Sự phát triển của các trang trại chăn nuôi động vật hoang dã của các cư

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kinh tế chăn nuôi theo mô hình trang trại của các cư dân Tày - Nùng trên địa bàn thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng ( 1986 - 2010) (Trang 98)

Chƣơng 3 : THỰC TRẠNG CÁC TRANG TRẠI CHĂN NUÔI

3.2. Sự phát triển của các trang trại chăn nuôi động vật hoang dã của các cư

Trong phần này tác giả phân loại đối tượng nghiên cứu thành hai nhóm: Nhóm các loài động vật hoang dã bốn chân (hươu sao, gấu, nhím, lợn đen) và nhóm các loài động vật hoang dã khác (ong, rắn, ba ba, đà điểu) là do trong quá trình điều tra điền dã tác giả nhận thấy các loài động vật hoang dã bốn chân tuy quy mô nuôi không lớn nhưng đem lại giá trị kinh tế cao hơn hẳn so với nuôi các loài động vật hoang dã khác. Sự sắp xếp như vậy cũng là để thuận tiện cho việc theo dõi, thống kê, phân tích số liệu một cách hợp lý.

3.2.1. Tình hình chăn nuôi các loài động vật hoang dã bốn chân

Theo thống kê, tình hình hoạt động sản xuất chăn nuôi động vật hoang dã của chủ hộ và chủ trang trại trên địa bàn Thành phố Cao Bằng như sau:

* Về trình độ học vấn và thành phần dân tộc:

Bảng 3.5: Thành phần dân tộc và trình độ học vấn của chủ trang trại chăn nuôi động vật hoang dã ở Thành phố Cao Bằng (2000-2010)

Đơn vị: %

Thành phần dân tộc Trình độ học vấn

Tày-Nùng Các dân tộc khác Trung học

cơ sở Trung học phổ thông Các trường chuyên nghiệp 75 25 17 81 12

Nguồn: Số liệu thống kê phòng Kinh tế Thành phố Cao Bằng qua các năm.

Với những số liệu thống kê ở trên, nhìn chung đại đa số chủ trang trại có hoạt động chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn Thành phố Cao Bằng giai đoạn 2000 – 2010 là người dân tộc Tày, Nùng (khoảng 80%), còn lại 20% là các dân tộc khác (Kinh, Thái và Hoa). Về trình độ học vấn, chủ yếu là có trình độ từ trung học phổ thông trở lên với 81% chủ trang trại có trình độ phổ thông; 12% số chủ trang trại được đào tạo từ các trường chuyên nghiệp, số này hầu hết là những cán bộ đã về hưu hoặc là những thanh niên trẻ hoàn

thành nghĩa vụ quân sự trở về quê hương làm ăn sinh cơ lập nghiệp. Điều này có lẽ đồng nghĩa với việc chăn nuôi động vật hoang dã không phải là vấn đề đơn giản mà ai cũng có thể làm được. Nghề này không những đòi hỏi những người chăn nuôi phải có phẩm chất kiên trì, chịu khó, mà còn đòi hỏi họ phải có tư duy và ham học hỏi.

*Về tuổi đời và nghề nghiệp gốc của chủ trang trại

Bảng 3.6: Tuổi đời và nghề nghiệp gốc của chủ trang trại người dân tộc Tày – Nùng chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn Thành phố Cao Bằng.

Tuổi đời (tuổi) Nghề nghiệp gốc (%)

Bình quân Thấp nhất Cao nhất Nông dân

Công nhân, viên chức, hưu trí, lực lượng vũ trang

Người buôn bán nơi thành thị

48 28 60 33 7 0

Nguồn: Số liệu thống kê phòng Kinh tế Thành phố Cao Bằng qua các năm

Những người chủ trang trại này hầu hết đều xuất thân từ nông dân, họ là những người dân địa phương gắn bó với mảnh đất quê hương có truyền thống canh tác nông nghiệp, và hầu hết đều đang trong độ tuổi lao động, có người còn rất trẻ. Đây là những điều kiện để phát triển loại hình kinh tế chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn Thành phố Cao Bằng.

*Sự phát triển về mặt số lượng của động vật hoang dã bốn chân Bảng 3.7: Tình hình chăn nuôi động vật hoang dã bốn chân của cư dân

Tày, Nùng trên địa bàn Thành phố Cao Bằng (giai đoạn 2000 – 2010) Đơn vị: trang trại Vật nuôi

Thời gian Lợn rừng Nhím Gấu Hươu sao Tổng số

2000 - 2005 0 0 0 0 0

2006 - 2010 1 1 1 1 4

Qua bảng số liệu thống kê ở trên cho thấy, trong thời gian này chưa thấy xuất hiện sự tham gia của các hợp tác xã; hoạt động chăn nuôi động vật hoang dã đã và đang tồn tại ở các nông hộ và các trang trại tổng hợp, có trang trại vừa chăn nuôi động vật thuần dưỡng làm hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản vừa chăn nuôi thêm một hay hai loài động vật hoang dã nhưng số lượng động vật hoang dã không nhiều và số lượng trang trại chăn nuôi tổng hợp như vậy cũng chưa phổ biến. Nhìn chung, hoạt động chăn nuôi động vật hoang dã mới chỉ thực sự xuất hiện và phát triển mạnh trong những năm gần đây (từ năm 2006 về sau), còn giai đoạn 2000 – 2005 thì rất hiếm. Nếu như giai đoạn đầu chưa có trang trại nào đầu tư nuôi động vật hoang dã 4 chân mà chỉ có 2 hộ gia đình nuôi nhím và hươu sao thì sang giai đoạn sau đã có tới 8 hộ gia đình và trang trại nuôi (tăng gấp 4 lần). Trong giai đoạn 2006 – 2010, tăng lên về số lượng loài, đã có mặt của bốn loại động vật hoang dã nuôi sinh sản là lợn rừng, gấu, nhím và hươu sao; Các loài này được nuôi chủ yếu ở các trang trại còn ở hộ gia đình thì số lượng rất ít, không đáng kể.

*Vốn đầu tư:

Vốn là một yếu tố cơ bản của phát triển sản xuất, phát triển kinh tế hàng hoá nói chung, nhất là trong nông nghiệp đặc biệt là ở vùng đồi núi, trung du, vùng các dân tộc thiểu số, các hộ nông dân cũng như các trang trại. Các kênh đầu tư vào loại hình sản xuất chăn nuôi động vật hoang dã có thể xem xét qua 3 kênh là đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp của Nhà nước thông qua các chương trình quốc gia; Đầu tư qua hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng; Các hộ nông dân, hộ trang trại tự đầu tư.

Căn cứ Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg, Quyết định về Tín dụng đối

với hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, với mức vốn cho vay

tối đa là 30 triệu đồng/hộ. Tiếp đó, tháng 4/2008, Ban chấp hành Trung ương Hiệp hội doanh nghiệp và trang trại Việt Nam cùng với Ngân hàng chính sách

xã hội đã ký thỏa thuận hợp tác về vốn tín dụng, đào tạo, và hỗ trợ kỹ thuật, trao đổi cung cấp thông tin… tạo điều kiện góp phần xây dựng và phát triển các trang trại Việt Nam theo chuẩn mực trong nước và Quốc tế. Các hội viên là chủ trang trại được vay vốn ngắn hạn, trung hạn theo chu kỳ sản xuất kinh doanh cây, con. Số lượng vốn được vay 100 triệu đồng/hộ với lãi suất ưu đãi cho từng đối tượng do ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam quy định từng thời điểm; Theo hướng cao hơn hộ thuộc diện nghèo, thấp hơn lãi suất các ngân hàng kinh doanh….

Vốn đầu tư cho hoạt động chăn nuôi các loài động vật hoang dã bốn chân trên địa bàn Thành phố Cao Bằng như sau:

Vốn Ngân sách: Trung bình mỗi hộ được đầu tư thông qua vay vốn ngân hàng là 30 triệu đồng/hộ; Còn các trang trại 100 triệu đồng/hộ. Tính trong giai đoạn 2006-2010, tổng số vốn ngân sách đã đầu tư cho chăn nuôi các loài động vật hoang dã bốn chân là 520 triệu đồng, chiếm 49% tổng số vốn ngân sách đầu tư cho chăn nuôi các loài động vật hoang dã trên địa bàn Thành phố.

Vốn tự có: Do chăn nuôi các loài động vật hoang dã bốn chân đòi hỏi đầu tư lớn về con giống, nên chỉ có những hộ gia đình hay trang trại có khả năng kinh tế mới mạnh dạn đầu tư. Tổng số vốn tự có đầu tư cho chăn nuôi trong giai đoạn 2000 – 2010 là khoảng 1 tỷ đồng (chiếm 70% tổng số vốn đầu tư cho chăn nuôi các loài động vật hoang dã bốn chân).

* Lao động

Nhân tố lao động là nhân tố quan trọng thứ hai sau vốn đầu tư có ảnh hưởng nhất định đến thu nhập của các loại hình kinh doanh tổng hợp, nông, lâm nghiệp, trang trại chăn nuôi và hoạt động chăn nuôi động vật hoang dã,… mặc dù mức độ tương quan không cao.

Hoạt động sản xuất chăn nuôi động vật hoang dã đòi hỏi người chủ cũng như lao động phải có kinh nghiệm và thật sự có lòng đam mê nghề bởi

những đặc tính riêng biệt của đối tượng này. Vậy nên, số lượng lao động trong mỗi hộ gia đình hay trang trại chăn nuôi động vật hoang dã không cần nhiều, trung bình chỉ cần một đến hai lao động. Ở đây, thường thì người chủ chăn nuôi vừa làm công tác quản lý, đồng thời vừa là người trực tiếp theo dõi và chăm sóc vật nuôi hàng ngày. Các thành viên khác trong hộ hay trong gia đình chủ trang trại phụ giúp thêm ở các khâu thức ăn và vệ sinh chuồng trại.

Do đặc thù của nghề nghiệp, lao động muốn tham gia sản xuất chăn nuôi phải tự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, từ sách báo hay trên các phương tiện thông tin đại chúng. Công tác đào tạo lao động cho chăn nuôi các loài động vật hoang dã bốn chân chưa được tổ chức và quan tâm đúng mức, bởi đây là một loại hình chăn nuôi mới, chưa phổ biến.

*Giá trị sản lượng hàng hóa

Bảng 3.8: Giá trị sản lượng hàng hóa bình quân từ khai thác các sản phẩm động vật hoang dã bốn chân trên địa bàn Thành phố Cao Bằng

(2000 – 2010) Loại hình chăn nuôi ĐVHD Sản lượng bình quân Giá trị sản lượng hàng hóa bình quân (Triệu đồng) Tổng giá trị sản lượng hàng hóa bình quân (triệu đồng) Lợn rừng 50 – 70 kg/con 3.6 tr/con 108 Nhím 8 – 12 kg/con 6-8 tr/con 332 Gấu 40 – 50 cc/1 lần hút mật 3.6 tr/lần hút mật/con 7.2 Hươu sao 1 – 1.2 kg nhung/con 11 tr/kg nhung 66 513.2

Qua bảng số liệu trên, tổng giá trị sản lượng hàng hóa bình quân từ chăn nuôi các loài động vật hoang dã bốn chân đem lại là 513,2 triệu đồng/năm. Trong đó, đóng góp lớn nhất là nuôi nhím, bởi nhím là loài dễ nuôi, không đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật chăn nuôi phức tạp. Đứng thứ hai là chăn nuôi lợn rừng với giá trị sản lượng hàng hóa bình quân là 108 triệu đồng/năm. Thứ ba là hươu sao với giá trị sản lượng hàng hóa bình quân là 66 triệu đồng/năm. Thấp nhất là gấu với 7,2 triệu đồng/năm. Lợn rừng, nhím, và hươu sao hiện là những vật nuôi đang được đầu tư ngày càng đi vào chiều sâu và mở rộng về quy mô, trong tương lai gần sẽ là những vật nuôi thế mạnh của Thành phố Cao Bằng. Nhìn chung, loại hình chăn nuôi động vật hoang dã mang lại giá trị kinh tế cho người chăn nuôi cao hơn so với chăn nuôi động vật thuần dưỡng, chăn nuôi động vật hoang dã bốn chân do đòi hỏi về vốn đầu tư lớn nên do vậy quy mô chăn nuôi còn nhỏ, và rất cần vốn đầu tư cũng như sự quan tâm từ phía các ngân hàng Nhà nước và các nhà đầu tư.

3.2.2. Chăn nuôi các loài động vật hoang dã khác (ong, ba ba, đà điểu, rắn) *Sự phát triển về mặt số lượng

Bảng 3.9: Số lượng trang trại chăn nuôi động vật hoang dã của cư dân Tày, Nùng trên địa bàn Thành phố Cao Bằng (giai đoạn 2000 – 2010) Loài ĐVHD

2000 – 2005 2006 – 2010

Nông hộ (hộ) Trang trại

(trại) Nông hộ (hộ) Trang trại (trại) Ong 8 7 8 7 Rắn hổ mang 1 0 1 0 Baba 0 0 1 0 Đà điểu 0 0 0 1 Tổng số 9 7 10 8

Hoạt động chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn Thành phố Cao Bằng mới chỉ xuất hiện và được đầu tư phát triển mạnh trong những năm gần đây (từ năm 2006 về sau), còn giai đoạn 2000 – 2005 thì rất hiếm. Ong mật là loài động vật hoang dã sớm được cư dân Tày – Nùng nơi đây đầu tư phát triển, với sự hình thành và phát triển của Câu lạc bộ ong mật phường Đề Thám, tính đến thời điểm 2010 đã có tới 15 hội viên. Qua bảng số liệu cũng cho thấy, số hộ gia đình cũng như số trang trại nuôi ong mật qua 2 giai đoạn là như nhau; Bên cạnh đó, tuy nhiều hộ gia đình nuôi ong mật nhưng chưa trở thành trang trại, lý do có thể là những hộ này chưa đạt tiêu chí trang trại hoặc đã đạt tiêu chí nhưng không xin cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển mạnh của hoạt động chăn nuôi ong mật và nhím thì hoạt động chăn nuôi đà điểu lại không còn nữa. Chỉ tồn tại trong khoảng thời gian 4 năm (từ đầu năm 2006 đến đầu năm 2010), chủ trang trại đã chuyển nhượng số đà điểu còn lại của trang trại cho một chủ sở hữu khác, như vậy trên địa bàn Thành phố không còn tồn tại hoạt động chăn nuôi đà điểu nữa. Nuôi rắn hổ mang xuất hiện từ giai đoạn 2000 - 2005, nhưng chưa được mở rộng thêm trên địa bàn. Giai đoạn 2006 – 2010, xuất hiện loại hình nuôi ba ba trên địa bàn Thành phố nhưng số lượng rất ít, chỉ có duy nhất một trang trại nuôi ba ba thịt. Trên địa bàn tỉnh cũng có một số hộ gia đình đầu tư nuôi ba ba nhưng số lượng cũng không đáng kể, chủ yếu nuôi ở các huyện miền Đông của tỉnh (huyện Hạ Lang và Trùng Khánh) là nơi có thể tận dụng được lợi thế gần các con sông, suối nơi có nguồn nước sạch phù hợp cho việc đầu tư xây dựng ao nuôi.

* Vốn đầu tƣ

Vốn đầu tư cho hoạt động chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn Thành phố Cao Bằng (2000 – 2010): Vốn Ngân sách: 1,1 tỷ đồng; Vốn tự có: 1,27 tỷ đồng. Trong đó, các hộ và trang trại đã được đầu tư vay vốn từ ngân

sách đầu tư cho chăn nuôi các loài động vật hoang dã không phải động vật hoang dã bốn chân là 51 % (trong tổng số 1,1 tỷ đồng cho chăn nuôi động vật hoang dã). Trung bình mỗi hộ nông dân có 16,7% vốn tự có, còn lại là vay từ các nguồn vốn tín dụng hay từ các ngân hàng đầu tư, hoặc Hội nông dân; còn các trang trại với số vốn tự có chiếm 20% tổng số vốn đầu tư cho trang trại. Vốn đầu tư cho nuôi các loài động vật hoang dã tương đối lớn, ngoài lượng vốn tự có tương đối cần phải vay vốn từ bên ngoài như vay của ngân hàng Chính sách, ngân hàng Đầu tư, hội Nông dân, hội Phụ nữ,.… Các ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng kinh doanh cũng đã chú ý đầu tư cho các hộ làm kinh tế, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như thủ tục rườm rà, lãi suất vay cao, thời gian vay ngắn chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất chăn nuôi….

* Lao động: Như đã nói ở trên, do đặc thù của nghề nghiệp, lao động muốn tham gia sản xuất chăn nuôi thì phải tự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, từ sách báo hay trên các phương tiện thông tin đại chúng…. Trước thực tế đó, công tác đào tạo lao động cho các hoạt động nông nghiệp mới bắt đầu nhận được sự quan tâm của các cơ quan chuyên môn các cấp, từ năm 2008 đến nay đa số lao động được tập huấn ngắn ngày (2 - 3 ngày) theo lớp học do hệ thống khuyến nông, khuyến lâm mở. Về đào tạo dài ngày (3 - 6 tháng) chưa thực hiện được. Tính đến năm 2010, trên địa bàn Thành phố chỉ có 15 chủ hộ gia đình và chủ trang trại đăng ký nhu cầu đào tạo kỹ thuật chăn nuôi cho bản thân và lao động thường xuyên làm việc trong trang trại. Đây là điều đáng mừng bởi người chăn nuôi đã chủ động tìm đến sự giúp đỡ của các cơ quan chuyên môn; Mặc dù số lượng còn hạn chế nhưng hứa hẹn sẽ có một thế hệ lao động có chất lượng cao, yêu nghề, đam mê nghề. Điều này đồng nghĩa với việc chất lượng sản phẩm và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi nói chung, chăn nuôi động vật hoang dã nói riêng trên địa bàn Thành phố Cao Bằng sẽ được nâng cao.

*Giá trị sản lượng hàng hóa

Bảng 3.10: Giá trị sản lượng hàng hóa bình quân của các trang trại chăn nuôi động vật hoang dã khác trên địa bàn Thành phố Cao Bằng (2000 – 2010)

ĐVHD Sản lượng bình quân GTSLHH bình quân (triệu đồng) Tổng GTSLHH bình quân (triệu đồng) Ong 120 – 140 lít/thùng/năm 3.9 tr/thùng/năm 877,5

Rắn hổ mang 3- 5 kg/con 0.4 tr/con 40

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kinh tế chăn nuôi theo mô hình trang trại của các cư dân Tày - Nùng trên địa bàn thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng ( 1986 - 2010) (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)