Hình 2 .3 Giao diện trang chủ của Báo điện tử Việt NamPlus
Hình 2.10 Cụm bài viết về chủ đề Thi THPT Quốc gia 2015 báo VNPlus
Tiến hành khảo sát các bài viết thì thấy với sự kiện đổi mới trong kỳ thi THPT 2015 này, mặc dù cũng có bài viết tag từ khóa “kỳ thi Quốc Gia”
nhưng phần lớn các bài viết trên báo Vietnamplus tập trung vào từ khóa “kỳ thi hai trong một” chứ không theo từ khóa như tác giả luận văn đã khảo sát.
2.3. Những kết quả đạt đƣợc và tồn tại khi tối ƣu hóa công cụ tìm kiếm ở 3 báo đƣợc khảo sát
Những kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân 2.3.1.
2.3.1.1. Những kết quả đạt đƣợc
Thứ nhất, tăng thứ hạng của tác phẩm báo điện tử trên bảng kết quả tìm kiếm Google nhờ ứng dụng cách thức SEO phù hợp, linh hoạt, độc đáo.
Quá trình khảo sát cho thấy một số báo điện tử thường xuyên xuất hiện ở những vị trí cao trên bảng kết quả tìm kiếm của Google như Dân trí, Vnexpress, VietNamNet, Dântri. Đối với từng sự kiện đơn lẻ, một số báo điện tử đã giữ vững vị trí cao của mình trong một khoảng thời gian dài. Các tác phẩm có vị trí cao trên bảng kết quả tìm kiếm nhờ một phần quan trọng là được áp dụng SEO một cách độc đáo, phù hợp. Cụ thể là cách lựa chọn, bố trí các từ khóa đa dạng, linh hoạt: thêm tên báo vào tiêu đề; viết lại phần mô tả; sắp xếp các tác phẩm vào cùng một chủ đề, dòng sự kiện; chèn tag; chú ý đến khâu quảng bá tác phẩm. Kết quả điều tra xã hội học bằng bảng hỏi do tác giả luận văn tiến hành với 39 phóng viên, biên tập viên của 3 tờ báo khảo sát cho thấy có 32/39 người cho rằng việc ứng dụng SEO giúp tăng lượng truy cập của độc giả vào tác phẩm của mình.
Một biểu hiện đáng chú ý là việc thêm tên báo vào sau tít tác phẩm. Cách làm này giúp khẳng định bản quyền đối với tác phẩm của tờ báo khi xuất hiện trên bảng kết quả của Google. Trong một số trường hợp nếu tác phẩm bị sao chép lại bởi một hệ thống tự động hoặc một website khác và website này “lười” chỉnh sửa lại tít thì tên báo vẫn sẽ hiện ra trên những website lấy lại bài. Điều này góp phần khẳng định tác phẩm gốc thuộc báo điện tử và gây thiện cảm với công chúng. Đối với các trang báo mạng nổi
tiếng, có lượng công chúng ổn định như Dân trí, VietNamNet, VietnamPlus, việc thêm tên báo vào tít còn giúp gia tăng tỷ lệ nhấp chuột của nhóm công chúng yêu thích, quen thuộc với thương hiệu của tờ báo khi họ tìm thấy tác phẩm trên bảng kết quả tìm kiếm. Hơn nữa, bản thân tên báo cũng là một từ khóa phổ biến. Đơn cử như Dân trí, theo công bố của Google Zeitgeist, “dantri.com.vn” xếp thứ 9 trong top 10 từ khóa có tốc độ tăng trưởng tìm kiếm nhanh nhất toàn cầu năm 2012. Do đó, việc gắn thêm tên báo vào tít sẽ giúp gia tăng khả năng xuất hiện trên nhiều truy vấn tìm kiếm hơn. Tuy nhiên, đôi khi cách này khiến tít bài bị cắt trên bảng kết quả tìm kiếm vì nó làm tăng độ dài của tít. Điều này ảnh hưởng tới khả năng tiếp nhận thông tin của công chúng. Do đó, khi thêm tên báo cần cân nhắc tới vấn đề này.
Việc báo điện tử đầu tư trong việc viết lại phần mô tả cho tác phẩm cũng thể hiện nỗ lực ứng dụng SEO. Trong quá trình khảo sát, tác giả luận văn đã thấy xuất hiện hiện tượng viết lại phần mô tả cho tác phẩm trong một số trường hợp của VietNamNet, VietnamPlus, đặc biệt là VietnamPlus. Việc viết lại phần mô tả thay vì lấy sapô hay đoạn văn bản đầu tiên của tác phẩm giúp đảm bảo độ dài phù hợp và chứa từ khóa bên trong phần mô tả. Hiệu quả của phần mô tả này cao hơn. Vì sapô hay đoạn văn bản đầu tiên thường có dung lượng vượt quá quy định cho phép khi xuất hiện trên bảng kết quả tìm kiếm và đôi khi không chứa từ khóa chính. Tuy nhiên, việc làm này cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn so với việc dùng sapô hay đoạn văn bản đầu tiên của tác phẩm làm mô tả.
Nhiều báo điện tử hiện nay đã rất thành công với việc sắp xếp các tin bài có cùng chung một chủ đề, phản ánh cùng một sự kiện trong thời gian dài thành một chuỗi bài gọi là “chủ đề” hoặc “dòng sự kiện”. Chỉ với một liên kết, công chúng sẽ tiếp cận được với một số lượng lớn tác phẩm có liên quan tới từ khóa tìm kiếm thay vì chỉ một tác phẩm như thông thường. Như
đã đề cập ở trên, cách sắp xếp này là một cách làm khoa học và rất hữu hiệu. Trước hết nó đem đến sự thuận lợi cho công chúng. Chỉ cần một cú click chuột, công chúng đã có khả năng tiếp cận với một loạt tác phẩm. Các bài viết được sắp xếp theo trật tự sẽ giúp công chúng có được cái nhìn toàn diện được tác phẩm nào mới, cũ để lựa chọn. Vì thế nó cũng góp phần làm tăng khả năng truy cập của công chúng vào tất cả các tác phẩm. Khi xuất hiện trên dòng sự kiện, mỗi tác phẩm lại xuất hiện với tít, sapô, hình ảnh và đôi khi cả liên kết. Cách xuất hiện này cũng không nằm ngoài mục đích là giúp công chúng biết được nội dung cơ bản của mỗi tác phẩm là gì, có phù hợp với nhu cầu thông tin của họ hay không, có hấp dẫn và đáng để đọc chi tiết hay không.
Đối với SEO thì thay vì phải đau đầu với những tính toán mật độ từ khóa, lựa chọn số lượng liên kết hợp lý cho mỗi tác phẩm thì xét về mặt tổng thể cả tờ báo việc sắp xếp theo chuỗi bài sẽ tập trung được sức mạnh từ khóa, liên kết, giúp tăng cơ hội được truy cập cho tất cả các tác phẩm. Bởi mỗi tác phẩm có một số lượng từ khóa và liên kết nhất định. Khi chúng được tập hợp với nhau thì con bọ tìm kiếm của Google không phải mất nhiều thời gian để lần theo những liên kết từ một tác phẩm đến với những tác phẩm khác. Thêm vào đó, tít và sapô của tác phẩm xuất hiện trên dòng sự kiện cũng giống như khi xuất hiện trên bảng kết quả của Google. Tức là việc tối ưu hóa mỗi tác phẩm còn giúp cho việc xuất hiện của tác phẩm trên dòng sự kiện.
Các báo điện tử hiện nay rất quan tâm tới vấn đề chèn tag. Chèn tag thực chất là việc tạo ra nhiều từ khóa trong một tác phẩm. Những từ khóa này xuất hiện dưới chân tác phẩm sẽ góp phần giúp công chúng quan tâm khi click vào bất kỳ từ khóa nào sẽ điều hướng họ tới những tác phẩm chứa từ khóa đó. Tuy nhiên vì nhóm từ khóa này nằm dưới chân tác phẩm nên nó
ít thu hút được sự chú ý của công chúng. Việc xây dựng một số lượng từ khóa tiêu biểu cho nội dung của tác phẩm giúp cho công chúng tìm kiếm tác phẩm trên website của tờ báo dễ dàng hơn. Vì hộp tìm kiếm của các báo điện tử cũng phục vụ việc tìm kiếm của công chúng thông qua các từ khóa. Chèn tag cũng hỗ trợ đắc lực cho phóng viên, biên tập viên báo điện tử trong việc tìm kiếm những tác phẩm trước đó để tìm liên kết chèn vào tác phẩm mới. Do đó, vấn đề chèn tag thực chất đã được các báo điện tử chú ý xây dựng từ trước khi nhận thấy vai trò của các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing…
Chèn tag cũng có tác dụng nhất định trong quá trình SEO. Trước hết, nó giúp các tác phẩm hoàn toàn khác xa nhau, thậm chí không nằm trong cùng một chuyên mục có sự kết nối với nhau thông qua các từ khóa chung. Tức là việc chèn tag giúp tạo ra những liên kết nội bộ giữa các tác phẩm. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thu thập dữ liệu của Google khi con bọ tìm kiếm có thể đi theo các liên kết nội bộ được xây dựng bởi các từ khóa dùng chung. Nhờ đó, Google sẽ không bỏ sót tác phẩm nào. Google cũng sẽ dễ dàng phân loại nội dung và đưa ra kết quả khi người dùng tìm kiếm với từ khóa tương ứng. Để có thể xây dựng được những từ khóa chất lượng trong tag buộc nhà báo phải nghiên cứu từ khóa. Đây là khâu quan trọng trong quá trình ứng dụng SEO cho tác phẩm. Trong quá tình khảo sát, tác giả luận văn đã nhận thấy những điểm tích cực trong chèn tag cho tác phẩm báo điện tử. Trước hết là việc lựa chọn đúng từ khóa, đảm bảo từ khóa mang tính đặc trưng, có thể xuất hiện trong nhiều tác phẩm có cùng chủ đề.
Báo điện tử cũng đã quan tâm đến khâu quảng bá tác phẩm. Các báo điện tử hiện nay đều tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho công chúng lan truyền, chia sẻ thông tin thông tin trong cộng đồng mạng. Các báo điện tử hầu hết đều có sẵn kết nối với các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter,
Google+… tại mỗi tác phẩm báo điện tử. Thậm chí đăng tải những thông tin mới và tạo điều kiện cho những thành viên trao đổi ý kiến, bình luận về sự kiện, tác phẩm của trang báo. Tính đến ngày 25/2/2016, trang fanpage của VietNamNet là https://facebook.com/www.VietNamNet.vn có khoảng hơn 85 nghìn thành viên, của VietnamPlus là https://facebook.com/VietnamPlus (khoảng 69 nghìn) và của Dân Trí là https://facebook.com/baodantridientu (hơn 100 nghìn). Có những trang fanpage rất thành công khi thu hút được một lượng lớn thành viên, số người thích, chia sẻ, bình luận dưới mỗi tin bài. Đơn cử có thể kể tới trường hợp trang facebook của VNexpress với hơn 2,1 triệu thành viên https://facebook.com/congdongvnexpress. Theo Socialbakers, công ty chuyên cung cấp công cụ giám sát và theo dõi phân tích mạng xã hội, trung bình mỗi tháng trang fanpage của Vnexpress tăng khoảng 57 nghìn thành viên. Tác phẩm xuất hiện trên fanpage bao gồm tít, sapô, hình ảnh. Đi kèm với tác phẩm là những lời giới thiệu, gợi mở bình luận từ phía người chia sẻ. Việc chia sẻ giúp thành viên trong fanpage ngay lập tức biết được những thông tin mới của báo vì họ thường xuyên sử dụng facebook. Đồng thời công chúng có thể dễ dàng đưa ra những ý kiến, bình luận cũng như chia sẻ thông tin tới những người khác qua facebook.
Thứ hai, tăng lượng truy cập và gia tăng uy tín cho báo điện tử
Việc gia tăng thứ hạng trên Google cũng góp phần không nhỏ vào thành công của báo điện tử. Nó giúp cho các báo điện tử thu hút thêm công chúng, làm tăng lưu lượng truy cập. Kết quả điều tra xã hội học bằng bảng hỏi do tác giả luận văn tiến hành cũng cho thấy có 32/39 phóng viên, biên tập viên cho rằng thành công của việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho các tác phẩm báo điện tử là giúp tăng lượng truy cập. Đánh giá về vấn đề này, anh Chu Mạnh Hải, Thư ký tòa soạn Báo Dân trí cho biết: “Khi đề cập đến những phương pháp giúp tăng lượng truy cập chúng tôi cũng có đề cập tới
việc ứng dụng SEO và cũng đánh giá cao tính hiệu quả của việc ứng dụng SEO cho tác phẩm. Thực ra không phải riêng chúng tôi mà giới truyền thông đều đánh giá SEO là một trong những phương pháp hiệu quả để tăng tỷ lệ bạn đọc”. [PL5, tr.126]
Chị Bạch Thị Hân, phóng viên Ban kinh tế của VietNamNet cũng khẳng định thành công của SEO trong gia tăng lượng truy cập : “Theo thống
kê của Ban kinh tế, nếu làm SEO cẩn thận, đúng quy trình, đúng từ khóa quan trọng thì tác phẩm báo mạng được xuất hiện ở vị trí cao hơn trên bảng kết quả và có lượng truy cập nhiều hơn. Ban Kinh tế đã từng thí điểm một tuần không ứng dụng SEO và một tuần ứng dụng SEO. Kết quả cho thấy, lượng view tăng lên một cách rõ rệt ở tuần ứng dụng SEO so với tuần không tiến hành ứng dụng SEO.” [PL8, tr.134]
Bên cạnh đó, việc giữ những vị trí đầu trên bảng kết quả tìm kiếm còn góp phần tạo dựng uy tín cho cơ quan báo điện tử. Khi thường xuyên thấy những tác phẩm của một số báo điện tử ở những vị trí đầu, công chúng sẽ có cảm giác là những tờ báo đó luôn cập nhật thông tin nhanh, phong phú và đa dạng. Từ đó, trong suy nghĩ của công chúng, đây là tờ báo có uy tín và đáng được tin cậy.
Thứ ba, tạo thói quen, kỹ năng tác nghiệp mới cho đội ngũ những người làm báo điện tử
Việc ứng dụng SEO cho báo điện tử đã và đang trở thành một xu hướng đáng được quan tâm. Báo điện tử ứng dụng SEO buộc lãnh đạo cơ quan báo điện tử phải phát huy cao hơn vai trò định hướng, chỉ đạo, sự sâu sát trong khâu tổ chức, quản lý. Việc làm tốt tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Google cho trang báo thể hiện tầm nhìn, sự phân công hợp lý của lãnh đạo cơ quan báo điện tử.
Việc ứng dụng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Google cho tác phẩm báo điện tử tạo nên thói quen, kỹ năng mới cho phóng viên, biên tập viên báo điện tử. Để có thể tối ưu hóa tác phẩm báo điện tử thành công, phóng viên, biên tập viên đầu tư thêm thời gian, công sức, trí tuệ trong quá trình sáng tạo tác phẩm. Từ đó, phóng viên, biên tập viên có thêm kỹ năng mới bên cạnh kỹ năng cơ bản của nhà báo điện tử: kỹ năng tối ưu hóa. Phóng viên, biên tập viên vì thế sẽ hiểu rõ hơn cơ chế hoạt động của công cụ tìm kiếm. Cách thức SEO buộc phóng viên, biên tập viên phải không ngừng nghiên cứu thị hiếu, xu hướng tìm kiếm của người dùng. Điều này giúp phóng viên, biên tập viên nắm giữ được sự thay đổi của công chúng, tận dụng được những ưu thế của mạng xã hội để phục vụ cho quá trình tác nghiệp. Ứng dụng SEO cũng là cơ hội để các phóng viên, biên tập viên phát huy năng lực tiếp cận, ứng dụng những xu hướng, cách thức tối ưu hóa hiện đại một cách nhanh nhất trong quá trình sáng tạo tác phẩm.
2.3.1.2. Nguyên nhân của những thành công kể trên
Thứ nhất, lãnh đạo các cơ quan báo điện tử đã nhận thức được tầm quan trọng của tối ưu hóa công cụ tìm cho báo điện tử và đã có những chỉ đạo về việc thực hiện tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho báo điện tử của đơn vị mình.
Thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi và tiến hành phỏng vấn sâu đối với một số lãnh đạo, phóng viên, kỹ thuật viên tại ba cơ quan báo chí nói trên, kết quả khảo sát cho thấy việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho báo điện tử đã được các lãnh đạo tòa soạn rất quan tâm và đã thành lập các đội ngũ làm SEO độc lập với đội ngũ sáng tạo tác phẩm. Gần như 100% tác phẩm của 3 tờ báo khảo sát đều được tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Google.
Nhận thức về tầm quan trọng của tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho báo điện tử, nhà báo Lê Quốc Minh, Tổng biên tập báo VietnamPlus, cho biết:
“VietnamPlus áp dụng các kỹ thuật SEO vào cuối năm 2008, đến năm 2010, tòa soạn bắt đầu đẩy mạnh công tác này trong phần nội dung. Phóng viên, biên tập viên được huấn luyện để chủ động đặt tag cho các bài viết cũng như học cách thức về đặt tiêu đề, viết sapô hoặc đặt tên file ảnh, video cho hiệu quả nhất, hỗ trợ SEO được tốt nhất… Tất cả các bài viết của VietnamPlus đều được ứng dụng SEO và làm bằng tay.” [PL4, tr.122]. Tại VietNamNet, chị Vũ Huyền Linh, Trưởng phòng SEO và Marketing cũng có những ý kiến tương tự: “ngày càng nhiều báo điện tử, trang tin tổng hợp ra đời kéo theo
nguồn thông tin cho người dùng trở nên khổng lồ hơn bao giờ hết. Vậy làm thế nào để một trang báo gặp đúng độc giả của mình trên môi trường tìm kiếm rộng lớn? Làm thế nào để một trang báo tiếp cận ngay lập tức với người