Đánh giá điểm du lịch thu hút nhất tại thành phốKon Tum

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di sản ở thành phố kontum (Trang 78 - 84)

2.3.2. Doanh thu du lịch

Doanh thu ngành du lịch của Kon Tum có mức tăng trưởng khá cao. Trong suốt giai đoạn 2006 - 2011, doanh thu du lịch toàn tỉnh tăng trưởng bình quân hàng

38

Kết quả xử lý phiếu điều tra khách nội địa

47% 7% 13% 20% 13% Khách nội địa Nhà thờ Gỗ Nhà lao Kon Tum Chùa Bắc Ái

Làng văn hóa Kon K'lor và Kon K'tu Khác 34% 9% 3% 43% 11% Khách quốc tế Nhà thờ Gỗ Nhà lao Kon Tum Chùa Bắc Ái

Làng văn hóa Kon K'lor và Kon K'tu

năm đạt gần 33,54%, tăng từ 16.835 triệu đồng năm 2006 lên 71.500 triệu đồng năm 201139. Trong đó có đến 80% doanh thu đến từ du lịch của thành phố.

Sở dĩ doanh thu của ngành tăng nhanh trong những năm qua là do sự tăng nhanh về lượng khách đến du lịch tại Kon Tum, đặc biệt là khách quốc tế.

Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng mức chi tiêu và số ngày lưu trú bình quân của du khách vẫn còn thấp. Năm 2011, mức chi tiêu bình quân một ngày của mỗi du khách chỉ hơn 254.000 đồng và số ngày lưu trú bình quân là 1,88 ngày (trong đó số ngày lưu trú bình quân của du khách nội địa là 2,09 ngày cao hơn so với số ngày lưu trú bình quân của khách quốc tế là 1,58 ngày).

2.4. Sản phẩm du lịch và quảng bá du lịch 2.4.1. Các tuyến điểm du lịch

Hiện nay các tuyến điểm du lịch, các tour liên kết với thành phố Kon Tum được Sở VH- TT- DL quy hoạch như sau :

Tuyến du lịch TP.Kon Tum - Sa Thầy:Đây là tuyến du lịch rất hấp dẫn với nhiều điểm du lịch lý thú của tỉnh Kon Tum. Ngoài các điểm du lịch ở TP.Kon Tum (Ngục Kon Tum, Nhà thờ gỗ, Cầu và Làng Văn hóa Kon K’lor…), theo tuyến du lịch này du khách sẽ được tham quan nhà rông Kon Rơ Bang, làng dân tộc Pleipanha, vườn quốc gia Chư Mom Ray, và đặc biệt là các khu nhà mồ dân tộc rất độc đáo - nét sinh hoạt truyền thống của dân tộc Bana.

Hồ thủy điện Yaly cũng nằm trên tuyến du lịch này sẽ là một điểm du lịch tham quan thắng cảnh và nghỉ dưỡng hồ rất lý tưởng, bổ sung làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch của toàn tuyến và tăng thời gian lưu trú của du khách. Thời gian thực hiện tuyến du lịch này có thể kéo dài từ 3 - 4 ngày.

Tuyến du lịch TP.Kon Tum - Đăk Tô - Đăk Lay:Các điểm du lịch chủ yếu theo tuyến này là Di tích căn cứ 42 Đắk Tô - Tân Cảnh, rừng đặc dụng Đắk Uy, suối nước nóng Đắk Tô, ngục Đắk Lay và vùng núi Ngọc Linh. Với các nguồn tài nguyên phong phú theo dọc tuyến này có thể tổ chức nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch tham quan nghiên cứu, du lịch thể thao, nghỉ dưỡng. Tuyến du

39

lịch này là tuyến hấp dẫn nhất của tỉnh Kon Tum và có khả năng kéo dài thời gian lưu trú của khách từ 3 - 4 ngày.

Tuyến du lịch TP.Kon Tum - Kon Plông:Theo tuyến du lịch này, du khách có thể tham quan các bản làng dân tộc Bana, khu bảo tồn - Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng quốc gia Măng Đen, thác Dak Senyle, và nghỉ ngơi vui chơi giải trí ở khu bãi tắm Baradi. Thời gian tham quan du lịch theo tuyến này từ 2 - 3 ngày.

Các tuyến du lịch xuyên vùng

Tuyến du lịch Kon Tum - Pleiku - Buôn Ma Thuột - Gia Nghĩa: Đây là tuyến du lịch theo quốc lộ 14 xuyên suốt trục dọc của Vùng góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch nói riêng, vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội vùng nói chung và là tuyến du lịch quan trọng nhất của Vùng. Đây chính là tuyến du lịch quốc gia mang thương hiệu “Con đường Xanh Tây Nguyên”, hoặc “Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên”

Tuyến du lịch Bờ Y, Plei Kần - TP.Kon Tum - Măng Đen

Lộ trình: Theo quốc lộ 40, 14 và 24. Các điểm du lịch chính: Cửa khẩu quốc tế Bờ Y, các di tích lịch sử - văn hóa, thắng cảnh ở Kon Tum như Đăk Tô - Tân Cảnh, ngục Kon Tum, nhà thờ Gỗ, Làng Văn hóa Kon K’lor, Măng Đen...

Tuyến du lịch đường sông: Đối với vùng Tây Nguyên, do các dòng sông đều ngắn và dốc, lưu lượng dòng chảy không đồng đều trong năm..., vì vậy có thể khai thác phát triển các tuyến du lịch theo đường sông với tính chất thể thao mạo hiểm, khám phá kết hợp sinh thái, bao gồm:

- Tuyến theo sông Đắk Krong (Kon Tum).

- Tuyến theo sông Sêrêpôk (Đăk Lăk, Đăk Nông). - Tuyến theo sông Ba (Gia Lai).

- Tuyến theo thượng nguồn sông Đồng Nai (Lâm Đồng).

Các tuyến du lịch chuyên đề:Với các tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú của Vùng, cho phép tổ chức khai thác các tuyến du lịch chuyên đề như sau:

Tuyến du lịch “Con đường Xanh Tây Nguyên”.

Tuyến du lịch khám phá “Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên”. Tuyến du lịch tham quan hệ thống thác tự nhiên.

2.4.2. Các loại hình – sản phẩm du lịch

Kon Tum sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nhưng chính quyền thành phố chưa xây dựng được những sản phẩm du lịch gắn với nét đặc trưng nơi đây. Giống như nhiều địa phương trong vùng, khi nói đến sản phẩm du lịch chỉ mới dừng lại việc tham quan những tài nguyên du lịch sẵn có còn những sản phẩm du lịch cụ thể mang tính đặc trưng, có chất lượng… từ những tài nguyên này để bán cho khách du lịch thì còn nhiều hạn chế, những loại hình du lịch ở Kon Tum hiện nay chưa thể hiện được nét đặc thù mà thành phố sở hữu.

Dựa trên những giá trị đặc trưng về tài nguyên du lịch, Kon Tum đang tập trung khai thác xây dựng các sản phẩm du lịch theo các hướng du lịch văn hóa và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Du lịch tham quan, nghiên cứu văn hóa bản địa: làng văn hóa Kon L’lor, Kon K’tu...

Du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hóa: Ngục Kon Tum, Nhà thờ gỗ Kon Tum- Tham quan các lễ hội truyền thống và văn hóa nghệ thuật dân gian (Lễ hội Cồng chiêng, Lễ hội đua voi, Lễ Bỏ Mả…).

Mặc dù sở hữu nhiều di sản phi vật thể có giá trị như: các nghề truyền thống (dệt, đan lát, tạc tượng...), các lễ hội, các nghi lễ hết sức độc đáo của đồng bào dân tộc...bên cạnh đó còn có nhiều sản vật từ rừng: măng le, muối kiến...nhưng đến nay, du lịch thành phố chưa tạo ra được món hàng lưu niệm cho riêng mình. Khắp thành phố chỉ có 2 cơ sở chuyên phục vụ bán đồ lưu niệm cho khách nhưng hầu hết đều có thể thấy ở các thành phố khác trong khu vực Tây Nguyên: mô hình đàn tơ rưng, đàn đá, quần áo thổ cẩm (chủ yếu là hàng Trung Quốc), dây chuyền, vòng tay có hình răng hổ, ngà voi...

2.4.3. Công tác quảng bá du lịch

Trong những năm qua, hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Kon Tum ngày càng được quan tâm và đẩy mạnh. Với nhiều hình thức xúc tiến quảng bá như tổ chức các lễ hội, tham gia các hội chợ triển lãm, thông qua mạng truyền thông, Internet, báo chí... và đặc biệt, thông qua các chương trình của Sở VH- TT- DL, thành phố đã có nhiều hoạt động xúc tiến quảng bá ra nước ngoài trong những năm

qua được đẩy mạnh vào những thị trường có nhiều tiềm năng như: ASEAN, Trung Quốc, Nga, Tây Ban Nha, Đức và Mỹ, chính vì vậy trong vài năm qua lượng khách đến Kon Tum đã tăng một cách đáng kể.

UBND thành phố đã cử cán bộ chuyên trách tham gia các đoàn khảo sát và tìm hiểu thị trường để quảng bá cho du lịch Kon Tum như đoàn Farmtrip tại Bình Định, Quảng Ngãi và các đoàn khảo sát du lịch khu vực ba nước trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.

Tham gia chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa ba tỉnh Kon Tum - Quảng Ngãi - Bình Định để giới thiệu quảng bá tiềm năng du lịch của từng địa phương và liên kết các hoạt động xúc tiến quảng bá của ba tỉnh nhằm thu hút khách du lịch.

2.4.3.1. Quảng bá của cơ quan nhà nƣớc

Trong thời gian qua, hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch của thành phố Kon Tum được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau thông qua website; các ấn phẩm, bản đồ du lịch; tham gia các hội thi và các ngày hội xúc tiến thương mại và du lịch...

Tỉnh đã thực hiện việc cung cấp thông tin quảng bá tiềm năng du lịch địa phương trên trang web của chương trình kích cầu du lịch năm 2010 của Tổng cục Du lịch trong đó có một phần giới thiệu về các di sản tại thành phố Kon Tum; cung cấp thông tin về du lịch để hỗ trợ công ty SANTA xuất bản sách “Cẩm nang Du lịch Việt Nam 2010 - VITRADI 2010”; cung cấp thông tin du lịch thành phố đăng trên các tạp chí, diễn đàn du lịch; cung cấp thông tin, tham gia viết bài để Công ty CP truyền thông Du lịch Nam Biển Đông xuất bản cuốn sách “50 năm Du lịch Việt Nam thành tựu và phát triển”.

Bên cạnh đó, thành phố đã cử người tham gia Lễ hội Văn hóa Ẩm thực tại Vũng Tàu - Việt Nam 2010. Đây là cơ hội để tuyên truyền quảng bá về các món ẩm thực độc đáo của Kon Tum, qua đó gián tiếp giới thiệu hình ảnh vềthiên nhiên, con người và văn hóa ẩm thực Kon Tum đến với du khách trong và ngoài nước, kêu gọi du khách và các nhà đầu tư đến với thành phố Kon Tum.

2.4.3.2. Quảng bá của công ty lữ hành

Các công ty lữ hành đã ứng dụng khoa học công nghệ trong xúc tiến, quảng bá, việc ứng dụng công nghệ trong xúc tiến quảng bá cũng đã được quan tâm và có những kết quả nhất định. Hầu hết các doanh nghiệp đều có website quảng bá và bước đầu đã mang lại hiệu quả.Tuy vậy, hầu hết các doanh nghiệp tại thành phố Kon Tum không xem website là một công cụ tiếp thị chính vì số lượng đơn đặt hàng qua mạng ít, chủ yếu vẫn sử dụng các công cụ giao tiếp truyền thống như email,điện thoại, máy fax.

Qua khảo sát các doanh nghiệp (lữ hành và khách sạn) ở khu vực thành phố Kon Tum cho thấy hầu hết những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, đặc biệt là dịch vụ lữ hành quốc tế, đã xây dựng trang web nhằm quảng bá sản phẩm của mình. Các tiện ích trên website được cung cấp ở nhiều cấp độ khác nhau. Một số trang web lữ hành cho phép khách du lịch đặt vé, đưa ra yêu cầu về lộ trình, thỏa thuận giá cả, lựa chọn khách sạn và thụ hưởng một số dịch vụ giá trị gia tăng ví dụ: website của công ty cổ phần du lịch Pơ Lang Kon Tum có thiết kế sinh động, chi tiết với đầy đủ hình ảnh- tiện nghi về các loại phòng, nhà hàng- cafe Indochine, các loại dịch vụ và một số tour du lịch cho khách tham khảo. Tuy nhiên, nhìn chung, các website này chủ yếu dừng lại ở mức giới thiệu khái quát về công ty, sản phẩm và chính sách cung cấp sản phẩm.

Nhiều khách sạn và nhà hàng cũng xây dựng cho mình website riêng nhằm quảng bá hình ảnh và nhận đặt phòng, đặt tiệc. Hầu như tất cả khách sạn, nhà hàng đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên ở trong thành phố hiện đều có trang web, và nhiều khách sạn nhỏ cũng bắt đầu xây dựng website riêng của mình. Sự phát triển các trang mạng chuyên về dịch vụ lữ hành là một điều kiện giúp những cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nhỏ và vừa tiếp thị đến khách hàng với một nguồn kinh phí nhất định, thay vì phải thuê thiết kế web và tự quản trị. Cách làm này giúp cho khách du lịch dễ đối sánh thông tin, chất lượng hơn khi tìm kiếm thông tin.

Một trong những cách quảng bá hiệu quả mà rất nhiều doanh nghiệp đang áp dụng không riêng gì các công ty về lữ hành đó là sử dụng sức mạnh của mạng xã hội: facebook, twitter, instagram...Khi tìm kiếm trên các trang mạng này, khách du

lịch đến với thành phố Kon Tum có thể tìm ra thông tin, hình ảnh, bảng giá, nhận xét của khách hàng....đối với các nhà hàng, khách sạn, công ty lữ hành ví dụ trên facebook có: Công ty cổ phần du lịch Ngọc Linh Kon Tum, Indochine cafe- Kon Tum, Eva cafe Kon Tum, Gỏi lá Yến Vi....Đây là các trang mạng xã hội toàn cầu nên nó không bị giới hạn bởi tên miền, khách du lịch từ bốn phương có thể truy cập dễ dàng. Các pages của facebook và twitter hiện nay chưa áp dụng thu phí (trừ việc chạy quảng cáo) lại có thể điều chỉnh ngôn ngữ đối với nhóm khách hàng tại các khu vực khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di sản ở thành phố kontum (Trang 78 - 84)