11, tr.95] Các chỉ tiêu 1985 1995 1999 2000 Đàn trâu (1000 con) 29 29,8 21,2 17,2 Đàn bò (con) 2508 5165 9667 10294 Đàn lợn (1000 con) 300,1 389,1 457,7 483,0 Đàn gia cầm(1000 con) 1446,0 3020,4 3838,1 4246,6 Trong đó: Gà 1298,0 2796,7 3200,4 3469,1

Hoạt động đánh bắt thủy sản ngày càng tiến bộ thể hiện cả ở hai lĩnh vực nuôi trồng và đánh bắt. Giá trị sản xuất thủy sản có tốc độ tăng khá, bình qn tăng 10,62%. Về ni trồng: Phong trào nuôi tôm giống, tôm thịt, cá nước ngọt, nước lợ phát triển mạnh. Việc ni cá, tơm, sị huyết, ba ba… ở ao, lồng, đầm theo phương pháp công nghiệp phát triển ở nhiều địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nghề khai thác cá biển của Hải Phòng nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Chính Phủ và các Bộ, Ngành đã đầu tư mới phương tiện nghề khơi, nâng cao năng lực tàu chuyên nghề khơi, tạo ra sản lượng đánh bắt hàng năm đạt khá cao.

Sản phẩm nông nghiệp được xuất khẩu ra bên ngồi có bước phát triển: Ngồi các mặt hàng cơng nghiệp và tiểu thủ công nghiệp truyền thống, rau, củ quả, thịt cũng được xuất khẩu với số lượng ngày càng lớn.

Chương trình xóa đói giảm nghèo bằng việc xây dựng quỹ tín dụng nơng thôn đã huy động được 290 tỷ đồng cho các hộ nghèo vay vốn sản xuất kinh doanh. Đến năm 2000, thành phố khơng cịn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn

5,8%(theo chuẩn của Bộ Lao động thương binh và xã hội) (chỉ tiêu Đại hội XI là 8%).[48, tr.106].

Bên cạnh những thành tựu to lớn trong thời kỳ đổi mới, nông nghiệp nông thơn Hải Phịng đứng trước nhiều khó khăn và thách thức: trình độ canh tác lạc hậu, lao động thủ công là chủ yếu, nông thôn nghèo, thu nhập và đời sống của nông dân thấp, nông nghiệp tự cấp, tự túc cịn phổ biến, sản xuất hàng hóa phát triển khơng đều, khoảng cách thu nhập đời sống giữa nơng thơn và thành thị cịn lớn và có xu hướng tăng dần… Vì vậy, việc điều chỉnh các chính sách kinh tế - xã hội đối với nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ mới là cấp thiết, địi hỏi phải đánh giá đúng tình hình hiện nay, tìm ra nguyên nhân và giải quyết một cách triệt để mới tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển, trong đó đặt ra một số vấn đề thành phố cần quan tâm:

- Vấn đề đầu tư xây dựng cho nơng nghiệp, nơng thơn của thành phố cịn hạn chế, trong khi Thành ủy luôn xác định nông nghiệp, nông thôn là mặt trận hàng đầu. Nông nghiệp, nơng thơn giữ vai trị quan trọng, là khâu trọng yếu, hàng đầu trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng mới chỉ nhận được khoảng 15% ngân sách đầu tư của thành phố. Như vậy, bài tốn để xây dựng được nơng nghiệp hiện đại cần phải có đầu tư vẫn chưa được thành phố giải quyết một cách thỏa đáng.

- Vấn đề tổ chức sản xuất: Vai trò của HTX nông nghiệp mờ nhạt, quản lý nhà nước yếu kém, kinh tế hộ còn chưa được quan tâm đúng mức, kinh tế trang trại mang nhiều tính tự phát. Việc kết hợp 3 nhà: nhà nông, nhà nước và nhà khoa học cần phải đẩy mạnh liên kết hơn nữa mới đáp ứng được yêu cầu.

- Vấn đề cơng nghiệp hóa nơng nghiệp, nông thôn: Trên địa bàn nông thôn Hải Phịng xuất hiện một số khu cơng nghiệp nhỏ, tuy nhiên mới chỉ là các khu công nghiệp gia công mà chưa chú trọng đưa công nghiệp chế biến vào giải

quyết hồn thiện quy trình sản xuất và chế biến sản phẩm nơng sản có chất lượng. Mặt khác, công nghiệp vào các khâu sản xuất nông nghiệp như làm đất, vận chuyển, thu hoạch, ra hạt vẫn cịn nhiều cơng cụ thủ cơng.

- Ruộng đất ở nông thôn cịn manh mún, phân tán và quy mơ q nhỏ để cơ giới hóa sản xuất. Đất đai bị chia nhỏ theo bình quân đầu người gây cản trở lớn đối với q trình hiện đại hóa nơng nghiệp.

- Vấn đề tạo thị trường và giá cả cho sản phẩm. Hiện nay các sản phẩm nông sản cung cấp và tiêu thụ tự phát nên chất lượng và giá thành sản phẩm thấp, vai trò điều tiết thị trường và giá cả (đầu vào và đầu ra) cho nơng nghiệp cịn mờ nhạt. Chính vì vậy, thu nhập của người nông dân rất bấp bênh.

- Môi trường sinh thái chưa được quan tâm trong khi đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đẩy nơng thơn Hải Phịng vào tình trạng ơ nhiễm.

Tiểu kết chương 1:

Mười năm năm qua, kinh tế nơng nghiệp Hải Phịng đã phát triển đúng hướng và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Đời sống nhân dân được cải thiện.

“Ngoài thành tựu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nông nghiệp, nông thơn cịn thực hiện hai đột phá:

Một là, phá vỡ quan niệm nông nghiệp truyền thống “nông nghiệp chỉ là nghề trồng trọt”. Sau 15 năm đổi mới ngành trồng trọt, nhiều ngành khác trong nông nghiệp cũng đã phát triển theo hướng đa dạng, phong phú hơn.

Hai là, phá vỡ quan niệm “nông thôn là nông nghiệp”” [65, tr.111]

Nguyên nhân của thành tựu nêu trên trước hết là do đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước, sự nắm bắt và chỉ đạo kịp thời, sáng tạo của Thành ủy đối với kinh tế nông nghiệp, nơng thơn. Đường lối đó khởi nguồn từ Chỉ thị 100 của Ban Bí thư (1981) và thực sự bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) và

Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (1988), đặc biệt Luật Đất đai năm 1993. Những kết quả trên cho thấy kinh tế nông nghiệp, nơng thơn Hải Phịng bước đầu chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa lớn.

Bước vào thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới phát triển như vũ bão, thúc đẩy hình thành nền kinh tế tri thức. Tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cạnh tranh kinh tế ngày càng gay gắt. Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực phát triển năng động, sau khủng hoảng kinh tế tài chính, nhiều nước Đơng Nam Á đang khơi phục lại đà phát triển với khả năng cạnh tranh cao hơn. Tình hình trong nước và bối cảnh quốc tế có những thuận lợi đi liền với nhiều thách thức, nguy cơ tụt hậu luôn kề cận, xu thế hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng cấp bách hơn, yêu cầu phát huy tối đa nguồn lực trong nước và thu hút nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước rất cấp thiết. Hải Phịng khơng thể nằm ngồi xu thế trên. Chính vì vậy, Đảng bộ thành phố cần tận dụng mọi thuận lợi, vượt lên thử thách mới có thể đưa Hải Phịng phát triển nhanh, mạnh và vững chắc trong thế bay lên của rồng biển, xứng đáng là một động lực tăng trưởng vùng Bắc Bộ.

Chương 2

ĐẢNG BỘ HẢI PHÒNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

2.1. Chủ trương của Thành ủy Hải Phịng về phát triển kinh tế nơng nghiệp (2001-2010)

Sau 15 năm đổi mới (1986-2000), nông nghiệp nông thôn Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn về sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế song khó khăn và thách thức còn nhiều. Nhận thức đúng thực trạng đó, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn kịp thời để phát huy thành tựu, khắc phục khó khăn, đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng (2001), Nghị quyết Hội nghị TƯ Đảng lần thứ 5 (Khóa IX), Nghị quyết Đại hội X của Đảng (2006), Nghị quyết Hội nghị TƯ Đảng lần thứ 7 (Khóa X) và các chủ trương chính sách lớn của Nhà nước tạo ra động lực và sức mạnh thúc đẩy quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Trong đó phải kể đến sự tập trung chỉ đạo, đưa Nghị quyết đi vào thực tiễn cuộc sống là các Đảng bộ địa phương.

Thập niên đầu tiên của thế kỷ thứ XXI (2001-2010), cùng với cả nước, Hải Phịng đã có những bước tiến dài trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật – xã hội, đô thị được đầu tư cao, tạo bước đột phá mới trong tồn bộ nền kinh tế. Năm 2002, Chính phủ ra quyết định công nhận Hải Phịng là đơ thị loại I – đơ thị trung tâm cấp Quốc gia. Trong giai đoạn này, chủ trương và lãnh đạo của Thành ủy Hải Phịng tập trung vào việc cụ thể hóa, hiện thực hóa đường lối cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nông thôn: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; thực hiện dồn điền đổi thửa để thúc đẩy sản xuất hàng hóa lớn; phát triển và nhân rộng mơ hình kinh tế có hiệu quả cao như kinh tế trang trại…

Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XII (1-2001) đã tổng kết 10 năm đổi mới, thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội, đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng bộ thành phố cả về thành tựu, yếu kém, làm rõ nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm. Với phương châm bám sát tình hình thực tiễn, đồng thời quán triệt Nghị quyết Trung ương về các chỉ đạo phát triển nông nghiệp, Đại hội đưa ra mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố thời kỳ 2001-2010 nhằm tiếp tục đổi mới, động viên mọi nguồn lực, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng bảo vệ Hải Phòng phát triển nhanh, bền vững. Là một thành phố thuộc vùng đồng bằng châu thổ, có địa bàn nơng thôn rộng lớn nên sản xuất nơng nghiệp ở Hải Phịng vẫn là thế mạnh. Việc Thành ủy xác định đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn là phù hợp với thực tiễn và quy luật phát triển.

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm từng bước đưa sản xuất nông nghiệp trở thành nền sản xuất hàng hóa phù hợp với sự vận hành của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển của cuộc cách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự lãnh đạo của Đảng bộ Hải Phòng đối với kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến 2010 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)