.Đào tạo người dùng tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tin của người dùng tin tại trường cao đẳng kinh tế đối ngoại (Trang 104)

Người dùng tin là đối tượng phục vụ của Thư viện. Thư viện không thể

thỏa mãn và phát triển nhu cầu tin nếu không tiến hành đào tạo người dùng tin một cách hiệu quả.

NDT là một bộ phận quan trọng không thể tách rời của bất kỳ một hệ

thống thông tin – thư viện nào. Họ là người sử dụng, đánh giá chất lượng, hiệu quả của các dịch vụ của thư viện. NCT thỏa mãn thì hoạt động thư viện càng phát triển. Nhưng không phải bất kỳ NDT nào cũng nắm được hết những kỹ năng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của thư viện, điều đó dẫn đến việc họ không khai thác hết được các nguồn tin hiện có. Vì vậy việc đào tạo NDT nhằm giúp họ hiểu được những cơ chế tổ chức của công tác thông tin thư viện và biết cách sử dụng triệt để các dịch vụ - sản phẩm thông tin thư viện để khai thác nguồn tin là điều vô cùng cần thiết.

Tuy nhiên, các nguồn thông tin tư liệu của thư viện ngày càng đa dạng, từ các nguồn tin truyền thống đến các loại hình tài liệu hiện đại. Việc tra cứu các nguồn tin này ngày càng phức tạp, đòi hỏi NDT phải hiểu biết về thư

viện. Việc ứng dụng CNTT và truyền thông trong thư viện đòi hỏi NDT cần phải có các kiến thức và kỹ năng để có thể sử dụng được hết những tiện nghi và các trang thiết bị của thư viện một cách phù hợp. Trong khi đó, những nền tảng tri thức của HS – SV tại trường khác nhau, không phải ai cũng hiểu biết về thư viện. Do đó, những việc làm trên đềđào tạo NDT là chưa đủ, thư viện cần phải có nhiều hoạt động đào tạo NDT hơn nữa để NDT hiểu về cơ chế tổ

chức của hoạt động thông tin – thư viện, tiếp cận nhiều hơn nữa đến các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện, kích thích NCT ngày càng phát triển:

- Đa số NDT đã quen sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện truyền thống, số người sử dụng thư viện điện tử cón ít. Vì vậy thư viện cần phải tiến hành đào tạo NDT thường xuyên hiểu biết về các sản phẩm – dịch

vụ thông tin – thư viện, hướng cho họ nhận biết NCT của mình, đồng thời rèn luyện cho họ kỹ năng khai thác thông tin qua các sản phẩm dịch vụ thông tin – thư viện.

- Có thể làm một đĩa CD và thường xuyên mở để giới thiệu về thư viện và cách sử dụng thư viện.

- Giới thiệu những sản phẩm và dịch vụ của thư viện và cách thức sử dụng một cách chi tiết trong các buổi hướng dẫn sử dụng thư viện.

- Làm những tờ rơi.

- Sử dụng website của trường để trang bị những kiến thức thông tin cho NDT bằng những bài giảng trực truyến…

- Phối hợp với các giáo viên, các phòng ban, khoa, bộ môn, đoàn thể, trung tâm trong trường tổ chức các chương trình đa dạng để phổ cập kiến thức thông tin cho NDT.

- Việc HS – SV học các lớp hướng dẫn sử dụng thư viện vào mỗi đầu năm học chưa mang tính bắt buộc, nhà trường cần phải đưa việc đào tạo, hướng dẫn NDT sử dụng thư viện trở thành một chương trình học bắt buộc tại trường. Đó là điều kiện để học viên có thể khai thác thư viện một cách tốt nhất, hiệu quả nhất.

Ngày nay, hướng dẫn sử dụng thư viện không còn đơn thuần là việc dạy cho HS – SV biết cách sử dụng thư viện nữa mà cao hơn là dạy cho họ

những kỹ năng thông tin, kỹ năng học tập, kỹ năng truyền thông cũng như các kỹ năng thư viện. Thực tế cho thấy, kỹ năng thông tin của HS – SV tại trường chưa cao, nếu không muốn nói là yếu. Vì vậy, dạy cho họ những kỹ năng thông tin là việc làm vô cùng cần thiết giúp họ: xác định được phạm vi, quy mô của thông tin mình cần, tiếp cận những thông tin đó một cách có hiệu quả,

chặt chẽ thông tin đã tìm được với nền tảng tri thức sẵn có. Những kỹ năng này không chỉ giúp họ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nghiên cứu của mình tại trường mà còn có khả năng tự học suốt đời.

Hình thức đào tạo người dùng tin không chỉ dừng lại ở việc tổ chức các buổi tập huấn cho những ai mới trở thành người dùng tin của thư viện, mà có thể được tiến hành thường xuyên, lần lượt cung cấp từng nội dung nhỏ với từng đối tượng người dùng tin mỗi khi họ đến sử dụng thư viện trong suốt thời gian học tập, công tác tại trường. Quá trình này có thể được tiến hành trên cơ sở kết hợp với khảo sát nhu cầu tin của người dùng. Hoạt động đào tạo người dùng tin cần được tiến hành thường xuyên, liên tục thì mới có thể đạt hiệu quả cao. Để việc sử dụng các kỹ năng tìm tin thu được kết quả như mong muốn thì việc hướng dẫn, đào tạo người dùng tin cần phải hướng tới nhiều đối tượng khác nhau. Việc hướng dẫn đào tạo người dùng tin nên phân theo từng nhóm đối tượng cụ thể và thời gian cho thích hợp.

Kỹ năng thiết yếu trong kỷ nguyên thông tin kỹ thuật số của người sử

dụng không phải chỉ la tích luỹ nhiều thông tin nhất mà chính là khả năng truy cập và sử dụng thông tin một cách hiệu quả. Không phải người sử dụng thư

viện nào cũng có trình độ như nhau về kiến thức thông tin vì vậy việc huấn luyện, đào tạo NDT là một phần không thể thiếu trong thư viện Trường.

Trên thế giới ngày nay đào tạo NDT là ta đào tạo và trang bị cho họ

kiến thức và năng lực thông tin.Theo Hiệp hội Các thư viện chuyên ngành và các trường đại học Hoa Kỳ (ACRL, 1989), người có năng lực thông tin là người "đã học được cách thức để học. Họ biết cách học bởi họ nắm được phương thức tổ chức tri thức, tìm kiếm thông tin và sử dụng thông tin, do đó những người khác có thể học tập được từ họ. Họ là những người được đã chuẩn bị cho khả năng học tập suốt đời, bởi lẽ họ luôn tìm được thông tin cần thiết cho bất kỳ nhiệm vụ hoặc quyết định nào một cách chủđộng."

3.2.3. Đổi mi phương pháp giảng dạy, hc tp

Thư viện là một bộ phận hợp thành trường đại học, là nhân tố không thể thiếu trong quá trình đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo. Với tư cách là nơi cung cấp tài liệu đầy đủ, chính xác và nhanh chóng, thư viện các trường cao đẳng, đại học luôn đóng vai trò là “ giảng đường thứ hai” và là “ người thầy thứ hai ” của đông đảo sinh viên. Ảnh hưởng của các chính sách giáo dục như mục tiêu giáo dục của trường và các tiêu chí tốt nghiệp sinh viên đối với việc phát triển năng lực thông tin; các khía cạnh liên quan đến việc tích hợp năng lực thông tin vào khung chương trình đào tạo. Phương pháp dạy và học

đã đang và sẽ luôn trong vận động, phát triển và đổi mới theo kịp sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và truyền thông. Đổi mới giáo dục không bao giờ thôi là một tiến trình phát triển cùng với sự phát triển của đất nước.

Từ thực tế trên ta thấy sẽ nảy sinh mâu thuẫn giữa khối lượng tri thức tăng hơn, phức tạp hơn với thời lượng học tập của HS – SV trong quá trình dạy học không thay đổi. Giải pháp cho vấn đề này là phải đổi mới phương pháp dạy và học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của HS – SV, giúp họ

tiếp cận gần hơn với nguồn tài nguyên quý giá tại thư viện, khuyến khích HS – SV tự học và học lâu dài.

Đổi mới là hướng vào bám sát mục tiêu từng bài, từng chương và mục tiêu giáo dục của môn học. Các câu hỏi, bài tập sẽ đo được mức độ thực hiện các mục tiêu đã được xác định. Nếu đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực, chủđộng, sáng tạo, tạo niềm tin, năng lực tự học cho HS - SV thì đánh giá phải đổi mới theo hướng phát triển trí thông minh, sáng tạo của HS - SV, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức, kỹ năng đã học vào những tình huống thực tế. Chừng nào việc kiểm tra đánh giá chưa thoát khỏi quỹ đạo học tập thụ động thì việc đổi mới phương pháp dạy và học sẽ không

Muốn việc giảng dậy và học tập theo kịp thời đại, các trường cao đẳng,

đại học cần trang bị “năng lực thông tin” cho việc dạy và học. Năng lực thông tin không chỉ đơn thuần là những kỹ năng cần thiết để tìm kiếm thông tin một cách hiệu quả, nó bao gồm cả những kiến thức về các thể chế xã hội và các quyền lợi do pháp luật quy định để truy cập các nguồn thông tin.

• Đổi mới phương pháp dạy

Phương pháp là một thành tố hết sức quan trọng của quá trình hoạt

động. Khi đã xác định được mục đích và nội dung hoạt động thì phương pháp hoạt động có vai trò quyết định chất lượng hoạt động.

Các bộ phận như người làm quản lý, cán bộ thư viện, và cán bộ giảng dạy cần phải hiểu rõ khái niệm và vai trò của năng lực thông tin. Sự đồng thuận này cần phải được phản ánh bằng những chính sách thông tin hợp lý và các chiến lược triển khai phù hợp trong việc tích hợp năng lực thông tin vào chương trình đào tạo. Nhìn chung, mọi người sẽ chỉ giữ lại một chút những gì họ nghe được trên lớp hoặc ở các môi trường học tập khác nếu như họ

không thể tham gia một cách tích cực vào các quá trình học tập, áp dụng tri thức mới vào việc giải quyết các vấn đề cụ thể. Giáo viên phải xây dựng những kinh nghiệm học tập tích cực cho sinh viên để đám bảo rằng các mục tiêu đào tạo là tích cực và hữu ích.

Giáo viên cần phải là người biết tạo nên những cảm xúc sáng tạo và là người biết tôn trọng hoạt động sáng tạo của HS – SV. Họ phải luôn đặt ra những câu hỏi mở, có tính chuyên môn đểđịnh hướng, kích thích tư duy sáng tạo, tìm tòi của người học.

Tạo mọi điều kiện cho HS – SV tương tác lẫn nhau, tự do trình bày ý kiến và bảo vệ ý tưởng của họ trước tập thể. Để cho HS – SV cái quyền được

đánh giá và tự đánh giá, điều này sẽ giúp cho họ có ý thức cao hơn về bản thân cũng như về những điểm mạnh, điểm yếu của mình để phát triển và khắc phục.

Trong quá trình giảng dạy, người giáo viên cũng phải tính đến khả năng nhận thức của HS – SV, bởi vì hiện nay họ thường xuyên được tiếp cận với nguồn thông tin đa dạng và phong phú từ các phương tiện truyền thông khác nhau và chịu những tác động từ nhiều phía khác nhau của cuộc sống xã hội. Trong học tập, nhu cầu hiểu biết của HS – SV có xu hướng vượt ra khỏi nội dung tri thức, kỹ năng do chương trình quy định. Xu hướng này thể hiện ở

chỗ, họ thường chưa thỏa mãn với tri thức được cung cấp qua chương trình học tập.Họ muốn biết thêm những điều đã học và nhiều điều mới lạ nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin của mình.

Để đáp ứng xu hướng trên, ngoài những bài giảng chính trên lớp, giáo viên cần phải thiết kế những chương trình “phần mềm” trong môn học nhằm tạo hứng thú cho HS – SV khi lên lớp.

Cùng với sự tiến bộ của xã hội, Giáo viên cũng luôn phải đầu tư cơ sở

vật chất, trang thiết bị kỹ thuật theo hướng hiện đại phục vụ tích cực cho công cuộc cải tiến, đổi mới nội dung phương tiện kỹ thuật theo hướng hiện đại, phục vụ tích cực cho công cuộc cải tiến, đổi mới nội dung phương pháp dạy và học.

Khuyến khích HS – SV đến thư viện để nghiên cứu thêm tài liệu, hoặc cung cấp những danh mục tài liệu đọc thêm có ở thư viện cho HS – SV, thậm chí có thể yêu cầu thư viện bổ sung thêm những tài liệu đó.

• Đổi mới phương pháp học

Người học phải xây dựng cho mình một “phương pháp học tập đại học”

đó là phải trang bị cho mình những kỹ năng cơ bản về việc tự học và tự định hướng việc học cho mình, tự tìm tòi tài liệu, chủ động lên kế hoạch học tập cho bản thân cũng như thảo luận về bài học với bạn học và giáo viên.

Họ phải nắm vững các kỹ năng nghe giảng, đọc sách và đọc tài liệu, tóm tắt vấn đề và ghi chú bài giảng theo cách hiểu của mình, hệ thống hóa các bài học, làm báo cáo khoa học, làm việc nhóm, thuyết trình…

Làm quen với các phương pháp học tập khác nhau từ những cách truyền thống là nghe giảng trên lớp đến những bài tập thực hành, thực tế… giáo viên chỉ là người đóng vai trò hướng dẫn, huấn luyện, hỗ trợ cho quá trình học tập của HS – SV.

Tự học của HS – SV chính là yếu tố quan trọng nhất trong vấn đề đổi mới phương pháp học.Tự học xuất phát từ nhu cầu muốn học hỏi, muốn gia tăng sự hiểu biết để làm việc và sống tốt hơn của mỗi người, là hình thức học tập không thể thiếu được của HS – SV các trường đại học hiện nay.

Trong quá trình tự học, đọc sách được coi là khâu quan trọng nhất giúp HS – SV tiếp thu tri thức và phát triển phương pháp tự học có hiệu quả. Phương pháp đọc mang lại hiệu quả cao là đọc có hệ thống, có chọn lọc, có suy nghĩ và ghi nhớ.

Trong quá trình hình thành và nâng cao năng lực tự học cho HS – SV, vai trò của giáo viên rất quan trọng.Trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy, xem tự học như là một tiêu chí hàng đầu trong quá trình đào tạo để

hình thành phương pháp tự học, tạo nền tảng năng lực tự học trong HS – SV. Ngày nay vấn đề năng lực thông tin của HS- SV rất được đề cao đặc biệt là các nước tiên tiến, người có năng lực thông tin là người đã học được cách thức để học. Họ biết cách học bởi họ nắm được phương thức tổ chức tri thức, tìm kiếm thông tin và sử dụng thông tin, do đó những người khác có thể học tập được từ họ. Họ là những người được đã chuẩn bị cho khả năng học tập suốt đời, bởi lẽ họ luôn tìm được thông tin cần thiết cho bất kỳ nhiệm vụ hoặc quyết định nào một cách chủđộng [7]

Việc tích hợp năng lực thông tin vào chương trình đào tạo có thể được xem như là cốt lõi của bất kỳ chương trình năng lực thông tin nào ởđại học:

- Năng lực thông tin là một tổng thể tri thức khá toàn diện liên quan đến kỹ năng học tập, chứ không đơn thuần hướng vào kỹ năng thông tin.

- Năng lực thông tin trang bị cho sinh viên kỹ năng và tri thức gắn liền với các tiêu chí tốt nghiệp và mục tiêu học tập suốt đời. Những kỹ năng và kiến thức đó cũng cần được tính đến khi các trường đại học tiến hành thiết kế

khung chương trình, các khóa học, cũng như các hoạt động dạy và học khác. Sự tích hợp này đảm bảo cho sự thành công của các chính sách giáo dục.

- Năng lực thông tin có thể thẩm định được một cách khá thuận lợi.

Điều này là do nó gắn bó chặt chẽ với các môn học và khóa học cụ thể. Hơn nữa, tính hiệu quả của các chương trình năng lực thông tin có thể thấy được thông qua hệ thống đánh giá học tập của sinh viên (bài tự luận, các kỳ kiểm tra, luận văn ...). Cuối cùng, đã có rất nhiều các chuẩn và chỉ dẫn có thể được sử dụng trong việc triển khai việc tích hợp này. [8]

Theo Viện Năng lực thông tin Úc - New Zealand (ANZIIL, 2004, tr. 5.): "Việc phát triển người học có khả năng học tập suốt đời đóng vai trò trung tâm đối với nhiệm vụđào tạo của của các cơ sởđào tạo, đồng thời vấn đề này

đang ngày càng được phản ánh rõ trong các tiêu chí tốt nghiệp đối với sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tin của người dùng tin tại trường cao đẳng kinh tế đối ngoại (Trang 104)