Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý với sự hình thành và phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kinh tế chăn nuôi theo mô hình trang trại của các cư dân Tày - Nùng trên địa bàn thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng ( 1986 - 2010) (Trang 57)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2. Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý với sự hình thành và phát triển kinh tế

triển kinh tế trang trại

2.2.1. Cơ sở khoa học của sự hình thành kinh tế trang trại

Trong điều kiện thực hiện đường lối Đổi mới, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng Xã hội chủ nghĩa thì KTTT có điểm khác rất cơ bản là chủ trang trại không có quyền sở hữu đất đai mà chỉ có quyền sử dụng (các TLSX khác thuộc sở hữu của họ).

Ở nước ta, từ cuối thế kỷ XIX, do sự tác động của Chủ nghĩa Tư bản phương Tây, một số loại hình tổ chức sản xuất theo kiểu nông trại được hình thành và phát triển như: Đồn điền trồng cây công nghiệp, cây hàng năm, kinh tế tiểu nông, trại phú nông, địa chủ. Sau hòa bình lập lại (1954 ở miền Bắc và 1975 ở miền Nam) cả nước ta đã xây dựng các hợp tác xã và các nông - lâm trường quốc doanh theo kiểu tập thể hóa tư liệu sản xuất, kinh tế hộ nông dân mất quyền tự chủ vốn có của nó, kinh tế hộ chỉ còn là kinh tế phụ gia đình.

Thực hiện đường lối Đổi mới của Đảng (Nghị quyết Đại hội VI của Đảng – 1986) Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Trung ương 6 -

khóa VI, Nghị quyết Trung ương 5 - khóa VII và Luật Đất đai, hộ nông dân chính thức được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ, được giao quyền sử dụng đất đai ổn định, lâu dài. Như vậy, mấy chục năm qua, kinh tế hộ nông dân trải qua nhiều bước thăng trầm: từ chỗ chỉ được coi là kinh tế phụ, tư nhân không được thừa nhận, đến thời kỳ Đổi mới đã được thừa nhận bằng luật pháp. Do đó, kinh tế hộ đã được hồi sinh và tiếp tục phát triển để đóng góp tích cực cho sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Kinh tế hộ nông dân phát triển sản xuất hàng hóa theo mô hình kinh tế trang trại đang hình thành và phát triển ở nước ta là bước đi phù hợp với quy luật kinh tế khách quan, là nhân tố quan trọng để khai thác nội lực của đất nước, tạo ra sức bật mới trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong thời kỳ CNH, HĐH.

Hội nghị Trung ương 6 lần 1 – khóa VIII đã khẳng định “Nhà nước khuyến khích phát triển trang trại gia đình, riêng với trang trại tư nhân (kể cả tư nhân ở nơi khác hoặc ở thành phố) được khuyến khích phát triển theo quy định của pháp luật để khai thác đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hóa ở trung du, miền núi và vùng ven biển. Còn ở vùng đồng bằng chủ yếu chỉ hướng vào đầu tư xây dựng các trang trại chăn nuôi, hoặc công nghiệp chế biến. Khi có đủ điều kiện thì khuyến khích các nhà kinh doanh tư nhân trong

nông nghiệp đi vào con đường Tư bản Nhà nước”.[36, tr.234]

Nghị quyết 06 ngày 10 tháng 11 năm 1998 của Bộ Chính trị đã đánh giá

“Ở nông thôn hiện nay đang phát triển những mô hình trang trại nông nghiệp phổ biến là trang trại gia đình, thực chất là các hộ sản xuất hàng hóa với quy mô lớn hơn, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh có hiệu quả.. Một bộ phận trang trại ngoài lao động của gia đình, có thuê lao động để sản xuất, kinh doanh, qui mô diện tích đất canh tác xoay

Những chủ trương, chính sách trên đây đã tạo ra động lực và mở ra các điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt kinh tế hộ nông dân tự chủ vươn lên trở thành các chủ thể kinh tế trực tiếp sản xuất nông sản hàng hóa.

Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở Cao Bằng nói riêng, vùng trung du miền núi nói chung thực ra đã có từ những năm trước thời kỳ Đổi mới. Đó là những mô hình kinh tế kiểu vườn rừng, vườn đồi, trại chăn nuôi gia súc của nông dân địa phương và nông dân từ các vùng đồng bằng di cư đến làm kinh tế mới. Trang trại ở đây được hình thành từ 3 loại hình chủ yếu sau:

+ Hộ gia đình nông dân tại địa phương hoặc từ vùng đồng bằng chuyển cư đến xây dựng kinh tế mới. Các hộ này có vốn, có lao động, có kiến thức sản xuất kinh doanh đã xin nhận đất lập trang trại trồng rừng, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc.

+ Hộ gia đình vốn là các thành viên của các nông, lâm trường sau khi thực hiện giao khoán vườn cây, lô rừng, đàn gia súc đã trở thành đơn vị kinh tế gia đình, độc lập tự chủ sản xuất kinh doanh. Họ tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình.

+ Một số dân cư, tư nhân sinh sống ở đô thị, khu công nghiệp có vốn, ham muốn kinh doanh đã đến xin nhận đất hoặc mua lại theo hình thức chuyển nhượng ở vùng trung du miền núi lập trang trại để tiến hành sản xuất kinh doanh.

Trong 3 hình thức trên thì 2 hình thức đầu là phổ biến và chủ yếu. Còn hình thức thứ 3 mới xuất hiện không lâu, chưa phát triển nhiều và rộng khắp.

2.2.2. Cơ sở pháp lý với sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại nói chung, loại hình chăn nuôi động vật hoang dã nói riêng

Kinh tế trang trại của thế giới hay của Việt Nam đều trải qua lịch sử lâu dài, là một hướng tất yếu trong phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng

hóa. Mỗi nước có kinh tế hộ trang trại khác nhau về qui mô, về sử dụng lao động, về sản phẩm và thị trường tiêu thụ. Quá trình chuyển đổi kinh tế tiểu nông sang kinh tế nông, lâm, ngư trại gia đình ở nước ta đang còn gặp một số khó khăn. Các khó khăn cần được sự hỗ trợ của Nhà nước theo con đường xây dựng một cơ chế và hệ thống chính sách hoàn chỉnh, đồng bộ vừa có giá trị về mặt lý luận vừa có giá trị về mặt thực tiễn để đạt được tính khả thi cao. Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có tính chất mở đường quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển về mọi mặt của kinh tế trang trại.

2.2.2.1. Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Kinh tế trang trại là bước đột phá trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng: “hiện đại hoá nông nghiệp, văn minh hoá nông thôn, tri thức hoá nông dân” phù hợp với quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hoá lớn nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường, là sản phẩm tất yếu của đường lối Đổi mới của Đảng ta đặc biệt là trong nông nghiệp. Ở Việt Nam, kinh tế trang trại là sản phẩm của đường lối Đổi mới của Đảng về kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp và được tác động từ các tác nhân quan trọng sau:

Chỉ thị 100/CT-TW của Ban chấp hành Trung Ương khoá IV (năm 1981), chủ trương khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động:

“Tổ chức tốt việc giao diện tích ruộng đất cho đội sản xuất, cho nhóm và người lao động sử dụng để thực hiện sản lượng khoán, tránh để đồng ruộng bị chia cắt manh mún gây trở ngại cho việc sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật

và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất” (điểm 1, mục II) [52, tr.31]. Điều

đó có ý nghĩa rất quyết định trong việc xác định quyền tự chủ về sức lao động của nhóm và hộ nông dân - người dân thường gọi tắt là khoán 100;

Nghị quyết 10/NQ-TW của Bộ Chính trị (tháng 4/1988) đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, mà nông dân ta quen gọi là khoán 10, đã xác định rõ:

“Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và tác dụng tích cực của kinh tế cá thể, tư nhân trong quá trình đi lên Chủ nghĩa xã hội; thừa nhận tư cách pháp nhân, bảo đảm bình đẳng về quyền làm ăn chính đáng và thu nhập hợp pháp của các hộ cá thể, tư nhân và quyền thừa kế sử dụng doanh nghiệp của con cái họ; tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các thành phần này phát triển trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, nuôi trồng, khai thác thuỷ, hải sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp và mở mang ngành nghề ở nông thôn. Mọi hành vi xâm phạm các quyền nói trên đều phải xử lý theo pháp luật; các định kiến hẹp hòi đối với kinh tế cá thể, tư nhân phải

được xoá bỏ” (điểm B.3, mục II) [53, tr.119].

Nghị quyết TW 5 khoá VII (tháng 6/1993), và sau đó là Luật đất đai (tháng 9/1993), đã chủ trương: “Các hộ tư nhân đầu tư phát triển các giống cây con; khai thác đất trống, đồi núi trọc ở các vùng trung du, miền núi, bãi bồi ven biển; nuôi trồng và khai thác thuỷ hải sản, ra khơi đánh bắt cá; xây

dựng các nông, lâm, ngư trại với quy mô thích hợp” [36, tr.172], tức là đã

trao thêm cho các tổ chức kinh tế, cá nhân người lao động và hộ nông dân trách nhiệm và quyền tự chủ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp được hoạt động một cách thông thoáng hơn.

Nghị quyết TW 4 khoá VIII (tháng 12/1997) cũng đã khẳng định:

“Kinh tế trang trại với các hình thức sở hữu khác nhau (Nhà nước, tập thể, tư nhân) được phát triển chủ yếu để trồng cây dài ngày, chăn nuôi đại gia súc ở những nơi có nhiều ruộng đất, khuyến khích việc khai phá đất hoang vào mục

đích này” (điểm 1, mục II, phần thứ hai) [36, tr.90].

Tại Hội nghị lần thứ 6 (kỳ 1) Ban chấp hành Trung Ương khoá VIII, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu trong bài phát biểu bế mạc đã nói: “Đổi mới chính

sách và tháo gỡ các ách tắc để thực sự giải phóng sức sản xuất ở nông thôn và thu hút các nguồn lực để phát triển toàn diện, bền vững; khuyến khích thật mạnh việc khai thác, đưa vào sử dụng đất trống, đồi núi trọc và đất còn hoang hoá; đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất; tăng sức mua và phát triển

ổn định thị trường nông thôn” [36, tr.173].

Từ đây, kinh tế hộ nông dân và sản xuất nông nghiệp đã được giải phóng toàn bộ quyền tự chủ sản xuất kinh doanh đối với sức lao động, vốn, đất đai, tư liệu sản xuất nông nghiệp khác…. Nông dân phấn khởi thật sự và sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu lương thực tăng rõ rệt hàng năm, đời sống nông dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi đáng mừng.

Cũng từ đây ở nông thôn, cùng một lúc tồn tại trên thực tế 3 thành phần kinh tế chủ yếu là: Kinh tế Nhà nước, kinh tế hợp tác và kinh tế hộ nông dân. Các thành phần này đều có cùng cơ hội để phát huy tiềm năng sinh thái – nhân văn vốn có để vươn lên phát triển, tiếp cận thị trường nông sản hàng hoá, nhưng lại cùng chịu sự tác động qua lại của cơ chế thị trường, đều bị điều chỉnh cả quyền sử dụng lẫn qui mô đất đai và lao động trong nông thôn, vừa cạnh tranh, vừa hợp tác để tồn tại và phát triển. Các thành phần kinh tế này trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, đã cùng sáng tạo một hình thức kinh tế mới, được coi là văn minh, đó là kinh tế trang trại gia đình.

Đặc biệt là sau khi có Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/2/2000 của Chính phủ về Kinh tế trang trại. Nghị quyết đã nêu lên một cách thống nhất và đầy đủ những quan điểm về nhận thức, tính chất và vị trí của kinh tế trang trại. Nghị quyết nêu rõ: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn

nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ

nông, lâm, thuỷ sản” [46, tr.2]. Cũng từ đây, kinh tế trang trại trên khắp cả

nước đã có một môi trường pháp lý hết sức cần thiết để phát triển ổn định và bền vững.

Cơ sở pháp lý cho sự hình thành và phát triển của loại hình chăn nuôi động vật hoang dã

Nuôi sinh sản các loài động vật hoang dã đã được pháp luật Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quan tâm không phải chỉ trong thời gian gần đây. Năm 1991, với Luật Bảo vệ và phát triển rừng thì “Đối với động vật rừng, trừ những loại quý, hiếm mà Nhà nước quy định phải bảo vệ và cấm sản bắt, chủ rừng được khai thác và phát triển nguồn động vật rừng thông thường nhưng phải tuân theo quy định của pháp luật, trong trường hợp bảo vệ, phát triển được loài quý, hiếm, chủ rừng được hưởng chính sách ưu đãi.

Nhà nước bảo hộ quyền hợp pháp của chủ rừng” [điều 3, chương I những

quy định chung, Luật bảo vệ và phát triển rừng 1991].

Năm 1994, Việt Nam đã tham gia Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã và các sản phẩm, dẫn xuất của chúng (Công ước CITES) cùng với 173 quốc gia thành viên khác; Công ước CITES không cấm hoạt động nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã. Để nội luật hoá các quy định của Công ước CITES, trong những năm qua Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng để thực hiện các quy định của Công ước quốc tế này.

Năm 2004, Luật bảo vệ và phát triển rừng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03/12/2004 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2005 thay thế cho Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 1991. Theo quy định của luật này thì loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài thực vật, động vật có giá

trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên có nguy cơ tuyệt chủng và “…việc săn, bắt, bẫy, nuôi nhốt động vật rừng phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và tuân theo các quy định của pháp luật về bảo tồn động vật hoang dã; việc quản lý, bảo vệ theo chế độ đặc biệt đối với những loài động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm”; Luật cũng quy định về kinh doanh, vận chuyển, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, quá cảnh thực vật rừng, động vật rừng.”

Căn cứ quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Chính phủ đã ban hành 02 Nghị định liên quan đến các loài nguy cấp, quý, hiếm. Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/6/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; theo tài liệu của Văn phòng Quốc hội, cơ sở dữ liệu Luật Việt Nam Lawdata, “Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư quản lý, bảo vệ và phát triển thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý,

hiếm” [Điều 3]; Về phát triển động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm: 1/ Hoạt

động nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng động vật hoang dã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản các loài động vật hoang dã nguy cấp. 2/ Khai thác, vận chuyển, cất giữ động vật hoang dã được nuôi sinh sản và sản phẩm của chúng phải có giấy tờ chứng minh nguồn gốc theo quy định của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh, nhập nội từ biển, nuôi sinh sản các loài động vật hoang dã nguy cấp của cơ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kinh tế chăn nuôi theo mô hình trang trại của các cư dân Tày - Nùng trên địa bàn thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng ( 1986 - 2010) (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)